Phát triển thể chất cho trẻ nhỏ: Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất – Công Ty Nam Nguyên Dược

Phát triển thể chất cho trẻ nhỏ: Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất

Phát triển thể chất là nền tảng giúp chúng ta tham gia vào các hoạt động hằng ngày, nhất là đối với các trẻ trong độ tuổi mầm non thì việc phát triển thể chất là nhu cầu vô cùng cần thiết. Vậy để biết mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non là gì bạn nên tham khảo bài viết sau đây của phucngocan.com.

Sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ là gì?

Theo thời gian, cơ thể trẻ sẽ dần phát triển và hoàn thiện các bộ phận, các kỹ năng giống như người lớn. Đây được coi là sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ.

Có cần thiết phát triển thể chất cho trẻ nhỏ hay không?

Phát triển thể chất cho trẻ

Có cần thiết phát triển thể chất cho trẻ nhỏ hay không?

Có hay không sự cần thiết phát triển thể chất này cho trẻ nhỏ, nếu cần thiết thì tại sao lại cần rèn luyện và phát triển ngay từ lúc nhỏ cho trẻ?

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu nói này thể hiện sự quan trọng của trẻ em ngày hôm nay. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em hoàn thiện nhân cách trong khoảng thời gian từ 3 tuổi. Chính vì thế mà việc rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ nhỏ càng sớm càng tốt. Hiện nay có rất nhiều cha mẹ cũng như các trường mầm non đang hướng tới thực hiện điều này, vì họ cũng nhận thấy tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ nhỏ.

Dấu hiệu về sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số dấu hiệu rõ rệt về sự phát triển thể chất ở trẻ:

Tay chân

Tay và chân của trẻ sẽ dần dài ra và cân xứng với thân và đầu. Bạn sẽ thấy bé yêu của mình trông thon thả hơn so với khi còn nhỏ.

Phát triển cơ bắp

Sự phát triển cơ bắp sẽ diễn ra nhanh để hỗ trợ cho việc di chuyển của bé con. Các cơ cánh tay và chân sẽ phát triển nhanh hơn các cơ ở ngón chân hoặc ngón tay. Ở giai đoạn này, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng để bé tăng trưởng và phát triển.

Phát triển trí não

Trong thời thơ ấu, các sợi thần kinh trong não, đặc biệt là ở thùy trán phát triển rất nhanh. Khi trẻ được 2 tuổi, bộ não của trẻ đã đạt được 70% kích thước so với người trưởng thành. 

Phát triển thể chất cho trẻ

Phát triển trí não ở trẻ

Khi lên sáu hoặc bảy, kích thước của bộ não đạt khoảng 90% so kích thước bình thường. Bạn có thể quan sát điều này thông qua việc đo chu vi vòng đầu của trẻ.

Kỹ năng vận động

Kỹ năng vận động là khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản như đi, đứng, chạy… Kỹ năng vận động được phân thành 2 loại:

Kỹ năng vận động thô

Đây là những kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động cơ bản như chạy, đi bộ, nhảy hoặc thậm chí là giữ thăng bằng cơ thể. Dưới đây là một số điều trẻ có thể làm:

  • Đi bộ và giữ cơ thể thăng bằng
  • Chạy theo một hướng duy nhất hoặc xung quanh chướng ngại vật
  • Ném bóng hoặc bắt bóng
  • Nhảy lên
  • Nhảy qua các chướng ngại vật
  • Đá một quả bóng
  • Đạp xe bốn bánh

Kỹ năng vận động tinh

Đây là những kỹ năng này giúp trẻ thực hiện được các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo. Những kỹ năng này cũng liên quan đến sự phát triển não bộ:

  • Dùng dao kéo
  • Đánh răng hoặc chải tóc
  • Nhặt những món đồ nhỏ như tiền xu, kẹp giấy
  • Giải các câu đố đơn giản
  • Vẽ các hình đơn giản như hình tròn hoặc hình vuông
  • Xếp đồ vật chồng lên nhau

Chiều cao

Đến 12 tháng tuổi, chiều dài của bé sẽ tăng khoảng 50% so khi mới chào đời. Đến khi năm tuổi, kích thước này sẽ tăng gấp đôi so với chiều dài khi mới chào đời. Ngoài ra, theo ước tính của các chuyên gia, các bé trai sẽ đạt được một nửa chiều cao so với khi trưởng thành vào khoảng 24 tháng và các bé gái là khoảng 19 tháng tuổi.

Trọng lượng

Khi được một tuổi, cân nặng của trẻ sẽ bằng gấp ba lần cân nặng khi mới chào đời. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại sau năm đầu tiên. Trong thời gian từ 1 – 6 tuổi, cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 2 kg mỗi năm.

Răng

Bé sẽ mọc răng cửa dưới khi được khoảng năm đến chín tháng tuổi. Răng cửa bên sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng tám đến mười hai tháng tuổi. Trẻ nhỏ tất cả 20 chiếc răng sữa. Thời điểm trẻ thay răng vĩnh viễn là từ 5 đến 13 tuổi.

Xem thêm: Top những mẫu lồng đèn đẹp thịnh hành nhất cho bé yêu

Các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

Dưới đây là các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ em:

  • Trẻ có thể bò, ngồi và ngẩng đầu lên khi mười hai tháng tuổi.
  • Đi bộ, chạy, nhảy, leo cầu thang với sự giúp đỡ, cầm bút màu trong độ tuổi từ hai đến bốn.
  • Trong độ tuổi từ bốn đến sáu, trẻ có thể leo cầu thang mà không cần giúp đỡ, cầm bút viết/vẽ thành thạo và thậm chí tự mặc quần áo, tự xỏ giày.

3 mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ

Phát triển thể chất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe

Bảo vệ và tăng cường sức khỏe là mục tiêu cốt lõi mà hoạt động phát triển thể chất cần đạt được cho dug ở bất cứ độ tuổi nào. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cơ thể mềm dẻo nhưng sức đề kháng lại yếu, các cơ quan nội tạng vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh.

Mục tiêu bảo vệ và tăng cường sức khỏe bao gồm công tác chăm sóc và rèn luyện trẻ một cách có khoa học. Song song với các hoạt động vận động là chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo cho trẻ hoạt dộng và ăn uống theo thời gian biểu nhất định.

Phát triển thể chất cho trẻ

Phát triển thể chất nhằm bảo vệ và tăng cường sức đề kháng

Hình thành thói quen vận động

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non cần hình thành và phát triển những thói quen vận động cơ bản cho trẻ như đi, chạy, nhảy, bò, leo trèo, ném,…Những thói quen này không những tiết kiệm sức di chuyển cho trẻ mà còn giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện của các cơ quan bên trong.

Bên cạnh đó, phát triển thể chất cho trẻ trong gian đoạn mẫu giáo còn nhằm mục tiêu phát triển những tố chất về mặt thể lực như sự bền bỉ, nhanh nhẹn, khéo léo,…Hình thành cho trẻ một thói quen vận động hợp lý là giúp cho chúng có ý thức trong việc vận động cũng như rèn luyện và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Phát triển thể chất cho trẻ

Hình thành thói quen vận động

Trẻ giai đoạn mầm non thường chưa có ý thức luyện tập. Vì thế, ngoài mục tiêu hình thành thói quen vận động cho trẻ thì phát triển thể chất còn phải giúp trẻ yêu thích các hoạt động thể chất, say mê và có hứng thú trong các buổi tập.

Để làm tốt mục tiêu này, giáo viên cần sử dụng các dụng cụ thể thao trong các bài tập cho trẻ như vòng, gậy, bóng,…Dạy trẻ các bài tập chuyện biệt cho từng bộ phận trên cơ thể như chân, tay, ngực, bụng,…hay các bài tập về chuyển động theo hướng trên, dưới, trước sau,….Chúng không chỉ có tác dụng hình thành thói quen vận động tốt cho cơ thể trẻ mà còn giúp chúng phát triển khả năng nhận biết và định hướng trong không gian.

Xem thêm:

Định hình về tính cách

Mầm non cũng là thời kỳ quan trọng trong quá trình hình thành cảm xúc và tính cách của trẻ. Thông qua các trò chơi vận động, các giờ học thể dục thể thao, giáo viên có thể nhận biết và đánh giá tính cách của trẻ dựa vào thái độ hay phản ứng của chúng trước những lời khen - chê từ giáo viên.

Đối với trẻ mầm non thì các hoạt động thể chất hoặc các bài tập có liên quan đến làm việc nhóm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành ý thức kỉ luật, tính trung thực cũng như tinh thần tập trung. Ngoài ra, các bài tập vận động sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh của trẻ, hỗ trợ định hình và phát triển tâm lý. Theo đó, trẻ sẽ có cảm xúc và cách cư xử với mọi người được tốt hơn.

Thông qua các hoạt động phát triển thể chất, bước đầu hình thành một số kĩ năng tư duy cho trẻ, chẳng hạn như kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn  đề. Giáo viên có thể kết hợp hoạt động thể chất với các hình thức lao động như: cho trẻ chuẩn bị hoặc thu dọn các dụng cụ sử dụng trong buổi tập, để trẻ tự thay đồ,…Cách làm này khiến trẻ cảm thấy hứng thú và yêu lao động hơn.

Giúp trẻ phát triển thể chất một các hài hòa để từ đó bồi dưỡng và phát triển nhân cách, tình cảm, thẩm mỹ và các kĩ năng xã hội là nhiệm vụ của không chỉ các trường mầm non mà còn cần sự chung tay giúp sức của các bậc cha mẹ. Đồng thời, nhà trường cần có giáo án và những phương pháp phù hợp để mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non thực sự hiệu quả và đem lại giá trị thiết thực.

Cha mẹ cần làm gì giúp trẻ hoạt động nhiều hơn?

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất điều độ như:
  • Động viên trẻ tham gia vận động hàng ngày với thời gian tổi thiểu 60 phút mỗi ngày. Hãy làm gương cho con bạn và giúp trẻ có thêm niềm vui khi vui chơi, tham gia vận động hàng ngày.
  • Tìm hiểu xem con thích môn thể thao nào và hướng dẫn trẻ hoạt động với cường độ vừa phải, tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2 đến 3 lần một tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn, chống đẩy,...
  • Trong quá trình luyện tập, cần cho trẻ uống bổ sung đủ nước, các chất điện giải, nhất là trong những ngày hè nắng nóng và cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi - vitamin D - vitamin K2 giúp hấp thu tốt canxi vào xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu.
  • Hạn chế thói quen lười vận động: Giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ trong một ngày hoặc ít hơn. Hạn chế thời gian cho trẻ xem ti vi, chơi game,...

Bí quyết thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số hoạt động có thể hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ:

  • Đi bộ với trẻ, cho trẻ cơ hội để chạy, nhảy và sử dụng cơ bắp của mình.
  • Chuẩn bị những trò chơi vượt chướng ngại vật đơn giản để trẻ nhảy qua hoặc khuyến khích bé chạy nhảy vui đùa thường xuyên.
  • Cho trẻ chơi các trò chơi đá, ném bóng, nhảy dây, đạp xe… để cơ bắp hoạt động và phát triển kỹ năng vận động.

Phát triển thể chất cho trẻ

Bí quyết thúc đẩy sự phát triển ở trẻ nhỏ

  • Thường xuyên đưa bé đi dạo công viên hoặc những nơi gần gũi với thiên nhiên. Cho phép bé chạm vào cây cỏ, hoa lá và ngửi mùi của chúng. Những hoạt động này sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô.
  • Bật nhạc và nhảy cùng con, hãy mở những bài hát kích thích các kỹ năng vận động tinh.
  • Cho trẻ vẽ thoải mái ở bất cứ đâu, trên giấy, thậm chí trên cánh tủ lạnh hay tường nhà.
  • Dạy trẻ sử dụng kéo và làm các sản phẩm thủ công.
  • Mua các đồ chơi có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ như xe đạp bốn bánh, xe đạp thăng bằng, bóng rổ (loại dành cho trẻ em)…
  • Để trẻ giúp đỡ những công việc đơn giản như cất quần áo vào tủ, xếp giày dép lên kệ, dọn chén bát…
  • Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc để phát triển tốt nhất.
  • Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được tiêm vắc-xin đầy đủ và phát hiện sớm các vấn đề.

Chăm sóc dinh dưỡng cho con

  • Chế độ ăn theo khoa học, xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi của bé, có thực đơn riêng cho các trường hợp cần chăm sóc đặc biệt (có chỉ định y khoa)
  • Tổ chức bữa ăn đảm bảo 3 tiêu chí: an toàn, vệ sinh, kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
  • Ngoài việc đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ thực hiện quy định phòng dịch bệnh nghiêm túc, nhà trường còn đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục kĩ năng vệ sinh phòng bệnh, phòng tránh các nguy cơ có hại cho trẻ.
Hy vọng với những thông tin mà phucngocan.com đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã có thêm thông tin về phát triển thể chất là gì? Và nó có thật sự cần thiết cho trẻ hay không?
Xem thêm các bài viết sau:
Tư vấn nhanh