Bí quyết giúp trẻ vâng lời - Nguyên tắc dạy con cha mẹ cần biết
Các bậc cha mẹ cần hiểu rằng việc nuôi dạy con không phải là áp đặt theo ý của người lớn mà phải tùy thuộc vào tâm lý của trẻ con, chính xác hơn là tâm lý của chính con bạn thì mới hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp nuôi dạy con đúng cách phù hợp với tâm lý trẻ, các bạn cùng tham khảo bài viết của phucngocan.com để nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé!
1. Nuôi dạy con để làm gì?
Bố mẹ nào cũng muốn con nên người, thành đạt, nhưng lại lúng túng không biết phải làm gì ngoài việc nuôi nấng và lo cho con ăn học, học sao cho giỏi, học cho đến nơi đến chốn, vậy là ổn. Nhưng “trồng người” đâu chỉ đơn giản như vậy.
Các bậc cha mẹ cần có một cái nhìn trọn vẹn và một tầm nhìn xa. Mục đích cuối cùng của việc dạy dỗ và giáo dục con cái đó là giúp chúng đứng vững trong cuộc sống, đương đầu với những khó khăn, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh của cuộc sống, giúp con cái phát triển đúng với con người của chúng: về năng khiếu, tiềm năng, sở trường…
Giúp con tiềm hiểu về năng khiếu, sở trường
Cha mẹ không thể sống giúp, sống thay cho con mình được. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc.
Nhiều phụ huynh muốn con em mình đạt được những mục đích mà bản thân họ mong muốn chứ không phải của bản thân chúng. Vì danh dự của mình mà họ chỉ nhìn thấy những mục đích trước mắt, mục đích ngắn hạn, để rồi nhồi nhét cho con những thứ không cần thiết, chẳng cần biết con mình có thích hay không, có đúng thời điểm, hay có thật sự cần thiết cho nhân cách hay cuộc đời của chúng hay không. Nào là đàn, hát, múa, vẽ, vi tính, bóng rổ, bơi lội, ngoại ngữ…, để rồi đứa trẻ rơi vào tình trạng stress thật đáng thương. Trong khi cái cần thiết và quan trọng nhất là nhân cách trẻ thì lại không được quan tâm đúng mức.
Các bậc phụ huynh nên ý thức về mục đích giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một con người độc lập, con người trưởng thành thật sự – không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách. “Di sản quí nhất bố mẹ để lại cho con cái không phải là của cải, tài sản; mà là niềm tin vào bản thân, sức mạnh để đứng vững trong đời sống với tình thương vô bờ bến”.
2. 10 điều quan trọng trong cách dạy con mà cha mẹ nên dạy trẻ
2.1. Dạy trẻ biết cách nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện là một cách dạy con thông minh
Với đa số người Việt Nam, chuyện trẻ từ chối khi người lớn sai bảo hay yêu cầu làm một điều gì đó thường bị đánh đồng với việc không nghe lời, khó bảo, thậm chí là hỗn láo. Song bạn có thấy những đứa trẻ luôn luôn vâng lời khi lớn lên thường không phải là những người giỏi và ít gặt hái thành công.
Dạy trẻ nói "Không" đúng lúc
Thế nên, việc dạy trẻ biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện với giáo viên, người lớn, thậm chí với chính người thân là… chìa khóa để con biết đưa ra lời từ chối với những yêu cầu vượt quá sức mình hoặc phi lý. Ngoài ra, việc biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện còn giúp con tránh được các mối nguy hiểm trước những lời dụ dỗ của kẻ xấu hay lời khích bác của bạn bè.
Một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ là đứa trẻ không phải lúc nào cũng tuân theo bất kỳ mệnh lệnh hay yêu cầu nào của người lớn. Trẻ biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện, đúng thời điểm sẽ rất có ích trong cuộc sống sau này của con.
2.2. Dạy con biết tôn trọng môi trường
Bạn có thường xuyên phàn nàn về việc nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu, những chậu hoa cây cảnh bạn để trong nhà héo rũ hay bị trẻ bẻ không thương tiếc?
Việc dạy trẻ về thái độ tôn trọng tự nhiên phải bắt đầu ngay từ chính ngôi nhà của bạn. Hãy bắt đầu với chính mình bằng việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dạy trẻ biết cách chăm sóc những chậu hoa cây cảnh. Đừng quên dạy trẻ làm việc nhà, bỏ rác đúng chỗ, không giẫm đạp lên cây cỏ ở công viên, không hái hoa bẻ cành…
2.3. Thông báo cho giáo viên biết nếu con cảm thấy không khỏe
Trẻ con không nên ngại nói về các vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, nhất là với giáo viên thể dục hay giám thị. Thực tế là sức khỏe của trẻ quan trọng hơn điểm số hay thành tích của một buổi biểu diễn nào đó nhiều lần. Đừng vị sợ giáo viên tức giận hay bắt phạt mà không dám nói khi con thực sự mệt mỏi.
Hãy dạy trẻ điều này để tránh tình trạng con bị bệnh nhưng vẫn cố sức tập luyện trong giờ thể dục hay khi phải ngồi dưới trời nắng nóng trong buổi chào cờ… Nếu bé bị bệnh nhưng vẫn cố sức làm những việc này có thể khiến tình trạng sức khỏe của bé tồi tệ hơn.
2.4. Dạy con nếu không hiểu hãy đặt câu hỏi
Ông bà ta có câu: “Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Do đó, hãy giải thích cho con hiểu việc đặt câu hỏi với mọi người là chuyện hết sức bình thường. Nếu trẻ nghe điều gì đó mà không hiểu hãy hỏi, đừng giả vờ rằng mình đã biết. Đây là kiểu giấu dốt và điều này không hề giúp con tiến bộ hơn.
Hãy khuyến khích con mạnh dạn đưa ra câu hỏi khi con nghe không rõ, không hiểu… để nhận được lời giải thích cặn kẽ rõ ràng nhất. Hãy dạy con điều này trước khi bé 10 tuổi bởi thời thơ ấu là khoảng thời gian tốt nhất để trẻ biết được điều này.
2.5. Không làm điều ngu ngốc vì sự khích bác của bất kỳ ai
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng sự nể trọng hay được bạn bè biết đến là rất quan trọng nên chúng thường cố hết sức để có được nó, bất chấp cả chuyện làm một việc gì đó vì những lời khích bác ngu ngốc của đám bạn.
Hãy cho con bạn thấy rằng việc trở thành một người trung thực, được tôn trọng mới thực sự có giá trị so với việc được chúng bạn chấp nhận. Đừng vì những lời khích bác của bạn bè mà làm những việc ngu ngốc.
2.6. Hãy dạy con luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình
Bạn có để ý thấy chúng ta thường có xu hướng thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên hoặc người khác hơn là tôn trọng một đứa trẻ. Đây có thể là một lý do giải thích cho việc vì sao trẻ không dám đứng lên bảo vệ chính mình trước một người nào đó hay một vấn đề nào đó.
Dạy con hãy sẵn sàng đứng lên bảo vệ bản thân
Hãy nói cho con bạn hiểu sự tôn trọng là quan trọng, nhưng việc đứng lên bảo vệ quan điểm của chính mình hay bản thân cũng là điều hết sức cần thiết. Đừng vì sợ hãi mà không dám nói lên tiếng nói của mình.
2.7. Cha mẹ cũng chính là bạn bè, trẻ hãy nhờ giúp đỡ khi cần thiết
Đối với một số người, việc trở thành bạn bè của con không phải là việc dễ dàng, nhất là khi bạn có nhiều việc phải làm, nhiều mối quan hệ phải quan tâm.
Hãy chứng minh cho con thấy bạn là một người bạn đáng tin cậy của trẻ, tránh tối đa việc la mắng trẻ, không cao giọng giảng giải khi bé mắc lỗi. Hãy dành thời gian lắng nghe, trò chuyện, chơi đùa cùng con. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu con hơn, từ đó có cách dạy con phù hợp mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình.
2.8. Giúp con hiểu kiến thức quan trọng hơn điểm số
Bạn nổi giận với con và trách phạt bé khi điểm số học tập của con không được như kỳ vọng của bạn? Bạn có thất vọng khi con bạn không thông minh bằng con nhà hàng xóm và bạn bè trong lớp? Bạn đầu tư tiền bạc để con đi học thêm nhưng kết quả mà bé đạt được không làm cho bạn thỏa mãn? Bạn có thấy rằng sự tức giận hay nỗi thất vọng của bạn đối với con là có gì đó không đúng hay không?
Thực tế đã chứng minh một đứa trẻ luôn đạt điểm tốt không hẳn sẽ gặt hái thành công trong cuộc sống sau này.
Bạn có chút không hài lòng hoặc ngờ vực khi chúng tôi nói về điều này phải không? Hãy dành một chút thời gian để nhớ về những người bạn của bạn. Đó có thể là những người bạn học cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay bạn ở bậc đại học đều được. Bạn có nhận thấy đa phần những đứa bạn học giỏi, luôn vâng lời thầy cô thì cuộc sống và sự nghiệp của họ thường có vẻ lẹt đẹt và an phận theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Trong khi đó, những đứa bạn có vẻ cá biệt, những đứa bạn không nằm trong top thì hiện nay lại có đời sống rất tốt, sự nghiệp rất thành công không?
Vậy bạn ở trong nhóm nào và bạn muốn con bạn sau này nằm trong nhóm người nào? Điều này tùy thuộc vào cách dạy con của bạn. Thế nên đừng nhìn vào những điểm số mà con đạt được, hãy nhìn vào năng lực của con, tố chất của con… từ đó tìm ra cách dạy con hiệu quả.
2.9. Dạy con không sợ phạm sai lầm
Bạn có nhận thấy việc học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của một người nào đó là một khả năng hiếm có. Điều đó không phải ai cũng có được nên con bạn không phải là trường hợp ngoại lệ. Do đó, con có quyền mắc lỗi để trưởng thành khi học hỏi kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân.
Đừng trách phạt con khi bé mắc lỗi, hãy chỉ ra những sai lầm mà bé có thể tránh… Điều này sẽ rất hữu ích cho con.
2.10. Dạy con biết tôn trọng mọi người, kể cả bạn bè đồng trang lứa
Tôn trọng người khác là một thái độ quan trọng mà con bạn nên có, bao gồm cả sự tôn trọng đối với bạn bè cùng độ tuổi và không phân biệt giới tính.
Bạn nên dạy con về thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người bằng chính việc làm của mình. Trẻ sẽ nhìn vào bạn và học hỏi. Đây là cách dạy trẻ hiệu quả nhất.
3. Cách dạy con của người Nhật để trẻ biết vâng lời và lễ phép
3.1. Cách người Nhật dạy con kỷ luật
Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ đã được học cách xếp hàng chờ đến lượt, xếp hàng đi qua đường và luôn tự giác ăn uống đúng giờ. Chắc chắn không đứa trẻ nào sinh ra đã biết kỷ luật mà đây là thành quả của một quá trình rèn luyện, dạy dỗ. Người Nhật gọi đó là Shitsuke.
Kỷ luật ở Nhật không được rèn luyện bằng đòn roi sự nghiêm khắc hay những lời la hét của bố mẹ, mà bằng sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng từng chút một của bố mẹ. Khi một đứa trẻ mắc lỗi tại nơi công cộng, các bố mẹ Nhật thường sẽ không la mắng con ngay mà tìm một nơi kín đáo và giải thích cho con rằng con đã làm sai điều gì. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, hiểu mình sai ở đâu và bảo vệ tự trọng cho cả bố mẹ và con cái, dần dần bé sẽ đi vào nề nếp mà không cần đòn roi.
Người Nhật dạy con người kỷ luật
Một cách dạy con ngoan của người Nhật nữa là luôn cho trẻ hiểu là bố mẹ đang phạt về hành động sai chứ không phạt con. Việc trừng phạt con mà không giải thích cho bé hiểu rõ về lỗi sai của mình có thể gây ra tâm lý tiêu cực cho trẻ.
Trọng tâm của việc dạy con kỷ luật như trẻ em Nhật là hãy làm mẫu cho bé những hành động đúng và lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ví dụ như trường mẫu giáo Nhật Bản, bạn sẽ thấy hình ảnh các bé đứng xếp hàng và cất giày của mình ngay ngắn mỗi ngày. Hành động này sẽ được bố mẹ tiếp tục khuyến khích con làm tại nhà. Việc lặp đi lặp lại những hành động kỷ luật sẽ giúp bé hình thành nề nếp kỷ luật tốt. Tránh việc thầy cô giáo dạy bé nề nếp trên trường lớp nhưng khi về nhà bạn lại vô tình phá đi nề nếp này bằng cách để con phá kỷ luật.
3.2. Cách dạy con của người Nhật: Công bằng và tôn trọng tất cả mọi người
Ở Nhật, trẻ em sẽ phải dọn dẹp lớp học, tham gia mọi hoạt động trường lớp bất kể chúng thuộc gia đình nào. Trẻ em giàu và nghèo học cùng trường và học cùng nhau mà không có sự khác biệt nào hay phân biệt đối xử nào. Trẻ được dạy về các giá trị sống chung trong một xã hội trong những năm đầu đời.
Ngoài việc thầy cô, bố mẹ đối xử công bằng với tất cả các con, thì trẻ em Nhật luôn được dạy phải đối xử công bằng với tất cả bạn bè và tôn trọng người lớn tuổi. Văn hóa cúi chào 90 độ luôn là một nét đẹp được người Nhật rèn luyện cho con từ khi còn bé.
Người Nhật còn dạy con phải tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của người khác. Đây là lý do tại sao Nhật Bản có nhiều nét văn hóa và xu hướng thời trang rất khác lạ so với phần còn lại của thế giới.
Bố mẹ Nhật dạy con tôn trọng cả những người làm những công việc vốn được cho là thấp kém như công nhân, thợ điện, lao công...v.v. Tất cả mọi người đều như nhau và đều làm một công việc đáng quý.
Xem thêm:
- Mách bố mẹ bí quyết trị chứng lười biếng ở trẻ của chuyên gia
- 8 lợi ích không ngờ khi ôm con mỗi ngày - Bí mật của cái ôm
- 6 lợi ích không ngờ khi ôm con mỗi ngày - Bí mật của cái ôm
3.3. Cách dạy con của người Nhật: Ăn không cần ép
Chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh đánh vật trong mỗi bữa ăn của các gia đình Việt, trong khi các bữa ăn của các gia đình Nhật lại khá nhẹ nhàng. Vậy khác biệt ở đâu? Đây là phương pháp dạy con của người nhật vô cùng tiến bộ và không gây áp lực cho cả đôi bên. Họ quan niệm rằng trẻ con cũng có cảm giác như người lớn, sẽ có đôi lúc chúng muốn ăn và lúc không muốn nhưng chắc chắn khả năng chịu đói của trẻ sẽ kém hơn người lớn, vậy nên hãy để trẻ ăn khi chúng muốn và không cần ép.
Tuy nhiên, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống trong một khung giờ nhất định. Hãy cho trẻ biết rằng thời gian ăn của bé sẽ là 30 phút, nếu trong thời gian này bé không ăn thì mẹ sẽ dọn đi và con sẽ bị đói nếu không ăn. Dần dần trẻ sẽ nhận thức được đây là quãng thời gian cho phép của mình và tuân thủ một các tự giác. Tương tự, dù bé ăn chậm thì cũng không sao, đúng thời gian quy định bữa ăn sẽ kết thúc và bé sẽ học được cách ăn nhanh hơn.
Trong bữa ăn của các gia đình Nhật sẽ rất ít tiếng cằn nhằn hay năn nỉ, dù con có ăn vương vãi ra bàn thì các bố mẹ cũng vô cùng kiên nhẫn với điều đó. Điều này sẽ khiến các con có tâm lý thoải mái hơn trong mỗi bữa ăn, giúp bé ngon miệng hơn.
3.4. Bố mẹ Nhật không bàn về con cái
Bạn sẽ rất hiếm khi thấy các bố mẹ Nhật trò chuyện với nhau mà chủ đề là con cái. Họ tin rằng việc bàn luận về con cái hay khen ngợi, khoe khoang thành tích của con là một điều không hay. Bố mẹ Nhật chỉ chia sẻ những vấn đề về con cái với những người mà họ rất tin tưởng như cô giáo hoặc bác sĩ. Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây là cách người Nhật dạy con để trẻ phát triển độc lập, tự tin mà không cần phụ thuộc vào những lời khen ngợi động viên của người khác.
Dù một đứa trẻ được thi đấu cho một đội bóng thì bố mẹ của bé cũng sẽ không nói về điều đó, chỉ cần bé mặc đồng phục của đội tuyển là đã đủ để “khoe khéo” mà không làm người khác cảm thấy khó chịu.
3.5. Làm gương cho con và quan tâm đến môi trường nuôi dạy con
Làm gương cho con và quan tâm đến môi trường nuôi dạy con
Ngoài ra, cách nuôi dạy con của người Nhật rất chú trọng vào môi trường xung quanh trẻ. Họ tin rằng một môi trường phức tạp với nhiều tệ nạn, nhiều người xấu sẽ không thể giúp đứa trẻ trưởng thành tốt. Vậy nên nếu lớp học có bạn xấu hoặc khu phố có nhiều người xấu thì họ sẽ cố gắng đổi cho con mình đến nơi tốt hơn.
Môi trường bên ngoài chỉ là một phần, không khí gia đình cũng là một yếu tố rất quan trọng. Luôn đặt gia đình lên hàng đầu và các thành viên luôn gắn kết với nhau là cách dạy con của người Nhật mình từ bé, bạn sẽ thấy các thành viên trong các gia đình Nhật luôn yêu thương và ít khi to tiếng với nhau, nếu bố mẹ có mâu thuẫn cũng sẽ tìm cách giải quyết yên bình và không để đứa trẻ biết được.
4. Những phương pháp dạy con chưa bao giờ lỗi thời
4.1. Nói "không" với trẻ
Việc nói "không" với trẻ là hoàn toàn cần thiết nếu cha mẹ muốn thiết lập kỷ luật trong nhà, nuôi dạy những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Việc nói "không" giúp trẻ không tự kiêu và nhận ra không phải mọi thứ đều quay xung quanh mình, từ đó học cách đồng cảm, chấp nhận nếu bị từ chối và học cách kiểm soát nhu cầu, cảm xúc cá nhân.
Từ chối sẽ không biến hình ảnh cha mẹ trở nên xấu xí trong mắt trẻ. Phụ huynh hãy nói "không" trong những trường hợp cụ thể, ví dụ khi trẻ đòi hỏi, yêu cầu những điều không được phép.
4.2. Cha mẹ không phải là bạn thân của con
Trong gia đình trước kia, vai trò, vị thế của từng thành viên được phân biệt rạch ròi, theo thứ tự. Cha mẹ luôn giữ vai trò lớn nhất trong gia đình và con cái phải vâng lời cha mẹ, thể hiện sự tôn trọng thứ bậc. Ngày nay, phụ huynh cố gắng làm bạn với con để khiến trẻ cảm thấy thân thiết, gần gũi hơn, nhưng không phải lúc nào làm bạn thân của con cũng hữu ích.
Trẻ em sẽ cảm thấy an toàn hơn khi cha mẹ thiết lập quy tắc, thể hiện vị thế của người lớn. Bạn không nhất thiết quá khắt khe nhưng những giới hạn sẽ giúp trẻ học cách tôn trọng người lớn, có trách nhiệm với bản thân và khả năng độc lập.
4.3. Ăn cùng nhau
Các nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên ngồi ăn cùng gia đình có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần thấp hơn. Bữa ăn gia đình cho phép mọi người kết nối các thành viên trong gia đình, chia sẻ về trải nghiệm trong ngày, từ đó đưa ra lời khuyên, lời động viên và gắn bó hơn.
Nếu trẻ hình thành thói quen ăn cơm cùng gia đình, các em có cơ hội giải quyết cảm xúc tiêu cực, học về sự chia sẻ, đồng cảm và tình đoàn kết. Bữa ăn gia đình khiến trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần sau ngày dài mệt mỏi, từ đó tiếp thêm năng lượng tích cực cho các em.
Nhưng trong vài thập kỷ trước, việc nấu ăn được coi là công việc của phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta không nên áp dụng suy nghĩ này. Thời đại hiện nay, người cha hay con trai cũng có thể nấu ăn và nên san sẻ công việc nhà với những phụ nữ.
4.4. Khuyến khích hoạt động ngoài trời
Trẻ em ngày nay có xu hướng thu mình trong nhà, tiêu khiển bằng các thiết bị công nghệ hoặc Internet. Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng dù xã hội thay đổi theo xu hướng công nghệ hóa, trí não và sự phát triển của trẻ không có sự khác biệt so với trước kia. Điều này có nghĩa là những hoạt động ngoài trời là phương pháp hữu ích để trẻ học về bản thân và thế giới.
Khuyến khích con tham gia hoạt động ngoài trời
Những hoạt động ngoài trời giúp trẻ tìm hiểu thiên nhiên, con người, học cách làm quen, kết bạn, làm việc nhóm, phát huy tinh thần sáng tạo, độc lập và nhiều khả năng thú vị khác. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi, không nhất thiết phải giám sát trẻ để các em tự do khám phá và học hỏi từ khó khăn. Nếu trong khu vực sống không có không gian cho trẻ vui chơi, phụ huynh có thể khuyến khích con tham gia hoạt động ở trường như câu lạc bộ, thể thao, tham quan dã ngoại.
4.5. Làm việc nhà
Thời đại trước kia, trong gia đình không có thiết bị công nghệ hỗ trợ việc nhà nên trẻ phụ giúp cha mẹ thực hiện những công việc này. Tuy nhiên bây giờ, sinh hoạt gia đình đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều nhờ máy hút bụi, robot lau nhà, máy rửa bát. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ thương con thường không yêu cầu con làm việc nhà dẫn đến trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng chăm lo gia đình.
Cha mẹ nên giao nhiệm vụ làm việc nhà cho con như cha mẹ thời trước đã làm, bao gồm rửa bát đũa, lau dọn phòng ngủ, giặt và phơi quần áo. Những kỹ năng này không chỉ khiến trẻ nhận ra giá trị của mình trong gia đình mà còn giúp các em xây dựng khả năng độc lập trong tương lai.
4.6. Trải nghiệm cảm giác nhàm chán
Khi những đứa trẻ hiện đại than thở rằng "Bố mẹ ơi con chán", nhiều bậc phụ huynh sẽ cho con chơi điện thoại, xem TV hoặc mua thêm đồ chơi mới. Tuy nhiên, sự buồn chán là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên và mang lại những giá trị hữu ích cho trẻ.
Cảm giác buồn chán kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và độc lập. Nếu mỗi khi trẻ cảm thấy chán nản, cha mẹ lập tức đưa ra gợi ý sẽ hạn chế khả năng tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề của trẻ. Thay vì vậy, phụ huynh có thể nói với trẻ rằng: "Con hãy tìm việc để làm".
4.7. Cho phép trẻ thất bại
Thất bại là trải nghiệm hoàn toàn bình thường trong cuộc sống, nếu muốn trưởng thành, con người luôn cần đến những vấp ngã. Cha mẹ thế hệ trước cho phép con được thử, thất bại rồi tiếp tục thử lại và đối mặt với hậu quả từ hành động của trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ có xu hướng bao bọc con, dọn sẵn đường để con không gặp phải những khó khăn, đau khổ ngoài cuộc đời. Hành động này không hề tốt cho con như cha mẹ tưởng, trái lại sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối, nhu mì và nhút nhát.
Khi trẻ gặp khó khăn, hãy để con nếm trải cảm giác thất vọng, buồn bã. Những cảm xúc này có thể gây tổn thương tinh thần, nhưng qua đó các em sẽ mạnh mẽ, tự tin hơn, rút ra kinh nghiệm cho lần sau.
5. Nuôi dạy con đúng cách theo từng giai đoạn
5.1. Với trẻ dưới 1 tuổi
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ dưới 1 tuổi chưa hiểu gì thì có lẽ bạn đã nhầm rồi đấy! Đương nhiên, một em bé dưới 1 tuổi chưa biết điều gì đúng và sai nhưng thông qua ánh mắt, giọng điệu, hành động của bố mẹ, bé sẽ cảm nhận được. Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn lâm Viện Mỹ về tâm lý trẻ nhỏ và vị thành niên – AACAP) mách bố mẹ một số cách nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi như sau:
- Nghiêm giọng thay vì la mắng: Khi bé phạm lỗi, bạn hãy nói nói chuyện với con bằng thái độ nghiêm nghị, nhìn thẳng vào mắt con khi nói chuyện. Ánh mắt và giọng điệu của bạn sẽ giúp bé tập trung lắng nghe và cảm nhận được lỗi của mình.
- Hướng dẫn trẻ cụ thể: Đây cũng là một cách nuôi dạy con dưới 1 tuổi rất quan trọng. Ở tuổi này, ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh nên rất khó hiểu hết những gì mẹ nói. Nếu bạn muốn con tự cất đồ chơi, thay vì chỉ nói suông “Con hãy cất đồ chơi đi”, bạn nên nói cụ thể hơn “Con hãy cất quả bóng màu xanh vào giỏ đi” và bạn làm để bé nhìn thấy, ghi nhớ, học hỏi.
- Đừng vội mềm lòng trước đôi mắt ngấn nước của con: Tâm lý chung của các bà mẹ đó là sau khi la con, nhìn đôi mắt ngân ngấn nước của con đã mềm lòng ngay, vội vàng ôm con dỗ dành. Và điều này sẽ phá hủy hết “công cuộc” dạy dỗ trước đó. Đừng vội mềm lòng, hãy để trẻ tự suy nghĩ 5 phút rồi hẵng quay sang dỗ dành bé, đó cũng là một mẹo nuôi dạy con đúng cách.
5.2. Với trẻ 1 – 3 tuổi
Trẻ từ 1 – 3 tuổi bắt đầu tập đi, tập nói, đưa tay sờ nắm bất cứ vật gì xung quanh, đôi mắt khám phá những phạm vi xa hơn. Trẻ có xu hướng bắt chước lời nói, hành động từ bố mẹ, vậy nên, trước hết, bố mẹ hãy là một tấm gương tốt.
Bố mẹ cần có những cách dạy con khác nhau phù hợp với độ tuổi của bé
Bên cạnh đó, bạn trò chuyện, kể chuyện cho bé nghe nhiều hơn vì đây là lúc hệ thống từ vựng, ngữ pháp của bé dần hoàn thiện. Nếu có thể, hãy khuyến khích con tự kể những câu chuyện của mình để bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
5.3. Với trẻ 3 – 6 tuổi
Từ độ tuổi này, khả năng tiếp nhận xử lý thông tin của bé đang dần hoàn thiện, bé có thể nói nhiều hơn và hiểu được những gì bố mẹ nói. Nhưng để trẻ ghi nhớ hoàn toàn, bố mẹ vẫn phải lặp đi lặp lại các quy định, sẵn sàng giải thích lại cho con những điều từng nói.
Với trẻ từ 3 tuổi, bạn có thể áp dụng một vài hình phạt nhưng không nhất định phải là đòn roi, có thể phạt con bằng cách cho con ngồi ở một góc kèm theo lí do, ví dụ: “Con sẽ chịu phạt ngồi ở đây 3 phút vì đã đánh bạn.”. Nuôi dạy con đúng cách trong giai đoạn này là khuyến khích con nói những khó chịu: “Vì sao con lại làm như vậy?, “Con đã biết con sai ở đâu chưa?”… Sự lắng nghe con nói sẽ mang đến những cảm nhận tích cực ở trẻ.
6. Sai lầm khi nuôi con nhiều mẹ mắc phải
6.1. Không thường xuyên ôm con
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với cả sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Và sẽ thật tuyệt khi được ôm con của chính mình.
Đôi khi, cha mẹ không làm điều này vì nhiều lý do, một trong số ấy là "sợ chúng nhõng nhẽo hơn". Nhưng một đứa trẻ thì lớn rất nhanh, chúng sẽ lớn lên và không để bạn ôm nữa. Vì vậy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc ấy trong khi bạn vẫn có thể.
6.2. Nói nhiều hơn lắng nghe
Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cha mẹ cần rèn luyện. Đôi khi, cha mẹ luôn vội vàng muốn dạy cho con một bài học khi điều gì đó xảy ra thay vì lắng nghe con nói trước. Trở thành một người cha, người mẹ biết lắng nghe sẽ khiến trẻ cảm thấy được đồng hành và nhận được tình yêu từ cha mẹ.
Nói nhiều và không chịu lắng nghe
Đặt câu hỏi khơi gợi vấn đề cho trẻ thay vì dồn dập những câu "Vì sao?", "Tại sao lại như vậy?", điều đó sẽ khuyến khích trẻ chia sẻ với cha mẹ về vấn đề chúng gặp phải. Khi có bất kỳ điều gì xảy ra, cha mẹ cũng là người chúng tìm đến để tìm kiếm giải pháp đầu tiên.
6.3. Không dạy tiếng Việt tốt
Nhiều bố mẹ cho con học ngoại ngữ từ sớm mà quên việc dạy tiếng Việt cho con thật tốt. Ngôn ngữ tiếng Việt cần được phát triển trong cả quá trình dài, trong 10 năm đầu đời, thì con mới có thể có khả năng giao tiếp tốt.
Bố mẹ nên dạy con nói từng câu, từng chủ đề, từng vấn đề. Đi từ việc nói cho người khác hiểu, đến việc biết phản biện, đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề con gặp phải thông qua giao tiếp.
phucngocan.com hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các ông bố bà mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm dạy con đúng cách, để nuôi con không còn là cuộc chiến vất vả, con lớn lên thông minh, khỏe mạnh, ngoan ngoãn mà bố mẹ vẫn nhàn tênh.
Xem thêm các bài viết sau: