Cẩm nang làm mẹ: Kinh nghiệm và những điều cần biết khi làm mẹ – Công Ty Nam Nguyên Dược

Cẩm nang làm mẹ: Kinh nghiệm và những điều cần biết khi làm mẹ

Cẩm nang làm mẹ, bạn sẽ rất bỡ ngờ không biết tại sao con khóc cũng như không biết cách chăm sóc con. Đừng quá lo lắng, bạn hãy bình tĩnh xem xét tình huống và nhờ nội/ngoại hướng dẫn. Nếu không, hãy cùng phucngocan.com tham khảo những thông tin bên dưới đây để cùng tìm hiểu về những vấn đề mà người lần đầu làm mẹ nên biết nhé!

Thay đổi về cơ thể khi lần đầu làm mẹ

Đôi mắt xuất hiện quầng thâm và bọng mắt

Khi đã làm mẹ sẽ rất ít có được giấc ngủ trọn vẹn. Những đêm phải giật mình tỉnh giấc vì tiếng khóc của con hoặc cách 2-3 tiếng là con cần bú sữa, thay tã.

Tè són

Sau sinh, vùng kín trở nên "lõng lẽo", chỉ cần hắt xì hoặc cười lớn cũng có thể khiến chị em tiểu són.

Kinh nguyệt xuất hiện lại

Tùy theo cơ địa từng người và phương pháp sinh nở mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn. Trung bình, kinh nguyệt sẽ trở lại sau 9 tháng.

Vóc dáng không còn thon thả

9 tháng 10 ngày mang thai khiến các cơ bụng giãn nở, cộng với việc tăng cân trong thai kì nên ít nhiều vóc dáng của bạn không còn đẹp như xưa. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng! Bạn chỉ cần cân đối dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn là có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng. 

Cẩm nang làm mẹ

Vóc dáng không còn thon thả như xưa

Ngoài ra, cách giảm cân nhanh nhất cho mẹ mới sinh chính là cho bé bú càng nhiều. Bé bú càng nhiều sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn và "rút" bớt lượng mỡ thừa trên người nhanh chóng, giúp bạn ốm nhanh gọn sau 2-3 tháng thấy rõ.

Tóc rụng

Quá trình mang thai, mẹ cũng san sẻ bớt chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu hụt và dẫn đến tóc rụng. Vì vậy, sau sinh bạn nên bổ sung lại chất dinh dưỡng và dùng các biện pháp dưỡng tóc, bí quyết làm đẹp sẽ giúp mái tóc dày bóng và làn da khỏe mạnh như xưa.

Thay đổi về cảm xúc khi lần đầu làm mẹ

"Mệt mỏi" nhưng "Vui"

Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy bị quá tải khi chăm con vì xoay quanh một ngày 24 giờ đều là đứa bé. Đặc biệt, những ai lầ đầu làm mẹ chưa "quen" được tần suất như vậy sẽ càng áp lực. Tuy nhiên, mệt mỏi là thế, nhưng khi nhìn lại đứa con đang cười hay những lúc say ngủ, phải chăng sự hạnh phúc và niềm vui đang dâng lên trong lòng bạn? Để dẹp bỏ những cảm xúc tiêu cực khi lần đầu làm mẹ, bạn nên cân đối thời gian của mình phù hợp. Bạn hãy tìm hiểu phương pháp EASY rèn cho bé nếp ăn nếp ngủ phù hợp sinh hoạt người lớn. Bên cạnh đó, khi bé đi ngủ, bạn cũng tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức.

Xem thêm: Ý Nghĩa Đặc Trưng Của Các Loại Đèn Trung Thu Có Thể Bạn Chưa Biết.

Căng thẳng và đau đớn khi cho con bú

Hầu hết những ai lần đầu làm mẹ luôn gặp khó khăn khi cho bé bú. Bé bú không ra sữa hay những cú "đớp" của bé khiến bạn đau rát, "nứt cổ gà". 

Cẩm nang làm mẹ

Khi cho con bú

Nguyên do chính là bé chưa ngậm đúng khớp vú để kích sữa. Vì vậy, nếu lần đầu làm mẹ, bạn chưa biết làm thế nào thì hãy nhờ sự giúp đỡ của các nữ hộ sinh hoặc từ bà nội, ngoại, các chị em thân thiết hướng dẫn cách xem sữa non và bé có ngậm đúng khớp vú chưa.

Áp lực vì không biết chăm con

Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ rất bỡ ngờ không biết tại sao con khóc cũng như không biết cách chăm sóc con. Đừng quá lo lắng, bạn hãy bình tĩnh xem xét tình huống và nhờ nội/ngoại hướng dẫn.

Những câu hỏi mà mẹ hay thắc mắc

Lần đầu làm mẹ nên đọc sạch gì?

Những cuốn sách hay nhất lần đầu làm mẹ: Không có bà mẹ nào hoàn hảo, Để con được ốm, Ăn dặm không nước mắt, Nuôi con bằng yêu thương - Dạy con bằng lí trí

Nên tải những úng dụng lần đầu làm mẹ để hỗ trợ mẹ nuôi dạy con cái?

  • Bibabo
  • Annabel Karmel
  • Babyb Nursing

Những khó khăn nào khi lần đầu làm mẹ?

Sự xuất hiện của đứa trẻ làm xáo trộn cuộc sống bình thường của đôi vợ chồng: sự thay đổi xuống cấp cơ thể mẹ sau sinh, ngủ không ngon giấc,... Đừng lo lắng hãy thực hiện theo từng bước bài viết này sẽ giúp bạn trở thành người mẹ tuyệt vời.

Mẹ có đầu tư và chú ý đến chuyện ăn uống của bé?

  • Bé chỉ ăn những món bé thích. Mẹ muốn bé thưởng thức ẩm thực chứ không ăn nhồi nhét.
  • Thời gian bận rộn, mẹ chủ yếu cho bé ăn các món nấu đơn giản hoặc thức ăn nhanh.
  • Ở nhà, bữa ăn của bé được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng dịp cuối tuần, khi đi chơi cùng bố mẹ, bé ăn uống khá tùy tiện.
  • Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ rất chú trọng đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho con.

Bé có thường xuyên vận động không?

  • Không nhiều lắm. Bé thích xem tivi hơn chạy nhảy.
  • Bé chơi với bạn bè khi ở trường,mẹ nghĩ vậy đủ rồi.
  • Bé chơi thể thao hoặc tập thể dục cách ngày.
  • Mỗi ngày bé đều có một tiếng đồng hồ chơi thể thao hoặc vận động ngoài trời.

Mẹ có quy định thời gian bé được xem TV/chơi máy tính bảng/ điện thoại?

  • Tuỳ bé thích.
  • Bất cứ khi nào cha mẹ cần bé ngồi im, không quấy phá.
  • Mẹ luôn tin tưởng lời khuyên của các chuyên gia, tổ chức uy tín như Viện Nhi khoa Hoa Kỳ về thời gian cho trẻ tiếp xúc với màn hình. Cụ thể là tối đa 2 tiếng / ngày và trẻ em dưới 2 tuổi tốt nhất không nên xem TV
  • Nếu bé không nghe theo những quy định giờ giấc, mẹ sẽ nghiêm khắc cấm bé không được xem TV/ máy tính bảng nữa.

Bé không hiểu và không giải được bài tập về nhà. Mẹ sẽ làm gì?

  • Nói chuyện với thầy cô của bé. Không nên cho trẻ con nhiều bài tập.
  • Để bé tự giải quyết, rồi bé cũng sẽ làm được thôi.
  • Dành thời gian, kiên nhẫn giảng giải để bé hiểu.
  • Mẹ “tự xử” luôn. Bài này bé không hiểu, đã có ba mẹ làm thay.

Kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho người sắp làm mẹ

Tìm hiểu về đạm – cần thiết từ khi chưa làm mẹ

Đối với cơ thể, chất đạm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là cho sự phát triển của trẻ em. Ngoài ra, đạm chính là nguyên liệu để sản xuất ra kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, dinh dưỡng nói chung và cụ thể là đạm đóng vai trò rất quan trọng giúp bé phòng ngừa và giảm được các nguy cơ dị ứng.

Cẩm nang làm mẹ

Theo báo cáo của World Alergy, trên thế giới hiện có 1 tỉ người mắc các chứng bệnh dị ứng. Dị ứng là một trong những vấn đề đáng báo động không chỉ ở người lớn mà cả ở trẻ.

Nguồn đạm chính cho trẻ trong 6 tháng đầu đời là từ sữa mẹ. Nguồn đạm này được tạo hóa “tạo ra” phù hợp hoàn hảo với trẻ, đảm bảo sự phát triển tối đa, cân bằng hệ miễn dịch để giúp bé vượt qua các loại dị ứng phổ biến như viêm da dị ứng, giảm nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò…ngay trong giai đoạn đầu đời cực kỳ quan trọng này. Vì vậy cần cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ..

Xem thêm:

Đạm whey thủy phân một phần – tặng bé sức mạnh vàng

Trong Khuyến cáo phòng ngừa dị ứng của Việt Nam (do Hội Nhi khoa Việt Nam biên soạn): “Công thức dinh dưỡng đạm Whey thủy phân một phần và công thức dinh dưỡng đạm casein thủy phân tích cực được chứng minh lâm sàng có tác dụng phòng ngừa viêm da dị ứng và dị ứng đạm sữa bò nếu được sử dụng thay cho công thức dinh dưỡng có đạm sữa bò còn nguyên vẹn”.

Cẩm nang làm mẹ

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn tại hội thảo Khám phá sức mạnh vàng của đạm Optipro

Còn theo báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn – Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM, công thức dinh dưỡng có đạm thủy phân (một phần hoặc tích cực) giúp phân tách đạm sữa bò thành những đoạn nhỏ, giúp tăng tính dung nạp và giảm trọng lượng phân tử đạm. Các đoạn đạm có trọng lượng phân tử nhỏ hơn sẽ giảm tính sinh dị ứng nên loại trừ được mẫn cảm. Can thiệp dinh dưỡng sớm bằng công thức thủy phân đạm sữa bò có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ biểu hiện dị ứng ở trẻ có tiền căn gia đình bị dị ứng, nhất là bệnh chàm.

Những bí quyết lần đầu làm mẹ để trở thành người mẹ tuyệt vời

Mẹ hãy lắng nghe và nhận biết những yêu cầu của bé

Trẻ nhỏ không biết nói. Vì thế, bạn cần phải học cách quan sát những biểu hiện của con để có cách xử lý cho phù hợp, tuyệt đối không căng thẳng, vội vàng. Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cầm nắm, học hỏi làm quen với mọi thứ xung quanh.

Ngoài ăn và ngủ bé còn cần giao tiếp, nói chuyện với mọi người. Lúc này, mẹ nên đáp ứng nhu cầu này của con bằng cách ôm ấp, nói chuyện, cùng chơi đùa để bé có thể phát triển trí não, cảm xúc và cả những giác quan khác.

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé một cách khoa học  

Theo dân gian, sau quá trình sinh nở người phụ nữ phải kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thế nhưng, không phải tất cả những điều này đều đúng. Bởi lẽ, kiêng khem quá mức sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng và cả nguy cơ trầm cảm rất nguy hiểm cho mẹ.

Vậy các mẹ phải làm như thế nào để biết nên kiêng điều gì để tốt cho cả mẹ và bé? Hãy đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn từ bác sĩ hoặc tham gia các khóa học tiền sản chăm sóc bà bầu để đảm bảo những thông tin mình nhận được là kiến thức khoa học. 

Mẹ cần đọc những cuốn sách, bài viết hay nói về kinh nghiệm chăm sóc trẻ

Chuẩn bị những kiến thức để chăm sóc trẻ sơ sinh là những điều cần thiết đối với những ai làm mẹ lần đầu, nhưng để chăm sóc con làm sao cho tốt là câu hỏi mà nhiều người làm mẹ luôn thắc mắc?

Biết rằng, chăm sóc con rất khó khăn nhưng chỉ cần các mẹ luôn có niềm tin và sự chọn lọc kiến thức kỹ lưỡng từ sách vở, kinh nghiệm từ bạn bè, người thân... Như vậy, việc chăm sóc con sẽ trở nên đơn giản mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Một số cuốn sách hay mà mẹ có thể tham khảo là Nuôi con yêu thương (NXB Thế giới), Để con được ốm (NXB Nhã Nam), Ăn dặm không nước mắt...

Mẹ hãy tự làm mới bản thân và tạo cho mình những cảm xúc, suy nghĩ tích cực

Lần đầu làm mẹ đem đến cho bạn những cảm xúc ngọt ngào xen lẫn sự bỡ ngỡ và phải tạm gác lại những thói quen thời còn son rỗi. Có con, mẹ không còn những buổi tiệc tùng, hẹn hò cùng nhóm bạn, những hôm thức khuya tám chuyện hay xem phim và ngủ nướng đến tận trưa. 

Mà thay vào đó, mẹ phải bù đầu với bỉm tã, sữa, tiếng khóc của con trẻ... Có thể sẽ có đôi lúc mẹ cảm thấy stress hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ hãy tự tạo niềm vui và suy nghĩ tích cực hơn nhé.

Mẹ có thể nhờ ông bà trông giúp con trong 2-3 tiếng đồng hồ để đi xem một bộ phim vừa mới ra rạp, hay đi spa chăm sóc da, hay đi shoping chẳng hạn. Những thú vui đó sẽ không lấy đi quá nhiều thời gian và không ảnh hưởng quá nhiều đến việc chăm sóc con, nhưng đổi lại mẹ có thể làm mới cảm xúc của mình. Điều này, cũng sẽ giúp mẹ tránh bệnh trầm cảm sau sinh.

Mẹ nên chia sẻ công việc, khó khăn với người thân  

Việc chăm sóc con nhỏ khiến sức khỏe của mẹ suy giảm. Vì thế, mẹ cần phải biết cách cân bằng giữa thời gian chăm sóc con cái và nghỉ ngơi cho bản thân. Để làm được điều đó, các mẹ cần có phương pháp tạo cho con thói quen ăn, ngủ đúng giờ giấc.

Quan trọng nhất là mẹ không bao giờ đơn độc trên hành trình của mình. Vì thế, đừng ôm đồm hết mọi việc mà hãy chia sẻ với người thân để nhận được sự giúp đỡ, nhất là những ngày đầu sinh nở. 

Học cách tắm cho trẻ sơ sinh

Hầu hết với những ai lần đầu làm mẹ sẽ rất bỡ ngỡ không cách bế trẻ cho đến cách tắm trẻ sơ sinh. Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng mềm mại, nhỏ bé và làn da rất dễ tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, lần đầu làm mẹ, bạn hãy học cách tắm trẻ bằng cách hỏi mẹ mình hoặc nhờ sự hướng dẫn từ bác sĩ, hộ lý khoa sản. Ngoài học cách tắm cho trẻ, mẹ sẽ còn cần phải biết cách chăm sóc rốn để giúp rốn rụng nhanh và không bị viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm về kiến thức chăm sóc làn da trẻ sơ sinh

Có rất nhiều bà mẹ phản hồi về Cleanipedia rằng, tại sao da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khô da,... Đó bởi vì, suốt 9 tháng 10 ngày trẻ được hình thành và lớn lên trong tử cung của người mẹ. Khi sinh ra, trẻ phải tiếp xúc đột ngột với môi trường mới bên ngoài khiến da không thích ứng kịp và phản ứng lại bằng cách nổi mẩn đỏ.

Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nên chọn loại sữa tắm nào phù hợp với trẻ sơ sinh và các loại thuốc bôi (nếu có). Mặt khác, bạn cũng có thể tìm hiểu các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh với thành phần chiết xuất tự nhiên sẽ dịu nhẹ cho làn da của trẻ và giảm kích ứng da.

Tìm hiểu cách cho bé ăn dặm sao cho đúng

Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy việc nuôi con như một cuộc chiến. Hết bú sữa, khóc, chơi rồi lại ị xì xoẹt,... đủ mọi thứ khiến người mẹ bị xoay vòng cả ngày. Đó là chưa kể, 6 tháng trôi qua nhanh lắm rồi sẽ đến cuộc chiến thứ 2 chính là ăn dặm.

Lúc này, mẹ hãy bình tĩnh đừng lo lắng. Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu cách cho bé ăn dặm đúng cách bao gồm những nguyên tắc gì giúp trẻ vào nếp và dễ ăn hơn. 

  • Khi ăn dặm lần đầu tiên nên cho bé ăn những gì? 

  • Cho bé ăn bột ngọt bao lâu rồi chuyển sang bột mặn, cháo ăn dặm?

  • Nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật, truyền thống hay chỉ huy?

Vân vân, mây mây rất nhiều kiến thức về ăn dặm cho bé bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng. Chỉ cần bạn có đủ kiến thức thì việc ăn dặm của bé trở nên vô cùng đơn giản. Một lưu ý quan trọng khi bé ăn dặm là đừng ép bé ăn mà hãy để con ăn lượng vừa đủ theo nhu cầu. Khi quen dần trẻ sẽ thích thú việc ăn uống và ăn nhiều hơn bạn nhé.

Lần đầu làm mẹ hãy tìm tòi các bí quyết nuôi con dân gian từ người trước

Chắc hẳn các chị lần đầu làm mẹ sẽ không biết được các bí quyết, mẹo dân gian nuôi con nhàn tênh. Những mẹo dân gian giúp con mọc răng không sốt, chích ngừa không sốt hay con dễ ăn,... đã được rất nhiều mẹ phản hồi ứng dụng thành công. 

Tổng hợp 10 điều mà người lần đầu làm mẹ nên lưu ý

Cuộc sống của bạn không còn chỉ là của bạn

Bạn có thể đã nghe nhiều người nói về điều này nhưng sự thật như thế nào chỉ đến khi con ra đời bạn mới có thể thật sự hiểu. Điều này có thể không gây kinh ngạc cho bạn bây giờ nhưng bạn sẽ nhận ra việc chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những đổi thay khi gia đình có thành viên mới có thể mang đến kết quả tốt như thế nào.

Các vấn đề về tài chính

Đây chính là một trong những chuyện đau đầu nhất với những ai lần đầu làm mẹ vì không lường trước được những khoản chi cần thiết cho một đứa bé, nào là bú mớm, tã bỉm, tiêm phòng, chưa kể các bệnh lặt vặt là chuyện thường tình. 

Cẩm nang làm mẹ

Các vấn đề tài chính

Các chi phí này có thể làm bạn choáng ngợp, do đó, bạn cần một khoản dự phòng ngay cả khi đã lên kế hoạch tài chính cho việc có con.

Tìm người giữ trẻ từ sớm

Bé của bạn có thể đặc biệt với gia đình bạn nhưng điều đó không có nghĩa sẽ có sẵn chỗ tốt cho bé ở nhà trẻ. Do đó, việc tìm hiểu sớm về các nhà trẻ gần nơi bạn ở là điều cần thiết. Đa số các bậc cha mẹ mất ít nhất vài ba tháng để tìm được nhà trẻ phù hợp. Còn nếu bạn muốn nhờ ông bà chăm sóc bé trong thời gian tới, bạn nên trao đổi cẩn thận chuyện này với mẹ ruột hoặc mẹ chồng. Thấy cháu ra đời là cả niềm vui lớn nhưng chuyện trông nom cháu cả ngày lại là một vấn đề khác. Không phải ông bà nào cũng mong muốn được làm “cha mẹ” một lần nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc độ tuổi và tình trạng sức khỏe của ông bà xem có nên để ông bà trông con hộ bạn hay không.

Cơ thể bạn sẽ khác trước

Khi mang thai và sau khi sinh, vóc dáng của bạn có thể thay đổi đến mức kinh ngạc, theo cả hai chiều hướng tốt và không tốt. Những thay đổi này cũng tùy vào thể trạng của bạn trước khi mang thai. Nếu bạn vốn có thân hình cân đối và sức khỏe tốt, bạn có thể hi vọng vào những thay đổi tích cực như tóc bóng mượt, da hồng hào nhiều hơn.

Mất ngủ kéo dài

Bạn chẳng thể làm được gì khác ngoài việc chấp nhận và tìm mọi cách để tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Đừng quá căng thẳng vì sự vất vả, mệt mỏi sẽ qua mau khi bạn thấy con yêu lớn lên từng ngày.

Cần cho con bú sau mỗi 2 giờ

Đừng hoảng! Việc này sẽ không kéo dài quá lâu và có không ít bà mẹ “ghiền” việc cho bé bú đấy nhé. Ban đầu, bạn có thể thấy mệt mỏi và bực bội với cảm giác con yêu chẳng bao giờ biết no nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những ích lợi to lớn của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Quan hệ của vợ chồng bạn có thể thay đổi

Bé yêu sẽ cần bạn để mắt mọi lúc mọi nơi, do đó, hai bạn sẽ không còn nhiều thời gian dành cho nhau mà hầu hết thời gian là dành cho bé. Vợ chồng bạn sẽ phải tạm rời xa những bữa tối ngẫu hứng rủ nhau đi ăn hoặc đi xem phim. Nếu bạn muốn một không gian riêng tư chỉ hai người, bạn sẽ phải lên kế hoạch trước.

Ra ngoài với hàng đống thứ

Bạn sẽ cần một túi xách hoặc ba lô riêng để đựng đồ của bé mỗi khi đi ra ngoài. Và bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, tuy con còn bé nhưng con cần rất nhiều thứ lỉnh kỉnh. Tuy nhiên, bạn không thể nào chủ quan khi ra ngoài với bé vì chẳng thể biết được chuyện gì có thể xảy ra. Lo xa không bao giờ là thừa khi có con nhỏ.

Tìm ra vật có thể dỗ dành bé

Bạn có thể đã nghe về điều này: mỗi đứa bé đều có một “vật cưng” có thể khiến bé ngưng khóc, tuy nhiên “vật cưng” của mỗi bé khác nhau và không nhất thiết phải là thú bông, búp bê hoặc núm vú đâu nhé.

Cẩm nang làm mẹ

Đồ vật dỗ dành bé

Đó có thể là tiếng ồn ào, tiếng hát, thậm chí là tiếng máy hút bụi. Càng sớm tìm ra điều này, bạn càng đỡ được những giây phút nhức đầu vì bé. Bạn có thể thử nhiệm nhiều thứ cho đến khi tìm ra đáp án.

Bạn không đơn độc

Đừng bao giờ, dù chỉ trong một giây, nghĩ rằng mình là “chiến sĩ” duy nhất trên “mặt trận” này. Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy mất phương hướng, lạc lõng hoặc thậm chí chán nản, đây là những dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh. Tìm một ai đó nói chuyện bất cứ khi nào cảm thấy bị quá tải. Bạn luôn có gia đình, bạn bè và các tổ chức cộng đồng để chia sẻ và giúp đỡ bạn.

Cẩm nang làm mẹ là sự chuẩn bị đầy đủ cần thiết giúp mẹ có đầy đủ kiến thức để chăm sóc, đón con. Hãy lưu lại ngay và đọc thật kỹ khi bạn chuẩn bị đón bé yêu của mình nhé. phucngocan.com chúc các mẹ thành công.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh