Trẻ quá nghịch ngợm: Tuyệt chiêu thông minh cho các mẹ! – Công Ty Nam Nguyên Dược

Trẻ quá nghịch ngợm: Tuyệt chiêu thông minh cho các mẹ!

Bạn mệt mỏi, chán nản vì con quá nghịch ngợm, hiếu động? Đừng lo lắng, bạn không phải là người duy nhất, bởi còn rất nhiều phụ huynh cũng lâm vào hoàn cảnh như vậy. Sau đây, hãy cùng với phucngocan.com tìm hiểu về các tuyệt chiêu thông minh giúp trẻ bớt nghịch ngợm trong bài viết sau nhé!

Vì sao cha mẹ lại nhầm lẫn giữa bé hiếu động và bé tăng động

Bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Tăng động và hiếu động là hai thuật ngữ chỉ những trạng thái hoàn toàn khác nhau của trẻ

Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.Ở cả hai trường hợp, trẻ đều có những biểu hiện nghịch ngợm, chạy nhảy, nói chuyện liên tục, nếu không quan sát kỹ sẽ khó nhận ra đâu là hiếu động, đâu là tăng động giảm chú ý.

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động khác nhau như thế nào

Rối loạn tăng động giảm chú ý 

Là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Trẻ hiếu động 

Trẻ có các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống, suy giảm các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.

Ví dụ như khi xem phim hoạt hình, truyện tranh, trẻ nhỏ thường phải tập trung cao độ để theo dõi từ đầu tới cuối, thế nhưng đối với trẻ tăng động, dù bộ phim đó có hay đến đâu, chúng cũng không thể tập trung để ngồi xem trong một thời gian dài. Trẻ tăng động không duy trì được sự tập trung, chú ý lâu và tùy thuộc vào mức độ giảm chú ý.

Trái lại, trẻ nghịch ngợm có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú, cũng như thể hiện sự khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền. 

Trẻ nghịch ngợm có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú

Trong môi trường lạ, bản năng trẻ sẽ có sự thăm dò, để ý cảm nhận của những người xung quanh, kiểm soát bản thân tránh trừng phạt, nhưng trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng đó.

Trẻ nghịch ngợm có thể tự điều chỉnh mình khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch khi thấy môi trườngcó sự an toàn như người thân/ người chăm sóc bên cạnh/ trong tầm nhìn của trẻ, trong khi đó trẻ tăng động không phân biệt được khi nào cần kiềm chế, khi nào có thể tự do chơi đùa.

Bảng so sánh đơn giản sau có thể giúp cha mẹ có nhận thức rõ ràng hơn về hiếu động và tăng động:

 HIẾU ĐỘNGTĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Khái niệmLà một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổiLà một dạng rối loạn do bất thường ở não, hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội (theo tâm lý học tiến hóa) và nhiều nguyên do khác. Các biểu hiện xuất hiện nhiều hơn ở 1 nơi
Tuổi mắc Xuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu học tiểu học, sau khi trẻ thay đổi phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức và dần hết khi lớn lênXuất hiện ở các bé dưới 12 tuổi, có xu hướng kéo dài

Mức độ

hành vi

Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc 

Có thể ngồi yên > 10 - 15 phút

Biết nghe lời khi được nhắc nhở

Nói nhiều tùy lúc

Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác 

Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở 

Thường cử động tay, chân liên tục hoặc đứng ngồi không yên.

Thường chạy quanh hoặc leo trèo trong tình huống không thích hợp.

Thường rời khỏi chỗ trong các trường hợp cần phải giữ nguyên vị trí.

Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí một cách trật tự.

Nhanh nhảu trả lời trước khi nghe đủ câu hỏi (không phải vì đã biết trước câu hỏi).

Ngắt lời hoặc xâm phạm đến vấn đề của người khác (VD: có thể tự ý sử dụng đồ vật của người khác mà không hỏi/nhận được sự cho phép)

Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành viSẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lênKhông có kết quả mà phải can thiệp trong thời gian dài cả về tâm lý và y học

Tại sao không nên đánh hoặc quát nạt con?

Một số bằng chứng khoa học đã chỉ ra giáo dục con bằng roi vọt không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe thể chất mà còn gây ảnh hưởng đến cả tinh thần của trẻ.

Ví dụ như khi đánh con, bạn vô tình đã “giáo dục” con rằng người lớn hơn có quyền đánh người nhỏ hơn, vậy bạn nghĩ thế nào khi con cũng đánh một em nhỏ hơn khi thấy em đã sai hoặc không nghe lời? Ngoài ra trẻ sẽ bị tổn thương, gây ra sự oán hận và thậm chí nếu bị đánh quá đau đớn sẽ để lại cho trẻ những ký ức tồi tệ.

Còn đối với việc sử dụng những từ ngữ tiêu cực khi dạy dỗ con như “đồ vô dụng”, “phá hoại”, xưng mày-tao thì lại càng không nên. Làm sao bố mẹ có thể nuôi dạy một đứa trẻ tự tin và cảm thấy mình có giá trị trong khi chính bố mẹ lại thường xuyên gieo vào đầu con những suy nghĩ như trên?

Phụ huynh không nên có thái độ quát nạt trẻ mỗi khi trẻ nghịch ngợm

Hãy để cho con “được sai”, thể nghiệm những hậu quả, như vậy lâu dần, lặp đi lặp lại, sai lầm sẽ càng ngày càng ít hơn. Điều này so với trừng phạt trách mắng hiệu quả hơn rất nhiều.

Điều này không có nghĩa chúng ta không thể trừng phạt con, nhưng trừng phạt cũng cần sự tôn trọng với con cái. Chúng ta là những bậc cha mẹ, dùng sự trừng phạt để giáo huấn con, để con tốt hơn chứ không phải khiến con sợ hãi, làm gì cũng phải để ý xem cha mẹ có vừa lòng không? Điều này sẽ hình thành tính cách không tốt ở trẻ. Một là con trẻ dễ đổ lỗi cho người khác hoặc bất cứ cái gì khác vì chúng sợ bị đánh, bị mắng. Hai là chúng sẽ hình thành quan niệm luôn phải làm vừa lòng người khác.

Hãy nhìn nhận sai lầm của con một cách bình tĩnh và khách quan, ngay cả khi chúng quá nghịch ngợm. Khi bạn nóng giận, hỏa khí bốc lên thì không còn giữ được lý trí để dạy con. Tại sao bạn không thử phương pháp trải nghiệm hậu quả này?

Xem thêm: Mách mẹ phương pháp chữa tật nói ngọng hiệu quả cho trẻ

Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ quá nghịch ngợm

Hiểu rõ lý do đằng sau hành vi nghịch ngợm của trẻ

Trước khi thực hiện bất cứ biện pháp can thiệp nào, điều quan trọng phải tìm hiểu kỹ lý do tại sao con có hành động khác biệt như vậy. Rất nhiều trẻ nghịch ngợm, hiếu động chỉ là vì không được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, gần gũi hoặc cảm thấy mình bị đánh giá thấp. Do vậy, bạn nên chú ý cách con phản ứng với mọi tình huống để hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, từ đó đưa ra các biện pháp uốn nắn phù hợp.

Kiểm tra xem trẻ có đang bị bắt nạt

Rất nhiều trẻ nghịch ngợm, hành xử không đúng là do trẻ bị bắt nạt, xa lánh khi ở trường. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tìm hiểu về những người bạn xung quanh trẻ và hỏi thêm thông tin từ thầy cô để sớm có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Trẻ bị bắt nạt thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân dẫn những hành động nghịch ngợm của bé

Theo dõi những nội dung trẻ đang xem

Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều bởi những chương trình ti vi, hay các video mà chúng xem hàng ngày. Do vậy, bạn nên theo dõi hoặc thậm chí là hạn chế với những chương trình có nội dung tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Xem thêm các bài viết sau:

Hạn chế trẻ chơi các trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử có thể tác động đến tâm lý trẻ theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt những trò chơi bạo lực có thể khiến trẻ trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn. Do vậy, hãy chắc chắn trẻ chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, đồng thời nên hạn định thời gian chơi từ 30 phút – 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Kiên quyết nói KHÔNG với những đòi hỏi vô lý với trẻ

Đừng chấp nhận với mọi đòi hỏi của trẻ, kể cả khi chúng tức giận, khóc lóc, mè nheo. Hãy kiên quyết nói KHÔNG và đưa ra những giới hạn riêng cho trẻ. Chẳng hạn như trẻ đòi mua đồ chơi khi đi siêu thị, bạn có thể nhẹ nhàng nói: “Hôm nay mẹ không thể mua đồ chơi cho con được, nếu con ngoan ngoãn và đạt điểm 10 môn Toán, mẹ sẽ mua cho con”

Phụ huynh nên biết cách từ chối những sự vòi vĩnh vô lý từ bé để rèn tính cách tốt cho trẻ

Cho trẻ được quyền “tự quyết”

Thay vì suốt ngày yêu cầu, ra lệnh mọi điều trẻ phải làm, bạn hãy để trẻ được quyết định một số công việc nhưng trong giới hạn của sự lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể gợi ý: Con thích mặc bộ đồ màu xanh hay màu đỏ? Con thích uống sữa hay nước cam?

Đưa ra những hậu quả cho hành vi nghịch ngợm thái quá

Với mọi hành vi nghịch ngợm quá mức của trẻ, bạn nên đưa ra những hậu quả thật cụ thể, đồng thời áp dụng ngay để trẻ tự sửa chữa và dần thay đổi tốt hơn. Chẳng hạn như nếu con bạn cứ quậy phá, leo trèo, không chịu ngồi yên một chỗ, bạn có thể nói “con cứ nghịch như thế này, mẹ sẽ không cho con xem chương trình ti vi yêu thích nữa”

Tạo lập những thói quen tốt cho trẻ

Hãy thiết lập thời gian biểu cho mọi công việc hằng ngày của trẻ, thật chi tiết, cụ thể từ thời gian thức giấc, đi học, xem ti vi, đi ngủ… Điều này sẽ giúp trẻ tạo được những thói quen tốt và rèn luyện khả năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc.

Hãy cùng với bé thực hiện các hoạt động mang tính giáo dục như đọc sách sẽ giúp bé bớt nghịch ngợm

Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình

Đừng mất bình tĩnh và la hét, cáu gắt với trẻ, vì điều này có thể khiến chúng ngừng nghịch ngợm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về sau trẻ sẽ bắt chước cách hành xử của bạn và thể hiện tương tự trong mọi tình huống. Đặc biệt, dù tâm trạng có tồi tệ đến mức nào bạn cũng tuyệt đối không được trút giận lên trẻ.

Trở thành bạn của trẻ

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy trở thành những người bạn để trẻ tâm sự, trò chuyện, từ đó có thể hiểu rõ tâm lý, tính cách và những khó khăn trẻ gặp phải, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp con xử lý với mọi tình huống trong cuộc sống.

Khi nào trẻ quá nghịch ngợm cần đi khám?

Trẻ quá nghịch ngợm có thể chỉ là do tính cách được hình thành trong quá trình phát triển, sự dạy dỗ không nhất quán của cha mẹ hoặc mong muốn được tìm hiểu mọi thứ xung quanh,… Tuy nhiên, nếu biểu hiện này xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập thì rất có thể trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý – một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ.

Nếu trẻ có những biểu hiện quá nghịch ngợm và không tự chủ hành động, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Và nếu thấy con có 6 trong 9 biểu hiện dưới đây, bạn nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời:

  • Thường xuyên ngọ nguậy, vặn vẹo chân tay, quay trước ngó sau khi đang ngồi chơi hay ngồi học.
  • Khó chịu khi phải ngồi lâu một chỗ hoặc thường tự ý rời khỏi vị trí mà chưa được cho phép.
  • Liên tục chạy nhảy, leo trèo trong các tình huống không thích hợp và không nhận biết được đâu là hành vi nguy hiểm.
  • Tránh tham gia các trò chơi đòi hỏi sự tư duy, ngồi yên 1 chỗ hoặc ít vận động.
  • Không thể xếp hàng hoặc chờ đợi đến lượt mình trong khi chơi.
  • Nói quá nhiều, lặp đi lặp lại một vấn đề.
  • Hấp tấp, trả lời xong ngay khi người khác chưa hỏi.
  • Ngắt lời, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác.
  • Dễ cáu gắt, nóng giận vô cớ và có những hành động tự làm mình bị tổn thương.

Điều trị rối loạn tăng động ở trẻ như thế nào

Theo chuyên gia Tuyết Hồng, Nếu nghi mắc rối loạn tăng động, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà trị liệu tâm lý được đào tạo chuyên sâu để có được đánh giá chính xác và lời khuyên phù hợp nhất. Phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:

Trị liệu tâm lý

Có hai phương pháp trị liệu là trị liệu về hành vi và trị liệu về nhận thức. Khi nhận thấy trẻ có mối quan hệ không được hòa hợp với bạn bè, mất đi khả năng kiềm chế, có những lời nói khác thường, bạn nên đưa trẻ đi trị liệu.

Điều trị tâm lý sớm cho trẻ bị tăng động là liệu pháp cần thiết để giúp cho trẻ phục hồi nhanh hơn

Trị liệu hành vi lợi dụng nguyên lý phản ứng lại với những điều kiện xung quanh từ đó khiến đứa trẻ bộc lộ rõ ràng những tính cách, tâm lý tích cực lẫn tiêu cực của mình. Sau đó dạy cho trẻ kỹ năng thích hợp để giao lưu với xã hội, dùng những hành vi có hiệu quả để thay thế những hành vi không phù hợp.

Trị liệu bằng thuốc

Trị liệu bằng thuốc có thể giúp cải thiện phần nào năng lực chú ý cũng như giảm bớt hoạt động ở trẻ, nâng cao thành tích học tập. Thông thường những thuốc này có thành phần kích thích thần kinh, giúp tăng phân loại các kích thích từ môi trường từ đó trẻ có thể phân biệt điều gì nên chú ý, điều gì không.

Thay đổi môi trường quản lý và giáo dục

Những đứa trẻ tăng động cần có một môi trường quản lý đặc biệt và giáo dục tâm lý riêng, tránh những hành vi trách phạt hay giáo dục một cách bạo lực.

Hãy cổ vũ tinh thần của trẻ để trẻ cảm thấy được an toàn và thoải mái tinh thần 

Phương pháp phù hợp với chúng là thường xuyên cổ vũ, biểu dương khi chúng làm đúng, nâng cao mức độ tự tin và tự giác của trẻ.

Huấn luyện cho cha mẹ

Cha mẹ cần phải giải quyết những vấn đề trong gia đình một cách ổn thỏa, không cãi nhau để ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, tránh cho trẻ bị kích động.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức liên quan tới chứng tăng động giảm chú ý để có những phương pháp xử lý thích hợp, nắm bắt tâm lý trẻ nhanh chóng.

Trên đây là kinh nghiệm của phucngocan.com về những tuyệt chiêu thông minh cho các mẹ trước những trò tinh nghịch của con mình trong thời kỳ phản kháng. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được bạn và chúc bạn luôn cảm thấy vui vẻ trong suốt quá trình nuôi con.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh