Làm gì khi con ném đồ ăn? Nguyên nhân, cách khắc phục mẹ cần biết

Bố mẹ háo hức khi con bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng đó cũng là lúc con khiến bạn "điên đầu". Đặc biệt khi em bé mới chập chững biết đi nhận ra rằng, con có thể ném thức ăn lên ghế, xuống sàn, vào tường và cảm thấy thật vui khi làm như thế. Dưới đây phucngocan.com sẽ cho bạn một số lời khuyên làm gì khi con ném đồ ăn nhé.

1. Tại sao trẻ mới biết đi lại thích ném thức ăn?

Trẻ ném thức ăn

Với trẻ 1 - 2 tuổi, ném thức ăn rất thú vị

Theo What to Expect (trang web cung cấp kiến thức về mang thai và nuôi con), trẻ mới biết đi, đặc biệt khi vừa 2 tuổi, khó kiểm soát các hành vi bột phát của mình. Vì vậy, chúng sẽ tự nhiên chạm, chọc, nắm và ném các đồ vật có trong tay. Trẻ cũng đang trong quá trình tìm hiểu trọng lực hoạt động ra sao và ý tưởng về sự tồn tại của vật thể (chuyện gì xảy ra với các vật thể một khi chúng biến mất) - Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu và Tiến sĩ Laura A. Jana tiết lộ.

1.1. Hành động ném thức ăn cũng thúc đẩy sự tò mò của trẻ

"Chúng học về quan hệ nguyên nhân – hệ quả một cách tuyệt vời nhờ di chuyển cánh tay theo một chuyển động lớn, buông tay đúng lúc và xem điều gì xảy ra với vật thể mà mình vừa ném", chuyên gia phát triển trẻ em và nhà giáo dục cha mẹ Ann McKitrick giải thích.

Cô cho biết thêm, từ chiếc ghế ăn, có rất nhiều cơ hội thú vị để học về nhân - quả. Một trong những điều hấp dẫn nhất là phản ứng của những người lớn có mặt ở đó. Dựa trên phản ứng của người lớn, trẻ học được rằng điều, làm như vậy là ổn hay không ổn.

Nếu bị ngó lơ, ném thức ăn là một cách chắc chắn để trẻ thu hút sự chú ý. Và trẻ mới biết đi đặc biệt thích được chú ý.

1.2. Ném thức ăn còn là cách để trẻ thử nghiệm và rèn luyện tính độc lập mới được khám phá của mình

Tiến sĩ John Sargent, bác sĩ tâm lý trẻ em và giáo sư khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại Baylor College (Mỹ), chia sẻ trên tạp chí Parents: "Trẻ ở độ tuổi này dần nhận ra rằng, chúng có thể khẳng định bản thân và bằng cách tranh luận với người lớn, trẻ sẽ đạt được sự tự tin".

Khi ném thức ăn, trẻ sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện sở thích cá nhân. "Đây là khởi đầu cho việc phát triển quan điểm cá nhân - một bước vô cùng quan trọng của quá trình lớn khôn", bác sĩ tâm lý trẻ em Elizabeth Berger nhấn mạnh.

2. Làm thế nào để ngăn trẻ ném thức ăn?

Bây giờ bạn không còn tức giận về việc con ném thức ăn nữa, nhưng làm thế nào để ngăn trẻ làm việc đó? Mặc dù hoạt động này rất thú vị đối với trẻ, bạn cũng cần hướng dẫn con không lãng phí thức ăn và phải ăn thức ăn trước mặt để trở nên khỏe mạnh hơn.

2.1. Đừng biểu lộ ra mặt sự khó chịu, thất vọng của bạn

"Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi luôn tìm kiếm sự chú ý một cách tự nhiên và nếu nhận được phản ứng, trẻ sẽ càng làm tới. Để tránh khuyến khích hành vi không mong muốn ở trẻ, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thái độ trung lập" - Sarah Remmer, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em và gia đình phát biểu trên tờ Today's Parent.

Nhặt đồ ăn lên và luôn sử dụng cụm từ này mỗi khi xảy ra việc tương tự: "Thức ăn phải ở trên khay". Nói điều này sẽ có tác dụng hơn so với việc bạn chỉ lặp đi lặp lại: "Không, không được làm thế"…

Xem thêm: HI PENCIL STORE RA MẮT SẢN PHẨM MỚI NHÂN DỊP QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6

2.2. Kết thúc bữa ăn

Nếu con tiếp tục ném thức ăn ngay cả sau khi bạn đã giải thích, chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa Aubrey Phelps đề nghị hãy kết thúc bữa ăn, đồng thời nhắc nhở trẻ rằng: thức ăn là để ăn chứ không phải ném. Dọn đồ ăn luôn và không mang ra cho tới bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ kế tiếp.

Trẻ ném thức ăn

Nên kết thúc bữa ăn khi trẻ lặp lại hành động ném thức ăn

Bạn cũng đừng lo lắng, bạn không bỏ đói con đâu. "Khó có khả năng con sẽ đói", McKitrick cho biết. "Nếu trẻ chỉ vừa ngồi xuống ăn và bắt đầu ném, hãy lấy mọi thứ ra khỏi khay và lần lượt đưa cho trẻ từng món ăn một. Nếu trẻ tiếp tục ném, chắc chắn trẻ không đói lắm".

2.3. Dành sự chú ý cho con

Theo Janet Lansbury, cố vấn nuôi dạy con cái kiêm người dẫn chương trình podcast Respectful Parenting, ném thức ăn thường xảy ra khi con bạn đã mất hứng thú với đồ ăn của mình. Hãy chú ý đến những gì con đang cố nói với bạn. Bé có thể muốn bày tỏ rằng, mình đã ăn xong.

Nhìn thấy con gây rối với đồ ăn của mình có thể khiến bạn bực bội, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm khi phải theo dọn lúc sau. Nhưng điều quan trọng là phải thừa nhận hành vi này là một giai đoạn tự nhiên và quan trọng trong sự phát triển và lớn khôn của con bạn. Đồng thời tập trung vào việc biến nó thành một cơ hội để con có thể hiểu được hậu quả từ hành động của mình.

2.4. Đừng cho trẻ quá nhiều đồ ăn

Mẹ đôi lúc muốn cho con được cầm tay bốc ăn, thì nhớ nguyên tắc này. Giới hạn đồ ăn trên khay ăn của trẻ cũng giúp hạn chế việc ném đồ ăn bừa bãi, lung tung.

2.5. Chắc chắn rằng trẻ đang đói

Chỉ đưa cho trẻ thức ăn khi trẻ đang đói. Vì đói tự khắc trẻ sẽ không hoang phí, coi món ăn là đồ chơi nữa, mà ngoan ngoãn cho thức ăn vào miệng. Thông thường trẻ dưới 1 tuổi sẽ ăn ba bữa/ ngày và có 1-2 bữa phụ. Tập cho bé ăn theo thời gian biểu cũng giúp mẹ phán đoán chính xác thời điểm nào bé đói.

2.6. Hướng sự tập trung của trẻ vào việc khác

Hướng sự tập trung của trẻ vào vấn đề khác như hỏi trẻ “con ném cái gì đấy”, “con cho thức ăn vào bát đi”, “mẹ đang nhai giống con này”…. Trẻ sẽ nhanh chóng quên đi trò ném đồ ăn và hứng thú với trò chơi mới mẹ bày ra.

3.Tìm hiểu bài bản về phong cách giáo dục trẻ em của Nhật Bản

3.1. Thừa nhận cảm xúc của con’ ngay từ khi con 1 tuổi

Có lần mình với Bon đi taxi, lúc ấy Bon đang rất cáu và khó chịu vì phải chờ đợi mẹ quá lâu. Anh tài xế hỏi mình ‘Bé nhà chị có vẻ hay cáu nhỉ’. Mình bảo ‘À, cháu đang khó chịu vì phải ngồi đợi mẹ lâu quá đấy’.

Bon cáu kỉnh: ‘Con không yêu mẹ, con không thích chú’.

Mình vẫn nhẹ nhàng: ‘Mẹ xin lỗi đã để Bon phải đợi nhé. Mình nói thế chú lái xe sẽ buồn đấy. Ừ, tạm thời con có thể không thích bất cứ ai lúc này cũng được.’

Mình vẫn thường cho Bon là con có quyền không thích bất cứ ai trong 5 phút, không sao cả, vì người lớn hay trẻ con đều có quyền đó mà, quyền được ở một mình, được xả cảm xúc để trở nên bình tĩnh hơn.

‘Nhưng chỉ không thích mẹ trong 5 phút thôi rồi mình lại giảng hòa nhé’.

Anh tài xế hỏi tiếp: ‘Khi bé cáu thì có hay ném đồ không chị, chứ con nhà em giờ mới hơn một tuổi rưỡi nhưng lúc nào cáu lên không thích là cầm đồ ném. Mẹ nó quát, đe nẹt mãi mà nó vẫn chưa chừa chị ạ’.

Đây là câu mình rất hay được hỏi, và cũng chứng kiến rất nhiều. Đó là trẻ có hành động hư và người lớn ra sức quát nạt, đe dọa để đứa trẻ dừng lại. Hoặc khi đứa trẻ nổi cáu chúng cào mặt mẹ, đánh mẹ.

Mình trả lời: ‘Đối với con trẻ chúng chỉ có cách thể hiện cảm xúc của mình thông qua hành động hoặc là lời nói. Như bé nhà anh thì chưa biết nói nên sẽ dùng hành động, còn bé nhà em đã hơn 3 tuổi biết nói rồi thì thể hiện qua lời nói, cử chỉ’.

Để đứa trẻ có thể kiềm chế được cơn tức giận, buồn bực, khó chịu như một người trưởng thành là cả quá trình trẻ cần có thời gian trải nghiệm rồi mới tự đúc rút ra cho mình, và trong quá trình ấy rất cần ba mẹ làm là thừa nhận cảm xúc và dạy con những hành vi đúng đắn.

Đến người lớn cũng đã trải qua con đường trẻ đã đi mà còn không kiềm chế được cảm xúc, huống hồ con trẻ mới chỉ là những búp non chập chững vào đời.

Bước 1

Điều quan trọng nhất khi này không phải là cấm đoán mà chính là sự thừa nhận cảm xúc ấy của trẻ. Và nói thay cho trẻ cảm xúc ấy để dạy trẻ cách diễn đạt

  • Ba mẹ biết là con đang nổi cáu.
  • Ba mẹ biết là con thích chơi cái này.
  • Ba mẹ biết con đang rất buồn…

Bước 2

Sau đó sẽ nói cho trẻ hậu quả của hành động ấy, nếu trẻ làm như thế thì sẽ gây ra hậu quả gì, có ảnh hưởng gì đến người xung quanh, và cảm xúc của ba mẹ sẽ ra sao.

  • Nhưng con ném đồ thì đồ chơi sẽ rất đau.
  • Mẹ không vui khi con ném đồ chơi như thế.
  • Con nói như thế thì mẹ rất buồn
  • Con nói như thế thì mọi người đều không vui.
  • Con làm bẩn như thế bác lao công lại mất công dọn đấy

Trẻ ném thức ăn

Bé khóc hay nói 'Không yêu mẹ' thì thông điệp đều là: 'Con cần mẹ quan tâm'

Bước 3

Cuối cùng mới đưa ra những lời khuyên, hình phạt với trẻ tùy vào hoàn cảnh

  • Nếu con ném đồ chơi thì mẹ sẽ cất đồ chơi này đi, và con không được chơi trong 1 tuần (ba mẹ nghiêm túc thực hiện đúng lời nói).

Với những gì liên quan đến sự an toàn của tính mạng hay ảnh hưởng đến người khác thì ba mẹ cần ngồi ngang tầm, nhìn vào mắt trẻ để nói một cách rõ ràng với giọng nghiêm túc những thông điệp ấy ‘Con không được ném đồ chơi nữa nhé. Con không được bẻ cành cây. Con không được nhảy thình thình trong thang máy Bon nhé’.

Xem thêm:

3.2. Khi con đánh mẹ, nói ‘Không yêu mẹ’ -  mẹ cần hiểu đúng thông điệp của bé

Đây là tình huống mà hầu như ba mẹ nào cũng gặp phải. Giai đoạn bé tầm 2-3 tuổi khi không kiềm chế được cảm xúc cáu giận, bực tức vì ba mẹ không chiều theo ý mình là bé sẽ đánh, cào cấu. Mình cũng từng trải qua mấy tháng với Bon như thế.

Mình hiểu rằng chỉ là con chưa biết cách kiềm chế cảm xúc, con chỉ biết thể hiện ra bằng hành vi ấy và chưa biết rằng mình đánh mẹ như thế là không được phép.

Thế thì giống như trên, điều đầu tiên vẫn là thừa nhận cảm xúc ‘Mẹ biết con cáu vì mẹ không cho con xem tiếp video đúng không. Nhưng Bon đánh mẹ thì mẹ đau lắm.

Mẹ rất yêu Bon, nhưng con đánh mẹ thì mẹ rất buồn’.

Có 1-2 lần khi Bon cào mặt bạn, đánh bạn mình đã không kiềm chế được, đành cầm bàn tay Bon để tét lên bàn tay: ‘Mẹ đánh vào bàn tay Bon xem con có đau không nhé. Nếu con đau thì bạn cũng đau như thế đấy’.

Nhưng rồi sau đó mình nhận thấy việc mình đánh Bon như thế sẽ không hiệu quả, con không hối lỗi, con lại có thể học tính bạo lực từ hành vi đó của mẹ. Thế nên mình dùng phương pháp đánh vào tâm lí, để Bon dần hiểu rằng mình đánh ai đó, đánh mẹ mà mình yêu quý thì mẹ sẽ buồn, từ đó Bon không đánh mẹ nữa.

Quả thật, giai đoạn Bon đánh mẹ chỉ kéo dài 2-3 tháng là hết, đánh bạn chỉ kéo dài nửa năm là dần dần con biết học cách điều chỉnh hành vi của mình. Để học được điều ấy đứa trẻ phải tốn cả 3-4 tháng, thậm chí là mất cả 1 năm.

Vì thế nếu có lời khuyên nào với các ba mẹ mình đều muốn nói rằng hãy thừa nhận và kiên nhẫn chờ đợi con. Rồi những cơn phản kháng, những tật xấu cũng sẽ qua đi chứ không bao giờ là kéo dài mãi, nếu ba mẹ ứng xử với con nhẹ nhàng thì chắc chắn con cũng sẽ nhẹ nhàng.

Vì con cái là tấm gương phản chiếu mọi hành vi của cha mẹ mà.

Trẻ ném thức ăn

Bé cần được trải nghiệm cảm giác "A, mình làm được rồi" càng nhiều càng tốt

Cha mẹ ứng xử nhẹ nhàng, giành nhiều tình cảm thương yêu con thì con sẽ nhẹ nhàng, hòa nhã

Bon luôn luôn nói ‘không’ ở giai đoạn lên 2 cho đến giờ và chắc sẽ còn tiếp tục thêm vài năm nữa. Nó là bằng chứng của sự trưởng thành nên mình không cảm thấy lo lắng lắm.

Vì chỉ khi đứa trẻ cảm thấy thực sự an toàn chúng mới dám nói ra cảm xúc thật của mình, và ở bên ba mẹ chính là nơi an toàn nhất nên chúng rất muốn được làm ‘nũng’.

Điều mình làm chỉ là chờ đến lúc con bình tĩnh sau câu hét ‘Con không thích’ để đồng cảm: ‘À, con không thích đúng không…’. Ngay cả khi Bon nói ‘Con ghét mẹ’, mình vẫn luôn nói: ‘Nhưng mẹ rất yêu Bon đấy’.

Bởi vì câu ghét ở đây chỉ mang thông điệp là: Con cần mẹ thấu hiểu con, chứ không phải là ghét thực sự.

Như mẹ Teresa có nói ‘Trái với yêu thương là không quan tâm’, chứ trẻ luôn bày trò để ba mẹ quan tâm đến mình là vì chúng vô cùng yêu thương cha mẹ.

Thừa nhận còn là chấp nhận sự yếu đuối của trẻ, cho trẻ được cơ hội giải tỏa cảm xúc và trải nghiệm ‘A, mình làm được rồi!’ thật nhiều.

3.3. Bé nhút nhát ở chỗ đông người: đừng vội la mắng

Rất nhiều mẹ cũng hỏi mình sao con đi chỗ đông người lại rất nhút nhát mà ở nhà thì nói chuyện líu lo. Mình từng chứng kiến nhiều ba mẹ lại la mắng con ‘Có gì đâu mà nhút nhát’.

Ngoài ra nó cũng có thể đến từ một phần tính cách của bé có thể thuộc tuýp trẻ luôn căng thẳng.

Điều mà ba mẹ có thể làm để giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng và bất an trước môi trường lạ đó là:

Hãy dẫn trẻ đến những nơi trẻ thích, và những nơi để trẻ tăng cơ hội giao tiếp với nhiều người. Mục đích là để trẻ có thể trải nghiệm thêm nhiều cơ hội ‘không sao đâu, con có thể làm được’.

Không cần ép buộc ngay mà hãy để trẻ tự mình nhận ra sau mỗi trải nghiệm ‘Vui quá. mình làm được rồi’. Điều này cũng luôn đúng với những trẻ không chịu chào hỏi.

Ba mẹ chỉ cần làm mẫu, sau đó sẽ khen ngợi trước mỗi sự cố gắng nhỏ của trẻ như ‘hôm nay con đã biết nhìn người đối diện khi chào rồi đấy’.

Khóc là cách để giải tỏa cảm xúc nên hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ.

Hãy cho trẻ vẽ tranh. Đưa hộp bút và tớ giấy rồi hỏi con cảm thấy thế nào, hãy vẽ lại những cảm xúc của con cho mẹ xem nhé!

Rất cần sự kiên nhẫn và hành động của ba mẹ trong một thời gian dài để bé có thể thay đổi được tính cách đó của mình.

Cuộc đời này, điều con cần nhất chính là sự thừa nhận. Trong những năm tháng đầu đời đó là thừa nhận những cảm xúc của con.

Qua những tháng ngày lớn lên cùng con đây là bài học rất lớn mình đã học được. Để rồi sẽ còn rất nhiều những bài học về sự thừa nhận sau này.

Hy vọng với những chia sẻ của phucngocan.com về Làm gì khi con ném đồ ăn? Nguyên nhân, cách khắc phục mẹ cần biết, quý phụ huynh có thể tìm được cho mình giải pháp phù hợp để đối phó với tình trạng cáu giận, ném đồ của con. Đây chính là việc quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của bé con sau này. 

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh