Làm gì khi trẻ nói tục, nói bậy? Cách dạy con khéo léo, hay nhất – Công Ty Nam Nguyên Dược

Làm gì khi trẻ nói tục, nói bậy? Cách dạy con khéo léo, hay nhất

Thực tế, trẻ nhỏ không hiểu hết ý nghĩa của các câu nói tục, chửi bậy bởi đây là hành vi bắt chước người lớn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng nói tục, chửi bậy ở trẻ, người lớn nên áp dụng các cách xử trí mà phucngocan.com gợi ý dưới đây.

1. Cha mẹ lúng túng khi phát hiện con nói tục nói bậy

Đối với những người làm cha làm mẹ ai cũng muốn con mình khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng hoàn hảo được như mong muốn. Do vậy, các ông bố bà mẹ không khỏi lúng túng khi bất ngờ phát hiện con cái nói tục chửi bậy, nhất là ở nơi công cộng hoặc đông người.

Thói quen nói tục nói bậy ở trẻ không phải bột phát từ bản thân, mà hầu hết nguyên nhân từ việc trẻ bắt chước người lớn, bắt chước bạn bè hoặc học trên phim ảnh, sách truyện…

2. Tìm hiểu nguyên nhân

Thay vì nổi nóng, quát mắng trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con nói tục để tìm cách uốn nắn. Hãy giúp trẻ hiểu rằng, người lớn chỉ yêu quý những đứa trẻ ngoan ngoãn, việc nói tục, chửi bậy là hành vi xúc phạm người khác.

3. Nguyên nhân khiến trẻ nói bậy

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân tác động, hình thành thói quen nói bậy cho trẻ, nhất là ở độ tuổi tập nói từ 1 đến 3 và lớn hơn từ 4 đến 7 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu tác động chính đến cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của trẻ ở giai đoạn này:

Do tâm lý bắt chước

Đặc biệt ở độ tuổi trẻ đang tập nói, nên rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ. Môi trường xung quanh nhiều người thường nói tục, chửi bậy thì rất khó để trẻ tránh được việc nói bậy.

Do môi trường sống

Một gia đình có những người lớn nói bậy, dùng những từ ngữ không trong sáng lâu dần tạo thành ảnh hưởng xấu đến việc dùng từ ở trẻ. Nếu bố mẹ, ông bà hay người giúp việc dùng các từ bậy, trẻ nghe nhiều sẽ thành quen, cảm thấy đó là ngôn ngữ bình thường và thoải mái sử dụng.

Do trẻ không được giáo dục nghiêm khắc, sửa lỗi từ bé

Khi nghe thấy trẻ nói bậy từ nhỏ mà phụ huynh không giải thích, không điều chỉnh ngay thì từ hành vi sẽ trở thành thói quen khó thay đổi.

Làm gì khi trẻ con nói tục

Những nguyên nhân khiến trẻ nói bậy

Do tâm lý muốn bằng bạn, bằng bè tính phô trương

Trẻ nhỏ không thích thua kém bạn bè và cực kỳ hiếu động. Khi thấy bạn ở trường nói bậy thì cũng dùng từ tương tự. Tâm lý này thường thấy ở trẻ đã đến trường.

Do tiếp thu từ phim ảnh, mạng internet, các thiết bị công nghệ

Trẻ dùng điện thoại, xem ti vi nhiều trong ngày. Nhất là các chương trình sử dụng từ lóng, từ bậy thì trẻ cũng bị nhiễm rất nhanh. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị kỹ thuật số. Nếu trẻ dùng thì phải quản lý, kiểm soát các chương trình, trò chơi trẻ xem.

Trẻ muốn gây sự chú ý, quan tâm của người khác

Với những gia đình mà trẻ ít được quan tâm trò chuyện cũng dẫn đến trẻ hay nói bậy để gây sự chú ý và tìm người chơi cùng. Chính vì thế, bố mẹ cần dành thời gian cho con, chơi cùng con để trẻ tránh được cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Nếu thấy con nói bậy dù chỉ là lần đầu, bạn không nên xem đó là chuyện bình thường. Bởi nói bậy không chỉ là cách sử dụng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, nhân cách và cách sống của trẻ.

4. Việc nói tục có hại cho trẻ không?

Có một điều rất rõ ràng rằng nói tục là một dạng quấy rầy bằng ngôn ngữ. Nhưng liệu việc nghe nói tục và nói tục có hại cho trẻ không?

Điều đáng ngạc nhiên là có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Một nghiên cứu đã ghi lại 10.000 trường hợp chửi thề đã kết luận trong tất cả khả năng, bản thân nói tục chửi thề không có hại. Ví dụ, khi chúng ta nghe một đứa trẻ chửi thề, chúng ta thường nghĩ rằng trẻ thiếu kỉ luật và là kẻ bắt nạt, ảnh hưởng xấu đến trẻ khác. Nhưng thực tế là chửi thề chỉ có thể là do thiếu kỉ luật, do gia đình cởi mở quá, chứ không phải bản chất của trẻ là xấu. Trường hợp trẻ thường xuyên sống trong môi trường mà người xung quanh nói tục, sử dụng ngôn ngữ không tích cực và từ đó có xu hướng dùng nói tục chửi bậy để giải quyết vấn đề không nằm trong diện của bài viết này.

Có một nghiên cứu đã chứng minh việc nói tục có thể giúp giảm đau, khiến ta cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, trẻ thường chỉ nói tục như một hình thức thử nghiệm do học từ người lớn. Vì thế, có lẽ, bản thân việc nói tục không quá nặng nề như chúng ta nghĩ và chúng ta nên hướng trẻ nói những từ dễ chấp nhận, trong những hoàn cảnh nhất định.

Xem thêm:

5. Phải làm gì khi con chửi thề?

Khi con chửi thề, bố mẹ cần bình tĩnh, không nên lớn tiếng với bé và có thể áp dụng một số cách sau đây:

Giữ vẻ mặt nghiêm và lạnh

Lần đầu tiên thấy con nói ra những điều bậy bạ, bạn nên kiềm chế sự thôi thúc của bản thân để không cười phá lên. Điều này sẽ khiến bé lầm tưởng và nghĩ rằng chửi thề là việc tốt. Ngay cả khi bạn nghe bé nói những từ khó hiểu thì bạn cũng nên nhắc nhở thay vì thấy đó là điều thú vị.

Đặt ra giới hạn

Nếu con đã quen miệng với 1 hoặc 2 câu nói tục, bạn cần đưa ra những quy định để dạy dỗ bé. Bạn cần bình tĩnh, cố gắng đừng trở nên bực bội hoặc tức điên lên vì bé sẽ nghĩ rằng mình có khả năng làm bố mẹ chú ý.

Làm gì khi trẻ con nói tục

Đặt ra giới hạn cho con

Tùy thuộc vào độ tuổi và từng trường hợp cụ thể, bố mẹ có thể phạt bằng cách tước đi các đặc quyền của bé như đi chơi, xem tivi khi bé chửi thề.

Dạy con thể hiện cảm xúc bằng cách khác

Nếu con chửi bậy vì tức tối, buồn bã hay mệt mỏi, bạn thử hướng dẫn chúng sử dụng những từ ngữ khác tốt hơn mà vẫn giúp biểu hiện cảm xúc cá nhân và xử lý tình huống tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ “Con đang rất giận/rất bực tức”.

Bố mẹ cũng cần làm gương cho con và chú ý đến ngôn ngữ hàng ngày của mình. Nếu bạn dạy con không được chửi bậy mà bản thân lại vi phạm thì con sẽ không thể nào sửa đổi được. Khi con sửa đổi được thói quen xấu, bố mẹ có thể đưa ra phần thưởng nhỏ khen ngợi, khích lệ con.

Thể hiện sự quan tâm đến con

Để giúp trẻ tránh khỏi những chuyện tức giận hay bức bối, cha mẹ cần thể hiện sự ân cần với trẻ. Hãy nói chuyện dịu dàng với trẻ, giải thích cho trẻ hiểu rằng, nói tục, chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Trẻ nhỏ thường sẵn sàng làm những điều được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự ân cần và khen ngợi, trẻ sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa.

Dạy con cách gây ấn tượng khác với bạn bè

Nếu con bạn chửi thề để hòa nhập được với bạn bè thì hãy nói chuyện và hỏi vì sao con lại nghĩ rằng điều đó là cần thiết. Bạn có thể dạy con cách khác để gây ấn tượng với bạn bè như học thật giỏi, chơi xuất sắc một môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản bằng sự thân thiện của bản thân.

Khi con lớn hơn, bạn có thể giải thích với mỗi nhóm đối tượng, chúng ta có thể sử dụng ngôn từ, cách nói chuyện khác nhau. Nhưng sẽ có những từ ngữ con tuyệt đối không được dùng.

Kiểm soát môi trường xung quanh con

Trẻ có thể học được từ chửi bậy từ nhiều nguồn, có thể là bạn bè, bố mẹ, hoặc từ tivi, tranh ảnh, youtube… 

Làm gì khi trẻ con nói tục

Kiểm soát các môi trường xung quanh con

Khi con nói bậy, bố mẹ hãy kiểm tra những thứ con xem hàng ngày, nếu phát hiện chúng có nội dung không tốt hoặc vượt giới hạn tuổi quy định thì cần giải thích cho con hiểu và không cho xem nữa.

Thay thế câu nói tục bằng những lời lẽ trong sáng

Nếu con nói thêm những từ bậy bạ mới, bố mẹ hãy dạy bé nói những từ khác hay hơn. Ví dụ như để thể hiện sự tức giận hay thất vọng, thay vì nói bậy thì con có thể nói: “Bực mình quá!” hoặc “Con buồn quá!”.

Đừng để con đạt được mục đích khi chửi thề

Nếu con nói tục để đòi hỏi món đồ nào đó, bạn hãy cứng rắn và đừng để bé đạt được mong muốn. Thay vào đó, hãy khen thưởng và khuyến khích khi con không nói tục, chửi thề nữa.

Xem thêm: Bật mí cho mẹ những món đồ chơi phù hợp nhất cho bé từ 1-3 tuổi

Dạy con biết tôn trọng người khác

Bạn nên nói với con việc chửi thề là xấu và dặn dò bé không được nói như vậy nữa, thậm chí là chỉ đùa với bạn. Chửi bậy và nói tục sẽ khiến con gặp rắc rối ở trường, lớp và bạn bè. Lúc bé ăn cơm cùng gia đình, nhất là khi có ông bà thì việc này lại càng không nên.

Làm gì khi trẻ con nói tục

Dạy con nên biết tôn trọng người khác

Bạn nên giải thích rằng, bố mẹ không chấp nhận những lời nói tục của con vì chúng sẽ làm tổn thương cảm giác của người đối diện. Hành động này không làm con trở nên đặc biệt hơn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.

Xem lại lời nói của chính bạn

Việc chửi thề và nói tục ở người lớn và trẻ em là hoàn toàn khác biệt nhau. Tuy nhiên, nếu để con thường xuyên nghe thấy những câu nói chẳng hay này từ bố mẹ hay người lớn mỗi ngày, bé sẽ nghĩ rằng việc này không có gì là sai và bắt chước làm theo. Tại sao người lớn nói được, còn mình thì không?

Vì vậy, người lớn trong nhà cần làm gương cho con. Nếu chẳng may buột miệng chửi thề thì bố mẹ phải xin lỗi con ngay.

Đưa ra các hình phạt

Trẻ nói bậy một cách vô thức nên rất hay lặp lại. Vì thế, để hạn chế tối đa tần suất nói bậy ở trẻ, bạn cần có thái độ cứng rắn, dứt khoát trong những lần trẻ tái phạm hành động trên. Hi vọng qua bài viết này của phucngocan.com, các bố mẹ sẽ biết làm gì khi trẻ nói tục, nói bậy nhé! Chúc các bố mẹ và các bé luôn hạnh phúc! 

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh