Vì sao không nên mua nhiều đồ chơi cho con - Lý do ít người biết – Công Ty Nam Nguyên Dược

Vì sao không nên mua nhiều đồ chơi cho con - Lý do ít người biết

Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ có đồ chơi cho trẻ em thôi chứ trẻ sơ sinh thì đã biết gì đâu mà chơi đồ chơi. Tuy nhiên không phải thế, các bé ngay khi ở trong bụng mẹ đã thích nghe nói chuyện, cảm nhận âm nhạc và thích được quan tâm. Chính vì vậy mà khi vừa chào đời được vài tuần tuổi, bé đã có thể khám phá được những điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài.

Theo bạn, có nên mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh hay không? Mua đồ chơi trẻ sơ sinh thì mua những gì? Để giúp các bạn có câu trả lời thuyết phục nhất cho vấn đề này, phucngocan.com mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ sơ sinh chơi đồ chơi ở tháng thứ mấy?

Thông thường, khi nhắc đến trẻ sơ sinh, chúng ta thường nghĩ ngay đến những bé mới chào đời cho đến khoảng 12 tháng tuổi. Tuy nhiên ở độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi, rất ít bố mẹ nghĩ rằng con mình có thể làm quen và chơi với những món đồ vật xung quanh.

Có thể nói suy nghĩ đó là có phần chưa đúng, vì bé sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi là đã có thể bắt đầu tập làm quen với các món đồ chơi rồi. Bố mẹ nghĩ rằng 1 tháng tuổi ăn với ngủ còn chưa đủ, làm sao bé biết chơi đúng không?

Sau khi chào đời 1 tháng, bé đã bắt đầu có những biểu cảm ngộ nghĩnh, đáng yêu và biết chú ý đến mọi người, mọi vật xung quanh. Tầm nhìn, giác quan và cách nhận biết, nắm bắt màu sắc, âm thanh của bé cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Chính vì thế, bố mẹ có thể cho bé tập làm quen với màu sắc, âm thanh, biết cách cầm nắm những vật nhỏ thông qua các món đồ chơi.

2. Vì sao không nên mua đồ chơi cho con

2.1. Lựa chọn càng nhiều, trẻ càng ít có thể tận hưởng niềm vui

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng nếu đáp ứng mọi nguyện vọng của con và đem đến cho con những lựa chọn khác nhau sẽ khiến trẻ càng hài lòng và vui vẻ. 

Thực tế không như vậy, theo các nhà tâm lý, đôi khi bản chất của trẻ nhỏ không hề tham lam mà chính là do được quyền lựa chọn quá nhiều nên khiến trẻ càng cảm thấy không được thỏa mãn, niềm vui khi chơi đùa cũng bị hạn chế đi.

Hình trẻ em

Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được

Một tình huống cụ thể được các nhà tâm lý đưa ra để dẫn chứng như sau: Trong công viên, một cậu bé đang chơi xích đu rất thoải mái, nhưng sau đó cậu nhìn thấy chiếc cầu trượt bên cạnh không có ai nên liền rời khỏi chiếc xích đu và chạy sang chơi cầu trượt. 

Nhưng chỉ thoáng chốc, cậu lại nhìn thấy đối diện có người bạn nhỏ đang chơi xúc cát, thế là cậu vội vàng rời bỏ cầu trượt để chạy đến chơi xúc cát.

Cùng lúc đó, một bé gái vừa đến công viên và ngồi lên chiếc xích đu, cậu bé trai thấy vậy liền chạy đến giành, không cho cô bé kia chơi chiếc xích đu mà cậu đã "vứt bỏ" trước đó. 

Bé gái cũng không chịu nhường nên bị cậu bé đẩy một cái và òa khóc. Mẹ cậu bé nhìn thấy con mình bắt nạt bạn gái nên có hơi trách mắng: "Sao con giành hết cái này đến cái kia vậy? 

Con tham lam như thế là không ngoan đâu đấy". Cậu bé bị mẹ mắng cũng òa khóc theo.

Thật ra, trong tình huống trên không phải là bé trai quá tham lam mà chính là trong công viên, cậu có quá nhiều sự lựa chọn. 

Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được. 

Rốt cục, tuy có nhiều thứ để chơi nhưng cậu bé không thể có được niềm vui trọn vẹn ở bất cứ trò chơi nào.

2.2. Có nhiều lựa chọn, trẻ dễ bị phân tán sự chú ý và khả năng tập trung, thiếu lòng quý trọng

Cũng tình huống trong công viên ở trên, giả sử nếu cậu bé không có quá nhiều trò chơi có thể chọn, chẳng hạn chỉ có thể chơi xích đu hoặc cầu trượt thì bất luận chơi thứ gì, cậu cũng sẽ tập trung vào trò chơi và tận hưởng niềm vui, sự thú vị trong đó.

Mặc dù nói ở giai đoạn thích khám phá của trẻ thì chuyện tiếp xúc, trải nghiệm nhiều thứ khác nhau sẽ giúp trẻ càng phát triển tư duy, hành động. 

Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt.Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt.

Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt.

Nhà tâm lý học Barry Schwartz, tác giả cuốn sách "Nghịch lý của sự lựa chọn", đã từng làm một thực nghiệm thế này: Ông chia nhóm trẻ con thành 2 tổ để vẽ tranh. 

Tổ 1 trẻ chỉ có thể chọn 1 cây bút trong 3 cây có sẵn, tổ 2 được chọn 1 cây bút trong số 24 cây bút khác. Kết quả, tác phẩm của nhóm trẻ ở tổ 2 trông tệ hơn rất nhiều so với tranh của tổ 1.

Tiếp theo, ông cho những đứa trẻ chọn ra 1 cây bút yêu thích nhất, rồi lại thuyết phục trẻ bỏ cây bút ấy để chọn một món quà khác. Kết quả nhóm trẻ ở tổ 2 dễ dàng từ bỏ cây bút mà chúng đã chọn hơn trẻ ở tổ 1.

Chúng ta thường cho rằng nếu để trẻ được nhiều chọn lựa vật chất sẽ khiến trẻ càng hạnh phúc hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. 

Có quá nhiều sự lựa chọn khiến trẻ bị rối, không biết bản thân mình thích gì nhất, dù có đạt được cũng không biết cách quý trọng.

Xem thêm:

3. Bố mẹ nên làm gì để tránh tình trạng cho trẻ quá nhiều lựa chọn không cần thiết?

Đồ chơi chỉ nên vừa đủ. Được mua nhiều đồ chơi không những dễ khiến trẻ phân tâm mà còn gây bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ. Các nhà tâm lý thuộc bang Virginia (Hoa Kỳ) cho rằng tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau. Bởi vì nếu ít hơn 5 có thể khiến trẻ xuất hiện tâm lý tự ti, nhưng nếu nhiều hơn 5 lại dễ làm trẻ phân tâm và hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ khi chơi.

Hình trẻ em

Tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau

Khi số lượng đồ chơi trong phạm vi vừa đủ, trẻ có thể chuyên tâm khi chơi, ngoài ra trẻ còn biết tư duy, nghiên cứu, tìm tòi và thử nhiều cách chơi khác nhau.

Sau một thời gian trẻ đã phát huy hết tác dụng của món đồ chơi, bạn có thể thay đổi bằng món đồ chơi mới nhưng vẫn nhớ số lượng chỉ ở con số 5 thôi nhé.

4. Những lợi ích của đồ chơi cho trẻ sơ sinh

4.1. Đồ chơi góp phần giúp bé phát triển trí thông minh

Đặc điểm của đồ chơi cho trẻ sơ sinh đó chính là có nhiều màu sắc, hình ảnh và âm thanh vui tươi. Chính vì thế, khi cho bé sơ sinh tiếp xúc với những món đồ chơi này sẽ giúp kích thích các giác quan, sự nhận biết của bé trong mỗi giai đoạn.

4.2. Giúp bé kết hợp linh hoạt tay và mắt

Bé sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên đã biết nhìn ngắm mọi vật xung quanh. Tay chân của bé cũng chịu khó vận động và cầm nắm mọi thứ hơn so với những ngày mới chào đời. Chính vì thế, khi bé bắt gặp những món đồ chơi ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt thì bé sẽ muốn dùng tay nắm lấy vật đó. Điều này giúp bé phối hợp linh hoạt hơn trong việc điều khiển các giác quan.

Có nên mua đồ chơi cho trẻ

Đồ chơi trong giai đoạn này góp phần giúp bé phát triển nhận thức của mình

4.3. Đồ chơi là một bài tập vận động toàn thân tốt nhất

Bé sơ sinh sẽ không thể phát triển toàn diện nếu người lớn cứ nghĩ rằng cho bé nằm yên một chỗ. Tuy nhiên nếu chỉ nằm yên mà không hề vận động thì bé sẽ chẳng thể nào phát triển được các khả năng của chính mình. Việc cho bé tập làm quen với các món đồ chơi sẽ giúp bé chịu khó nhìn ngắn, cử động tay tây. Những hoạt động đơn giản đó của bé cũng giống như đang tập thể dục toàn thân vậy.

Xem thêm: TOP những món đồ chơi cho bé từ 0-12 tháng an toàn cho bé

5. Những đồ chơi không nên mua cho trẻ sơ sinh

Tuy rằng bé sơ sinh chưa thể chơi hay vận động được nhiều như các bé khác. Nhưng việc cho bé tập làm quen với các món đồ chơi cũng rất quan trọng trong những năm tháng đầu tiên.

Đồ chơi cho bé sơ sinh ngày càng đa dạng với nhiều mẫu mã. Nhưng bố mẹ và người lớn cũng cần lưu ý một số món đồ chơi không nên cho bé sơ sinh tiếp xúc như:

  • Đồ chơi có kích thước quá nhỏ vì nó có thể rơi vào tai, mũi hay miệng của bé
  • Đồ chơi làm bằng nhựa không rõ nguồn gốc
  • Đồ chơi quá lớn hay những món đồ chơi có hình cánh quạt, tua rua…
  • Những món đồ chơi sử dụng pin và điện chỉ nên treo cách xa bé
  • Đồ chơi phải làm bằng chất liệu mềm mại, dịu êm, không bị dính bụi, sợi vải tay bề mặt thô ráp
  • Những món đồ chơi phát ra âm thanh không nên để âm lượng quá lớn
  • Không nên mua cho con một lúc quá nhiều đồ chơi

Có nên mua đồ chơi cho trẻ

Bố mẹ nên tìm những món đồ chơi phù hợp với bé trong từng giai đoạn của lứa tuổi sơ sinh

Lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh tưởng dễ nhưng lại rất khó. Đối với những bé từ 1 tuổi trở lên, khi bố mẹ dặn dò, bé đã phần nào hiểu được. Tuy nhiên đối với những bé sơ sinh, bé chưa thể nhận thức được hết mọi thứ. Chính vì thế, nếu bạn lựa chọn những món đồ chơi không an toàn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

6. Nên mua đồ chơi gì cho bé sơ sinh theo từng tháng tuổi?

Bé sơ sinh cũng chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ 0 – 12 tháng tuổi. chính vì thế, việc lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh cũng chia thành nhiều giai đoạn với những món đồ chơi khác nhau.

6.1. Đồ chơi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là quan trọng nhất.

Có nên mua đồ chơi cho trẻ

Bé sơ sinh một tháng tuổi rất thích nhìn thấy những món đồ vật có nhiều màu sắc

Bé sơ sinh trong giai đoạn này đã biết cảm nhận âm thanh, hình ảnh, màu sắc nhưng mức độ cảm nhận còn thấp. Khi bố mẹ lựa đồ chơi cho bé thì cần đảm bảo độ an toàn nhưng vẫn mang đến hiệu quả cho bé trong quá trình tiếp xúc.

Những món đồ chơi bé sơ sinh 1 tháng tuổi có thể sử dụng là:

  • Đồ chơi nhiều màu treo trên nôi: Món đồ chơi này vừa có hình dáng ngộ nghĩnh, dễ thương lại phát ra âm thanh vui tươi giúp thu hút sự chú ý của bé. Với món đồ chơi này, bé vừa thích thú, chăm chú lại giữ khoảng cách xa nên đảm bảo an toàn.
  • Đồ chơi phát ra nhạc: Những món đồ chơi phát ra nhạc luôn thu hút sự chú ý của các bé sơ sinh. Vì trong giai đoạn này, bé đã phát triển hơn rất nhiều, nên rất nhạy cảm với âm thanh và thích thú khi nghe thấy âm thanh xung quanh mình.
  •  Thú bông mềm mại: Ở độ tuổi 1 tháng này, bé rất thích nhìn thấy những khuôn mặt nên khi lựa chọn thú bông, ngoài sự mềm mại thì bố mẹ lưu ý lựa chọn những con thú có rõ khuôn mặt để khơi gợi hứng thú từ bé nhé.

6.2. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, cứ sau 1 ngày, bé lại phát triển thêm cho mình những kỹ năng về nghe, nhận biết…Chính vì thế, khi bé được 2 tháng tuổi, bé rất thích những món đồ chơi như:

  •  Đồ chơi phát ra âm thanh, có màu sắc vui tươi, ngộ nghĩnh
  • Lục lạc đeo tay hoặc đeo chân, mỗi lần bé cử động sẽ phát ra tiếng kêu
  • Những món đồ chơi xúc xắc

6.3. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

3 tháng tuổi là độ tuổi mà bé đã biết nghe ngóng các cuộc nói chuyện xung quanh và tay chân cũng hoạt bát hơn.

Ở giai đoạn này, bé sơ sinh rất thích cầm nắm những đồ chơi phát ra tiếng động như: Xúc xắc, lục lạc…Ngoài ra, bé cũng thích được người lớn hỏi chuyện, chơi cùng những món đồ chơi ấy. đặc biệt là bé có thể cảm âm rất tốt, thích thấy những khuôn mặt rõ ràng nên bố mẹ có thể mua những con thú bông mềm mại để làm bạn cùng bé.

6.4. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Nhìn chung, bé phát triển nhận thức và thể chất theo từng ngày. Bố mẹ có thể nhận ra sự lanh lợi, hoạt bát và hiểu chuyện của bé qua mỗi một giai đoạn.

Có nên mua đồ chơi cho trẻ

Đối với những bé 4 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé cầm nắm các món đồ chơi nhỏ

Ở 4 tháng tuổi, bé sơ sinh cực kỳ có hứng thú với các món đồ chơi như: Thú bông, con rối rằng tay và những con thú mà bố mẹ gắn trên nôi hay khung gỗ. Bé sẽ vận động cả mắt, tay chân và vươn mình lên, thậm chí là lật người lại để tiến tới món đồ vật mà mình muốn, dùng tay cảm nhận lấy nó. Trong giai đoạn này bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện, hỏi han và chơi cùng bé nhiều hơn để mọi giác quan đều trong trạng thái hoạt động và phát triển tốt nhất.

6.5. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh 6 – 12 tháng tuổi

Trong những tháng cuối của giai đoạn sơ sinh, bế rất ưng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh mình. Lúc này bé thường đã biết bò, bé muốn đụng chạm vào tất cả các loại đồ vật trong nhà và thường bỏ vào miệng để nếm.

Ngay lúc này, bố mẹ nên tìm cho bé những món đồ chơi có bề mặt mềm mại, nếu là nhựa thì phải là loại cao cấp, không độc hại. Bố mẹ cũng nên lưu ý chọn cho bé những món đồ chơi không quá nhỏ, vì bé có thể nuốt vào.

Bé sơ sinh trong giai đoạn này rất hiếu động, nếu có thể, bố mẹ nên quan tâm và quan sát bé kỹ hơn, để đảm bảo rằng con mình có thể phát triển tốt và không bị nguy hiểm gì.

7. Cần lưu ý những gì khi muốn mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh

Khi bố mẹ quyết định cho con yêu của mình tập làm quen với mọi điều, bố mẹ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Việc lựa đồ chơi cho bé cũng thế, bố mẹ nên tìm đến những địa điểm chuyên cung cấp đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để mua.

Có nên mua đồ chơi cho trẻ

Bố mẹ cần mua cho bé những món đồ chơi mang tính sáng tạo cao để kích thích tư duy trong bé

Khi muốn mua bất cứ sản phẩm nào, bạn cũng nên hỏi qua nguồn gốc, chất liệu và cách sử dụng, vệ sinh, bảo quản. Vì bé rất thích cầm đồ chơi bỏ vào miệng và cầm hoài trong tay, ôm khi đi ngủ, âu yếm hàng ngày. Nên mọi món đồ chơi mà bố mẹ chọn đều phải làm từ chất liệu cao cấp, không bị bụi, đứt chỉ hay tiết ra những loại chất có hại.

Trên đây là một số chia sẻ về việc có nên mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh hay không. Hi vọng rằng sau khi tham khảo qua bài viết này của phucngocan.com, các bạn đã có thêm nhiều  kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ chơi cho bé nhà mình. Hãy dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất nhé, nhưng bố mẹ cũng đừng quên làm nhà tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe cho chinh thiên thần nhỏ của mình nhé. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Xem thêm bài viết liên quan:
Tư vấn nhanh