Trẻ quấy khóc khó ngủ: Nguyên nhân và lời khuyên cho bố mẹ – Công Ty Nam Nguyên Dược

Trẻ quấy khóc khó ngủ: Nguyên nhân và lời khuyên cho bố mẹ

Trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc, vặn mình không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn khiến cha mẹ lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc có thể đến từ các nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc do các thói quen sinh hoạt không hợp lý. Hãy cùng phucngocan.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Những điều thú vị về giấc ngủ của bé

Nắm bắt được những đặc điểm trong giấc ngủ của bé, mẹ sẽ hiểu được việc trẻ sơ sinh khó ngủ sẽ gây nên những ảnh hưởng như thế nào. Trung bình mỗi ngày, bé ngủ từ 18 đến 20 giờ. Có thể dao động từ 15 đến 21 giờ.

Thời gian trung bình cho mỗi giấc ngủ cũng rất thay đổi. Trung bình, bé ngủ từ 30 đến 180 phút cho mỗi giấc. Con số này có thể kéo dài đến tận 5 – 10 giờ cho một giấc ngủ. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, đôi khi mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bé bú. 

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Những điều thú vị về giấc ngủ của trẻ

Do chưa phân biệt được ngày và đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt và ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Nhiều mẹ sẽ lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm. Bé sẽ ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Một số đặc điểm thú vị về giấc ngủ của bé:

  • Trẻ ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
  • Thời gian trẻ sơ sinh thức để bú dao động từ 30 đến 45 phút.
  • Mẹ nên bật đèn sáng hoặc kéo rèm cửa cho có ánh nắng khi trẻ thức. Đồng thời nên tắt đèn và che bớt nắng khi trẻ ngủ.
  • Chu kỳ thức – ngủ của trẻ chưa ổn định. Thế nên nếu thấy bé ngủ quá 2,5 giờ thì nên đánh thức bé dậy. Qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.

2. Trẻ hay khóc đêm khi nào là bất thường?

Ngược lại, với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: khi ngủ em bé thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,... có thể là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ, và cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề em bé khóc do bệnh lý.

Trẻ khóc đêm bất thường, có thể thức dậy giữa đêm, la hét, hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Vì vậy cha mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Trong trường hợp trẻ khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng hơn, em bé khóc hơn ba giờ mỗi ngày và thường khóc vào buổi tối, trong hơn ba ngày mỗi tuần và hơn ba tuần. Nguyên nhân rất có thể là do em bé bị dị ứng với protein sữa bò. Trong trường hợp này, cha mẹ cần cho em bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định xem có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không.

Trẻ em quấy khóc

Trẻ hay khóc đêm khi nào là bất thường

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, cơn khóc không rõ nguyên nhân, khi khóc thường co 2 đầu gối gập vào bụng thì rất có thể em bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau xảy ra vào cùng một thời điểm nào đó trong ngày, thường xảy ra vào lúc chập tối và kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ thường khóc khi được khoảng 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết, tuy trẻ khóc và bị đau bụng nhưng vẫn tăng cân tốt. Do đó, mẹ cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đều đặn hàng tháng để theo dõi cân nặng của trẻ.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của em bé kéo dài hơn, khóc nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh còi xương này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và sinh ra quấy khóc đêm không chịu ngủ trong thời gian dài. Trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: bé chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, và hay ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của em bé không được đảm bảo, thiếu canxi, hoặc do em bé được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D. Vì vậy người mẹ cần cho em bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ gìn phòng ốc được thông thoáng, không để thiếu ánh sáng. Cần đưa em bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.

Ngoài ra, nếu trẻ khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác ví dụ như: nôn, ưỡn người, khóc thét lên, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì rất có thể là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa em bé đi cấp cứu ngay.

Xem thêm: Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 theo cách của chuyên gia tâm lý

3. Trẻ ngủ hay khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ khóc đêm bất thường, thường xuyên giật mình, quấy khóc không chịu ngủ kéo dài liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, và để lại những hậu quả cho cả mẹ và bé.

3.1. Ảnh hưởng đến em bé

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức, học tập
  • Hormone tăng trưởng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế
  • Tăng áp lực máu não, huyết áp cao
  • Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh, sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo

3.2. Ảnh hưởng đến mẹ

  • Stress, dẫn tới trầm cảm sau sinh
  • Mất sữa do stress và phải thức đêm chăm con nên sức khỏe của mẹ cũng không được đảm bảo

3.3. Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, thường xuyên giật mình, giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc,... sẽ dẫn tới nguy cơ em bé dễ bị nhiễm khuẩn và chậm phát triển về cân nặng, chiều cao. Để hạn chế hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm cha mẹ cần lưu ý:

  • Không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh
  • Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi dễ bị cảm lạnh
  • Không để đèn quá sáng khi em bé ngủ và không để có tiếng ồn to, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng, vì còi xương cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm. Phòng ngừa thiếu vitamin D và canxi bằng cách không để em bé nằm trong phòng quá kín và thiếu ánh sáng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho em bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ở lứa tuổi này sữa mẹ là tốt nhất cho bé

Thông thường trẻ hay khóc, quấy khóc vào buổi tối, không chịu ngủ, ngủ hay bị giật mình. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho em bé hay khóc đêm. Nguyên nhân chính xác của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều chuyên gia cho rằng nó có thể chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên tình trạng trẻ khóc đêm cũng có nhiều cấp độ.

Trẻ em quấy khóc

Cách khắc phục trẻ khóc đêm

  • Ở mức độ nhẹ, em bé chỉ quấy khóc một lúc rồi ngừng, đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và nó không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ
  • Mức độ nặng hơn, tình trạng em bé quấy khóc đêm bất thường sẽ kéo dài, dai dẳng hơn, khóc to không ngừng. Thậm chí em bé khóc khàn cả tiếng, tiếng khóc có chút bất thường. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp một vấn đề gì đó, đang khó chịu và khó đi vào giấc ngủ, cần được bố mẹ hết sức quan tâm

Trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi, cha mẹ cần phân biệt được hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ em. Ngoài cơn khóc ra em bé vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường thì cha mẹ không phải quá hoảng hốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến em bé, nếu trẻ khóc đêm bất thường và có kèm theo các dấu hiệu như vã mồ hôi và đặc biệt là mô hôi trộm... thì nên đưa bé đi khám để phát hiện bệnh. Cha mẹ không được quá chủ quan để tránh những trường hợp không mong muốn.

4. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

4.1. Nguyên nhân sinh lý

Cũng như người lớn, giấc ngủ của trẻ cũng được chia thành hai hình thức đó là: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement). Ở người lớn, Non-REM chiếm 75% thời gian ngủ, REM chiếm 25%. Tuy nhiên ở trẻ em, thời gian giấc ngủ REM chiếm đến 50%. Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù ngủ, nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động, trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Do đó, trẻ ngủ không sâu giấc, rất dễ thức giấc khi có các tác động từ bên ngoài.

Trẻ bú không đủ no hoặc quá no cũng khiến trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Khi trẻ lớn lên, biết bò, biết đi, vận động vào ban ngày tăng, mọc răng,...cũng làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.

4.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ bị còi xương do thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như Mange, kẽm cũng có thể gây khó ngủ. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt có thể gây hội chứng chân không yên. Đặc trưng của hội chứng này là trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, trẻ bị cử động giật chân, hết chân này đến chân kia, có tính chu kỳ và hoạt động không có ý thức. Hội chứng này làm trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản,viêm phổi... làm trẻ khó thở, khi ngủ trẻ phải mở miệng để thở, ngủ ngáy do đó trẻ ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,... làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Trẻ bị mộng du (rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia): sau khi ngủ được một lúc trẻ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,... Những trẻ mắc rối loạn này đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.
  • Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở. Trẻ thường khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.

4.3. Các nguyên nhân do sinh hoạt

  • Cha mẹ tập cho trẻ thói quen như được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẳm hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.
  • Lịch trình ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
  • Nơi ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ tiếp xúc với các dụng cụ phát ra ánh sáng như ipad, điện thoại, tivi, máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng sẽ làm giảm sản xuất melatonin, một hormon của cơ thể có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp sinh học ngủ- thức, giúp ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào hôm sau.
  • Môi trường xung quanh bé quá ồn ào, nơi ngủ của bé bị thay đổi quá thường xuyên làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.
  • Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ.
Xem thêm:

5. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

5.1. Tập cho con phân biệt ngày đêm

Khi mới chào đời, một số trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm và thay vào đó sẽ ngủ bù vào ban ngày. Tình trạng ngủ ngày cày đêm khiến lịch sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn và trẻ càng ngày càng cáu gắt khó chịu hơn khi đi ngủ.

Trẻ con không chịu đi ngủ

Mẹ nên giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học khi con bị nhầm lẫn ngày và đêm

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng quy tắc “ban ngày nhiều ánh sáng và tiếng động, ban đêm tối và yên lặng”. Cụ thể, vào buổi sáng, mẹ không nên để con ngủ quá 8 giờ sáng, cho bé ăn và chơi trong môi trường nhiều ánh sáng.

Ngược lại, ban đêm mẹ cần đặt con nằm ngủ ở nơi ít ánh đèn, không gian yên tĩnh. Mọi hoạt động khi con thức dậy về đêm như thay bỉm, cho ăn cũng nên diễn ra trong yên lặng, không nên bật đèn sáng lên mà chỉ nên dùng đèn pin nhỏ.

5.2. Cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm

Tắm nắng không chỉ giúp con khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể con sản sinh ra hormone melatonin. Loại hormone này có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể, nhờ thế mà con sẽ vào giấc ngủ đêm dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn.

5.3. Quấn bé khi ngủ

Trẻ con không chịu đi ngủ

Quấn bé khi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, đỡ giật mình

Trong bụng mẹ, trẻ đang quen với cảm giác được bọc ối bao bọc xung quanh nên khi mới chào đời, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường. Điều này khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ hoặc ngủ không sâu do giật mình liên tục. Để trẻ có cảm giác an toàn và được bao bọc giống như trong bụng, mẹ có thể dùng tã hay quấn chũn chuyên dụng để quấn chặt con hoặc chèn gối quanh bé.

5.4. Tạo môi trường ngủ cho trẻ

Khi ngủ, bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ trong không gian tĩnh lặng, ít ánh sáng để giúp bé ngủ ngon hơn, tránh bị kích thích. Ngoài ra, bố mẹ có thể bật tiếng ồn trắng (tiếng máy sấy tóc, nhịp tim đập,...) hoặc tiếng nhạc du dương để trấn tĩnh trẻ. Hơn nữa, nhiệt độ phòng phù hợp khi ngủ cho trẻ là dưới 24 độ C.

5.5. Đọc được tín hiệu buồn ngủ của trẻ

Phần lớn trẻ gắt ngủ là do con đã quá buồn ngủ dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi, sinh ra gắt ngủ. Vì vậy, khi con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ nên đưa con vào môi trường ngủ và dỗ con ngủ ngay. Để làm được điều này, mẹ cần dựa vào:

Thời gian thức – ngủ trung bình đối với từng độ tuổi của con.

Thời gian thức ngủ trung bình của con

Nắm rõ tín hiệu buồn ngủ của con như ngáp, mắt lờ đờ, dụi mắt, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng, tiếng động, nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, gãi tai,...

5.6. Thiết lập trình tự ngủ cố định cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Trẻ càng ít tháng sẽ càng dễ thích nghi với trình tự ngủ mẹ đặt ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình tự này cần phải diễn ra hàng ngày, không xáo trộn để bé biết khi mẹ làm những việc này có nghĩa là đã đến giờ đi ngủ. Trình tự ngủ ban ngày của trẻ sơ sinh có thể là:

Khi thấy con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ đưa con vào môi trường ngủ.

Kéo rèm cửa lại để phòng tối.

Quấn trẻ (hoặc không) rồi bế vác hoặc đặt bé nằm xuống giường, vỗ về bé, dỗ bé vào giấc ngủ. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn nên bố mẹ có thể để trẻ nằm nghiêng khi mới ngủ và để trẻ nằm ngửa ra khi đã ngủ say.

5.7. Tắm vào chiều tối giúp con ngủ ngon hơn

Nhiều mẹ lo sợ tắm chiều tối dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nhưng nếu mẹ tắm trong phòng kín gió, nhiệt độ ấm thì tắm chiều sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trong đó có giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bởi sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể con sẽ hạ xuống, nhờ đó mà cơ thể bắt được tín hiệu và trở nên buồn ngủ hơn.

5.8. Vỗ ợ hơi kỹ cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen đặt trẻ nằm ngủ ngay sau khi ăn nhưng có những trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ mà quấy khóc hoặc trẻ ngủ một một giấc ngắn khoảng 30 phút – 1 tiếng sẽ tỉnh dậy khóc, phải dỗ ròng rã mấy tiếng liền mới có thể ngủ lại. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ có thể là do trẻ bị mắc hơi vì mẹ không vỗ ợ hơi cho trẻ.

Do đó, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên vỗ ợ hơi thật kỹ cho con. Sau tiếng ợ đầu tiên, mẹ nên vỗ thêm từ 5-10 phút nữa rồi mới đặt con nằm xuống.

6. Các vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

6.1. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn sơ sinh, bé ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Bé thức dậy thường xuyên để bú cả ngày lẫn đêm. Bé 1 tháng tuổi ngủ khoảng 14 đến 18 giờ mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vấn đề về giấc ngủ của bé từ 0-1 tháng tuổi

Trong đó gồm 4 đến 9 giờ vào ban đêm và 7 đến 9 giờ những giấc ngủ ngắn trong ngày. 

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ khi nằm ngửa

Trẻ sơ sinh khó ngủ khi nằm ngửa. Bé thực sự cảm thấy an toàn hơn khi nằm úp để ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ này có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – Sudden infant death syndrome (SIDS) cao hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

Giải pháp khi trẻ quấy khóc khó ngủ khi nằm ngửa

Nếu bé không chịu nằm ngửa, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Nhiều khả năng là bé không cảm thấy an toàn khi nằm như vậy. Với lý do này, mẹ có thể quấn tã và bế cho bé ngủ. Thường xuyên để bé ngủ với tư thế nằm ngửa sẽ giúp bé quen với tư thế này.

Ngủ ngày thức đêm

Đây là vấn đề của nhiều trẻ sơ sinh: bé thường ngủ cả ngày và sau đó thức suốt đêm. Đôi khi, trẻ sơ sinh hay khóc vào đêm cũng vì lý do này.

Giải pháp khi trẻ ngủ ngày thức đêm

Thời lượng bé ngủ ngày và đêm sẽ dần được điều chỉnh. Tuy nhiên, mẹ có thể đẩy nhanh quá trình giúp bé thay đổi lượng thời gian ngủ ngày và đêm. Ví dụ giới hạn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày khoảng 3 tiếng. Hoặc tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa ngày và đêm. Như giữ phòng bé tối khi bé ngủ và tránh bật TV khi cho bé ăn đêm).

6.2. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé ngủ và thức dậy vào khung thời gian rõ rệt hơn.

3 – 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và sau đó thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm.

Bé 2 tháng tuổi nên có tổng cộng 12 – 16 giờ mỗi ngày. Bao gồm 4 – 8 tiếng ban ngày và 8 – 10 tiếng ban đêm.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vấn đề về giấc ngủ của bé từ 2-3 tháng tuổi

Đến 3 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 9 – 10 giờ ban đêm và một vài giấc ngủ ngắn (kéo dài 1,5 – 2 tiếng mỗi giấc) vào ban ngày.

Hồi quy giấc ngủ

Đây là một thuật ngữ để nói về thời điểm bé gặp rối loạn về giấc ngủ. Bé thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Giấc ngủ ban ngày thay đổi: thời gian mỗi giấc ít hơn hoặc số lượng giấc ngủ trong ngày thay đổi. Hồi quy giấc ngủ xảy ra ở các giai đoạn độ tuổi khác nhau:

  • 3-5 tháng
  • 8-10 tháng
  • 12 tháng
  • 18 tháng
  • 24 tháng

Giải pháp hồi quy giấc ngủ

Mẹ hãy tập cho bé thói quen đi ngủ bắt đầu bằng những câu chuyện kể, cái ôm. Bên cạnh đó, hãy để bé ngủ đủ giấc vào ban ngày để bù cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm. Vì đêm bé mất ngủ sẽ khiến bé khó chịu hơn. Khi đó cả mẹ và bé đều mệt mỏi, thiếu ngủ. Hồi quy giấc ngủ chỉ là tình trạng tạm thời. Qua tình trạng này, giấc ngủ của bé sẽ ổn định trở lại.

Ngủ không ngon giấc do ăn muộn

Hầu hết trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi vẫn cần ăn 1-2 lần vào ban đêm. Do đó, nếu ăn đêm muộn hoặc ăn quá no trước khi ngủ có thể khiến bé khó ngủ hơn.

Giải pháp khi ngủ không ngon giấc do ăn muộn

Mẹ có thể giảm số lần cho bé bú đêm muộn bằng cách kéo dài thời gian giữa các lần. Mẹ cũng cần đảm bảo ban ngày bé ăn đủ.

Bé quấy khóc khó ngủ do mọc răng

Nếu bé có dấu hiệu mọc răng như chảy nước dãi, cắn, quấy khóc và khó chịu thì cũng có thể khiến bé thức dậy vào ban đêm. Các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến mọc răng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé. Mộc số trẻ mọc răng từ lúc 2-3 tháng tuổi. Trong khi có những bé gần 1 tuổi mới mọc răng.

Giải pháp khi bé quấy khóc khó ngủ do mọc răng

Mẹ có thể đưa cho bé gặm nướu để giúp bé thoải mái hơn, hoặc vỗ về, hát ru cho bé. Nếu mọc răng làm bé đau cả đêm, mẹ hãy hỏi bác sĩ nhi khoa nhé.

6.3. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4- 5 tháng tuổi

Đến 4 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vấn đề về giấc ngủ của bé từ 4-5 tháng tuổi

Trong đó 3-4 giờ chia thành 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày và 10-11 giờ vào ban đêm. Khi bé gần 6 tháng tuổi, bé nên ngủ 9-11 giờ vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn hơn vào ban ngày.

Thay đổi thói quen ngủ

khi bé lớn hơn, bé ngủ ít hơn. Nếu bé hài lòng với lịch trình thay đổi giấc ngủ và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ hãy duy trì lịch trình ngủ này cho bé. Còn nếu bé ngủ trưa ít hơn nhưng quấy khóc nhiều hơn hoặc khó ngủ vào ban đêm, có lẽ bé cần ngủ trưa để đỡ bị thiếu ngủ.

Giải pháp thay đổi thói quen ngủ

Mẹ hãy giúp bé dễ ngủ hơn bằng cách kể chuyện cho bé, mở chút nhạc yên tĩnh, hoặc mát xa cho bé. Có thể bé cần nhiều thời gian hơn để quen với thói quen ngủ mới nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

6.4. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi trở lên

Không ngủ một mình

Hầu như tất cả mọi người thức dậy một vài lần trong đêm, người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vấn đề về giấc ngủ của bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Thói quen ngủ tốt phụ thuộc vào việc biết cách ngủ lại khi ngủ một mình. Đây là một kỹ năng bé cần học. Nếu bé vẫn đánh thức mẹ dậy cho ăn nửa đêm và rúc vào mẹ lúc 6 tháng tuổi, mẹ có thể luyện ngủ cho bé.

Giải pháp cho bé không ngủ một mình

Mẹ hãy luyện thói quen đi ngủ cho bé. Nếu bé quen với việc phải bú mẹ mới ngủ, hãy cho bé ăn lần cuối trước 30 phút khi đi ngủ (ngủ trưa hoặc ngủ đêm). Sau đó, khi bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ, mẹ hãy bế bé và đặt bé vào cũi. Chắc chắn lúc đầu bé sẽ quấy khóc, nhưng mẹ hãy để bé có cơ hội để luyện ngủ. Một khi bé tự học cách xoa dịu bản thân, như mút ngón tay hoặc núm ti giả, bé sẽ không cần mẹ khi đi ngủ

7. Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Để bé có được giấc ngủ thật ngon, mẹ nên tránh những việc làm sau đây:

  • Cho bé bú quá no trước khi ngủ.
  • Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Tình trạng trẻ khóc quấy không chịu ngủ vào ban đêm diễn ra trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần của bố mẹ. Do vậy, phucngocan.com hy vọng khi nuôi con trong thời gian đầu, nếu gặp hiện tượng con khóc đêm nhiều các phụ huynh nên tìm cách khắc phục ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe cho con và cho cả gia đình.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh