Dạy con biết giá trị và tôn trọng lời hứa - Cách giúp trẻ thấu hiểu – Công Ty Nam Nguyên Dược

Dạy con biết giá trị và tầm quan trọng của việc giữ lời hứa

Đôi khi cha mẹ thấy con hứa xong rồi lại quên, mà đáng nói hơn là trẻ không xem việc thất hứa là có lỗi, mà cứ thế "bơ" luôn. Vậy chúng ta phải làm thế nào để các bé tôn trọng lời hứa và chịu trách nhiệm với lời hứa của mình. Phụ huynh cùng phucngocan.com tham kháo một số ý sau đây nhé.

Lời hứa là gì và tầm quan trọng của lời hứa đối với con trẻ

Chúng ta trở nên đáng tin cậy với người khác khi quyết tâm làm bằng được những lời đã nói. Lời hứa chính là cách hiện thực hóa những điều đã nói ra, khiến đối phương hài lòng và tin tưởng. Trong cuộc sống lời hứa rất quan trọng, đặc biệt đối với con trẻ.

Trẻ thất hứa

Lời hứa và tầm quan trọng của nó

Với trẻ nhỏ - dạy giữ lời hứa là cách khiến trẻ trở thành người có trách nhiệm, có ý thức với những gì đã nói. Từ đó giúp trẻ hình thành nhân cách và uy tín với người xung quanh. Một đứa trẻ biết giữ lời hứa cũng sẽ được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng.

Lời hứa và tầm quan trọng của việc giữ lời hứa

Hiểu một cách đơn giản lời hứa là sự biểu đạt giá trị và uy tín lời nói của một người trong mối quan hệ. Đây cũng là đức tính tốt mà bố mẹ cần dạy cho trẻ, điều này cần thiết trong sự phát triển hình thành nhân cách cho trẻ.

Dạy con giữ lời hứa, có nghĩa là cha mẹ dạy trẻ biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình, là một người uy tín, được mọi người quý mến và tin tưởng. Trẻ sẽ nhận được sự tín nhiệm, tin yêu từ bạn bè, cha mẹ, thầy cô.

Nguyên nhân trẻ thất hứa

Con trẻ như tờ giấy trắng, bởi vậy mà chúng có trí nhớ tuyệt vời về những gì cha mẹ hứa hẹn. Có thể, lời hứa kiểu cửa miệng như “chiều mẹ đón sớm” mỗi sáng đưa con đi học, hay “học ngoan, cuối tuần ba cho đi sở thú”… nhiều phụ huynh sẽ quên ngay sau đó. Song, với con trẻ, nó như động lực để chúng hoàn thành giao hẹn với cha mẹ và háo hức chờ đợi lời hứa được thực hiện. Bởi vậy, khi cha mẹ thất hứa vì một lý do nào đó, nó không chỉ dừng lại ở những nhõng nhẽo, phụng phịu của con mà lâu dần, nó sẽ hình thành tính cách không tin tưởng vào người khác và bản thân chúng cũng không trân trọng lời hứa.

Trẻ thất hứa

Nguyên nhân khiến trẻ thất hứa

Trên trang Giaoduc.edu, chị Minh (Bình Thạnh, Tp.HCM) còn nhớ như in lời hứa của cậu quý tử: “Ba mẹ cứ yên tâm, thế nào con cũng dọn dẹp nhà cửa gọn gàng trong buổi sáng chủ nhật cho ba mẹ xem”. Thế nhưng, cu cậu đã ngủ nướng đến 10 giờ sáng và quên mất lời hứa của mình với cha mẹ. “Cha mẹ cứ làm nghiêm trọng hóa vấn đề. Cha mẹ còn hứa với con nhiều lần mà có thực hiện đâu?”.

Chị Minh thừa nhận rằng: “Đúng là vợ chồng tôi có hứa với con nếu thi được vào lớp 10 ở trường điểm của thành phố thì mẹ sẽ mua cho con chiếc xe máy để cháu tự đi. Vậy mà, sau đó do điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn, nên dù con trai có nhắc nhở, tôi cũng cố ý phớt lờ cho qua. Rồi một vài lần tôi đã hứa mua cho con thứ này thứ kia nhưng rồi do bộn bề công việc mà tôi cũng quên đi không thực hiện được. Không giữ được lời hứa với con nên giờ đây tôi rất khó ăn nói cũng như đưa ra những lời giáo huấn con”.

Lý do để bao biện cho những lần thất hứa của phụ huynh không thiếu, thậm chí là rất chính đáng. Song, nếu cha mẹ không giữ uy tín để làm gương cho con cái thì những lời hứa suông đó sẽ ngấm dần và ảnh hưởng lớn đến tính cách của con trẻ sau này. Mỗi người đều có giá trị riêng, từng lời nói ra đều có giá trị nhất định, với những người thiếu trân trọng lời hứa, không đủ uy tín với người xung quanh, có đủ sức để tiến xa?

Xem thêm: Top Những Trò Chơi Giúp Bé Nhận Biết Con Vật Vui Nhộn Ngay Tại Nhà

Dạy trẻ giữ lời hứa như thế nào?

Vì tư duy của trẻ em rất đơn giản nên bố mẹ đừng suy nghĩ những điều gì quá cao siêu. Để dạy trẻ biết giữ lời hứa, bạn chỉ cần làm gương cho trẻ, chính mình giữ lời hứa với trẻ và giảng giải cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ lời hứa là như thế nào. Có thế, trẻ mới thực sự là một người biết tôn trọng lời hứa, và có nhân cách tốt hơn trong tương lai. 

Đưa ra tình huống giả định, trẻ ở vị trí là người bị người khác thất hứa với mình trong việc nào đó hỏi trẻ xem sẽ cảm thấy thế nào, người khác bị trẻ thất hứa cũng có cảm giác giống vậy. Biết nghĩ đến người khác trước, trẻ sẽ không làm những điều tổn hại ai. 

Trong suốt quá trình dạy dỗ con cái, những việc mà cha mẹ thực hiện khi đã hứa với trẻ là rất quan trọng. Và thái độ ứng xử của cha mẹ về việc thực hiện lời hứa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và hành vi của con cái. Những hành vi ứng xử của cha mẹ luôn ăn sâu trong từng nét tính cách của trẻ. Vì thế, việc cha mẹ không giữ lời hứa với trẻ cũng dễ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tính cách của trẻ, khiến trẻ bất an, hoài nghi và mất lòng tin về gia đình – điểm tựa tinh thần đặc biệt quan trọng của trẻ.

Chị Vũ Phương Hoài (mẹ bé Việt Anh) cười ngượng với mọi người xung quanh, trước câu nói của cậu con trai: “Mẹ đừng xạo con, mẹ hứa hoài mà có làm đâu. Hồi đó nói con học giỏi rồi cho về nội thả diều với mấy anh nhà cậu Tư, vậy mà cả hè vẫn bắt con đi học. Năm trước cũng vậy. Con không tin mẹ nữa”.

Những lời hứa kiểu “hứa để rồi quên” của phụ huynh như chị Phương Hoài không hiếm. Hầu hết các bậc làm cha mẹ đều cho rằng, lời hứa chỉ là lời động viên con trre, còn người lớn thực hiện hay không là quyền của người lớn.

Trẻ thất hứa

Dạy trẻ giữ lời hứa như thế nào?

Trên trang Sài Gòn Giải Phóng, anh Phạm Văn Quyết (ngụ quận 1 Tp.HCM) nêu quan điểm: “Tụi nhỏ mải chơi nên mau quên lắm, mình cứ hứa vậy, làm được đến đâu còn do hoàn cảnh. Trao quyền cho con nít quá sẽ sinh hư”. Song, quan điểm của anh Quyết có vẻ gượng ép, bởi lời hứa như sự giao kèo, lời hứa của cha mẹ với con cái cũng là cuộc thỏa thuận có qua có lại?

Phải chăng vì cái quyền của người lớn, nên bất kể chuyện gì, từ nhỏ xíu như cái móng tay đến lớn như lên trời hái sao hay xuống bể mò kim, cha mẹ cũng vô tư hứa, miễn sao con cái chịu làm theo ý của mình. Khi lời hứa không được thực hiện, dù là chủ quan hay khách quan, ba mẹ chỉ cần nói bận hoặc đưa đại một lý do nào đó và tiếp tục điệp khúc hứa hẹn, coi như xong.

Bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng phải chuyên nhất giữa lời nói và việc làm. Khi cha mẹ được tín nhiệm, trẻ sẽ hành động một cách tích cực và trẻ cũng sẽ ứng xử theo khuôn mẫu mà cha mẹ đã thể hiện. Dạy con giữ lời hứa, có nghĩa là cha mẹ đã dạy trẻ biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình đúng với những gì chúng đã nói hay đã hứa. Giữ lời hứa với con chính là dạy con cách ứng xử và hành động phù hợp giữa lời nói và việc làm, giáo dục cho trẻ thái độ sống.

Xem thêm:

Cách dạy con tôn trọng lời hứa

Cha mẹ phải làm gương cho con

Nếu chỉ giảng giải cho bé rằng: con phải biết giữ lời hứa, phải tạo được sự tin tưởng của ba mẹ và mọi người; trong khi bản thân lại luôn thất hứa. Đó chẳng phải là bạn cũng đang nói suông hay sao? Hãy thể hiện cụ thể qua ứng xử hàng ngày một cách nghiêm túc. Hứa với con điều gì, nhất định bạn phải thực hiện. Bằng cách này, bé sẽ học được cách luôn tôn trọng lời hứa, chữ tín của bản thân đối với người khác.

Không nên hứa hẹn tùy tiện

Một số phụ huynh muốn con nghe lời nên không tiếc buông ra những lời hứa hẹn, dù biết rằng khó thực hiện. Bởi vậy bạn cần suy xét trước khi hứa. Đừng vì nhất thời muốn làm dịu tình hình mà “hứa lèo” với con. Thực tế, khi muốn con thực hiện điều gì đó, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác thay vì hứa hẹn.

Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân

Sau khi trẻ thực hiện những điều mà bạn yêu cầu trước đó hoặc những điều mà trẻ đã cam kết, hãy khuyến khích trẻ tự đánh giá về mình xem có xứng đáng để được cha mẹ thực hiện lời hứa hay không. Điều này tạo cho trẻ tính trung thực, thẳng thắn, dám chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Xin lỗi con ngay khi thất hứa

Trong trường hợp không thể thực hiện được lời hứa vì lý do chính đáng nào đó, cha mẹ nên thành thật nhận lỗi với con ngay. Đừng nghĩ rằng hành động này sẽ hạ thấp uy tín của bạn trong mắt trẻ. Trái lại, bằng việc trò truyện thân mật và giải thích cho con hiểu, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm thông chân thành từ bé.

Trẻ thất hứa

Xin lỗi con ngay khi thất hứa

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa một phần quà khác thay thế hoặc một thời điểm khác để thực hiện lời hứa ban đầu. Làm như vậy trẻ sẽ thấy mình được tôn trọng, thương yêu và tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn. Đồng thời trẻ học được cách xử lý tình huống khi nói và thực hiện lời hứa với người khác.

Không dung túng cho hành động thất hứa của con

Con thất hứa lần đầu, bạn có thể tha thứ nhưng không quên khẳng định với con: “Ba/Mẹ chỉ bỏ qua cho con lần này thôi nhé, Ba/Mẹ sẽ phạt nặng con nếu như con còn hứa suông như thế nữa”. Bằng sự nghiêm túc này, trẻ sẽ có cơ hội để sửa sai. 

Lời hứa luôn quan trọng với bất kỳ ai. Trẻ em không là ngoại lệ. Giữ lời hứa và cố gắng thực hiện lời hứa đó. Đó là những gì chúng ta nên học trước khi dạy trẻ hay muốn trở thành người cha, người mẹ tuyệt vời của con cái. Hy vọng qua bài viết này của phucngocan.com các bậc sẽ áp dụng những phương pháp một cách thành công.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh