Cách dạy con thói quen gọn gàng, ngăn nắp không cần la mắng

Điều thực tế và gần nhất khi dạy con ngăn nắp gọn gàng đó là căn nhà của bạn luôn gọn gàng và sạch sẽ. Mọi thứ được sắp xếp một cách khoa học và có thứ tự, điều này làm bạn mát mắt hơn mỗi khi đi làm về. Chính sự gọn gàng này sẽ làm cho bé có thói quen dọn dẹp và giúp đỡ người khác khi nhìn thấy đồ dùng trong nhà bừa bộn. Hãy cùng phucngocan.com tham khảo những hướng dẫn cách tạo thói quen ngăn nắp từ nhỏ dưới đây.

Vì sao cần giúp con ngăn nắp gọn gàng?

Trước hết thói quen ảnh hưởng đến cách sống và tính cách của trẻ. Những thói quen như chào hỏi cũng làm bé trở thành con người có tính lễ phép và mạnh dạn hơn. Tương tự như thế việc ngăn nắp gọn gàng cũng giúp bé có sự cẩn thận và tự lập hơn trong cuộc sống của mình. Đó cũng là cách cha mẹ dạy con cách tự quyết định và sắp xếp cuộc sống của mình.

Dạy con ngắn nắp

Vì sao con cần ngắn nắp gọn gàng?

Điều thực tế và gần nhất khi dạy con ngăn nắp gọn gàng đó là căn nhà của bạn luôn gọn gàng và sạch sẽ. Mọi thứ được sắp xếp một cách khoa học và có thứ tự, điều này làm bạn mát mắt hơn mỗi khi đi làm về. Chính sự gọn gàng này sẽ làm cho bé có thói quen dọn dẹp và giúp đỡ người khác khi nhìn thấy đồ dùng trong nhà bừa bộn.

Dạy con ngăn nắp gọn gàng như thế nào?

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy mua riêng cho con những chiếc tủ quần áo xinh xinh và sắp xếp chúng một cách gọn gàng. Đến khi bé được khoảng 2 tuổi cha mẹ hãy dạy con cách tự lấy quần áo và mặc chúng. Con thích cái nào con lấy, những chiếc còn lại con hãy xếp gọn gàng. Hãy cùng con thực hiện những việc làm này một cách thường xuyên và kiên trì. Lâu dần bạn sẽ không cần phải nhắc con mà con sẽ tự biết sắp xếp tủ quần áo của mình một cách gọn gàng theo ý thích. Vậy mẹo giúp con có thói quen ngăn nắp, gọn gàng cha mẹ nên biết là gì?

Với những đồ dùng cá nhân khác như bàn chải, khăn mặt, dép và chăn, gối của bé thì cha mẹ cũng hãy để chúng đúng nơi quy định. Dạy con những vị trí để đồ dùng cá nhân của con, mỗi lần lấy và sử dụng chúng hãy nói cho con nghe “con dùng xong phải cất gọn vào đây cho sạch và đẹp nhé”. Cho đến khi lớn bé sẽ tự có ý thức trong việc cất, lấy và sử dụng đồ dùng cá nhân của mình.

Vậy cha me cần làm gì để giúp con biết gọn gàng, ngăn nắp ngay từ nhỏ?

Hãy ra yêu cầu với con

Cha mẹ hãy làm cho con hiểu ngăn nắp, gọn gàng là môt kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Yêu cầu con phải tự dọn dẹp đồ chơi, quần áo và sắp xếp mọi thứ trong phòng của con ngay lập tức, nếu bạn thật sự muốn con làm điều này. 

Dạy con ngắn nắp

Cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp ngăn nắp đồ đạc cá nhân của mình

Bạn không cần nghĩ rằng con còn quá nhỏ hay còn cần thời gian để làm quen. Nếu từ lúc 2 tuổi bạn đã cho con “giúp đỡ” vài việc linh tinh, 3 tuổi đã cho con tự chọn đồ để mặc… thì việc bắt đầu cho con tự dọn phòng vào lúc 5 tuổi là hoàn toàn bình thường. Điều đầu tiên con cần hiểu, con không phải đang dọn dẹp giúp ba mẹ mà con đang làm việc của chính mình.

Hãy thương lượng khi cần thiết

Những lần dọn dẹp đầu tiên, ba mẹ nên giúp đỡ con. Đầu tiên hãy giảm bớt khối lượng công việc của con bằng cách cùng con lựa chọn các đồ đạc cần thiết và loại bỏ những đồ đạc không cần thiết trong phòng. Mẹ có thể thấy những con thú bông quá nhiều, những món đồ chơi đã cũ, hỏng cần bỏ đi nhưng con chưa hẳn đã nghĩ đến điều đó. Hãy thương lượng với con về chuyện bỏ bớt đồ và cho con quyền quyết định sẽ giữ lại những món nào.

Hướng dẫn cách sắp xếp

Những đồ cần thiết và thường dùng con sẽ để ở những ngăn thấp trong tầm với còn những món ít dùng đến sẽ để trên ngăn cao. Ngoài ra những món đồ mà ba mẹ cho rằng con cần được giám sát khi động vào cũng nên ở trên cao, xa hơn tầm với của con để đảm bảo an toàn.
Đối với quần áo ba mẹ dạy con cách phân loại trước khi đi giặt, khi gấp và khi cất vào tủ. Ba me lưu ý về những trang phục cần treo để giữ cho thẳng thớm. Đối với đồ con hay dùng như ba lô, mũ, giày dép…ba mẹ sẽ cùng con quy định chỗ để  và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện. Nếu con không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, ba mẹ cần nghiêm khắc yêu cầu con làm lại để dần dần con tạo thành 1 thói quen. Khi con đã hiểu được ngăn nắp là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Ba mẹ hãy là tấm gương để con làm theo

Tất cả các kỹ năng khác cũng vậy, bạn chỉ dạy được con mình khi bản thân gương mẫu.Thay vì việc bắt con ngồi nghe mình giảng giải hàng giờ thì bạn hãy hành động, hãy làm mẫu và tốt hơn hết là cùng con làm. Đó chính là cách tốt nhất để con ghi nhớ và làm theo.

Dạy con ngắn nắp

Mẹ cùng con dọn dẹp, làm việc nhà

Con sẽ chẳng bao giờ dọn dẹp gọn ghẽ phòng ngủ của mình nếu nhìn sang phòng của ba mẹ và thấy một đống rác trong đó. Sự ngăn nắp của ba mẹ sẽ tạo cho con suy nghĩ rằng, giữ cho mọi thứ đúng vị trí và sạch sẽ là điều đương nhiên.
Ngoài ra, mỗi tuần gia đình nên tổ chức “tổng vệ sinh”, vào sáng thứ 7 chẳng hạn. Cả nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa rồi mới tiến hành những hoạt động giải trí cuối tuần khác.

Dọn dẹp và từ thiện

Để con hiểu hơn gọn gàng ngăn nắp là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, thay vì việc bắt ép con phải dọn dẹp phòng mỗi ngày, ba mẹ hãy để cho con được làm chủ căn phòng của chính mình. Khi con có ý thức trách nhiệm với căn phòng của riêng mình, dọn dẹp cũng là một cách thể hiện quyền sở hữu mà những cô bé cậu bé rất hào hứng.
Vài tháng một lần, mẹ có thể cùng con dọn dẹp với mục đích từ thiện. Ba mẹ cùng con chọn ra những món đồ chơi không hợp tuổi, những bộ quần áo đã chật,… để gửi tặng những cơ sở từ thiện hoặc trại trẻ mồ côi. Chắc chắn đây là một việc đem lại rất nhiều lợi ích, giúp căn phòng đỡ chật chội, lại dạy con về giá trị của việc cho đi.

Khen ngợi

Ba mẹ hãy khen ngợi con sau những cố gắng mà con đã làm được. Đó là điều vô cùng cần thiết để con có thêm động lực hình thành những thói quen khác.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống hay các khóa hè bán trú để con được rèn luyện tính gọn gàng ngăn nắp đúng cách nhất ngay từ nhỏ.

Cách rèn luyện tính gọn gàng cho con

Cho con sự lựa chọn

Đối với trẻ em, áp đặt là "hạ sách". Bạn nên cho nhiều lựa chọn để con cảm thấy mình có quyền tự chủ. Các chuyên gia khẳng định "thật khó để kỷ luật trẻ em nếu chúng không đồng ý với mong muốn của bạn ngay từ đầu".

Ví dụ, bạn có thể dạy con vị trí và cách mặc đồng phục từ tối hôm trước để tránh vội vàng vào buổi sáng hôm sau. Nếu muốn con cất cặp sách, hãy hỏi trẻ muốn cất ở đâu, vị trí nào phù hợp và thuận tiện nhất cho việc sử dụng. Việc này cũng tương tự với các đồ dùng, trang phục trẻ thường xuyên sử dụng như bình nước cá nhân, mũ, hộp để đồ ăn nhẹ...

Để trẻ có không gian riêng

Tùy thuộc vào diện tích nhà, bạn nên dành không gian vừa đủ để trẻ có thể thoải mái bày trí các mồn đồ theo ý thích. Đó có thể là góc học tập rộng rãi hoặc đôi khi chỉ cần một chiếc bàn cạnh cửa sổ, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo tại đó.

Dạy con ngắn nắp

Cho con một không gian riêng

Cùng với việc để trẻ "toàn quyền" sử dụng không gian này, bạn cần dạy trẻ cách quản lý, giữ gìn đồ đạc để tạo ra tinh thần trách nhiệm. Điều này cũng giúp trẻ giảm bớt thời gian tìm kiếm đồ dùng khi cần dùng.

Sử dụng quy tắc

Cách dễ dàng nhất để xây dựng các quy tắc, quy ước là sử dụng màu sắc. Chẳng hạn, búp bê để trong hộp màu vàng còn lego cất vào hộp màu xanh. Nếu các đồ dùng không có màu, bạn có thể dán nhãn bên trên, trang trí hình thù ngộ nghĩnh để trẻ ghi nhớ. Điều này mang đến cho trẻ cảm giác "đạt được một thành tựu nào đó", tạo ra động lực để trẻ sắp xếp đồ đạc đúng quy tắc.

Xem thêm: Cách làm lồng đèn siêu xinh cực đơn giản tại nhà cho bé yêu

Để trẻ lên ý tưởng cho phòng ngủ

Phòng ngủ, hoặc giường ngủ là không gian riêng tư, mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái, ngủ ngon giấc khi được bày trí theo ý muốn. Bạn nên hỏi ý kiến trẻ, gợi ý một số món đồ trang trí phù hợp, dễ dàng cất dọn khi ngủ dậy. Trường hợp diện tích gia đình không cho phép, bạn có thể giúp trẻ dán tranh, ảnh nhân vật hoạt hình yêu thích lên tường.

Mua ít đồ chơi

Nếu muốn trẻ hạn chế bày bừa đồ đạc, cách đơn giản nhất là mua ít đồ chơi. Bạn nên cho trẻ chơi những món đồ dùng được nhiều lần trong nhiều trò chơi khác nhau như lego, rút gỗ... Ngoài ra, bạn cần khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi bằng cách sử dụng các món đồ tự chế, tái sử dụng.

Tránh đặt giới hạn thời gian

Việc thay đổi thói quen, hành vi sẽ không thể thay đổi ngay lập tức. Bạn nên kiên nhẫn, dần dần uốn nắn trẻ thay vì đặt mốc thời gian, yêu cầu trẻ phải thay đổi trước giới hạn đó.

Bạn nên giúp trẻ có động lực bằng cách làm gương hoặc cùng trẻ dọn dẹp, ghi nhớ các quy tắc sắp xếp đồ. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin, được chia sẻ khi có bố mẹ đồng hành trong mọi việc.

Chỉ như vậy thôi là các mẹ đã yên tâm hơn trong việc dạy con tính ngăn nắp, gọn gàng rồi chứ? Mỗi cha mẹ có một cách dạy con khác nhau vì vậy hãy thử và áp dụng cách thức phù hợp nhất với con bạn nhé. Chúc bạn thành công với những tham khảo từ bài viết của phucngocan.com trên đây nhé.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh