Bí quyết "vàng" dạy con kiềm chế bản thân, làm chủ cảm xúc của mình – Công Ty Nam Nguyên Dược

Bí quyết "vàng" dạy con kiềm chế bản thân, làm chủ cảm xúc của mình

Cảm xúc của bé quan trọng. Nó ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động của bé. Nó có thể thúc đẩy bé làm cả điều tốt lẫn điều xấu. Đôi khi thậm chí nó còn có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Dưới đây là những phương pháp giúp bé làm chủ cảm xúc của mình do phucngocan.com tổng hợp mà cha mẹ nên biết để có cách nuôi dạy con ngoan tốt, hiệu quả nhất nhé!

Khi nào thì có thể dạy trẻ tính tự giác và làm chủ bản thân?

Chúng ta đã biết là ý thức về bản thân được hình thành từ khi trẻ đi những bước chập chững để từng bước khám phá thế giới chung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhưng sự nhận thức về cái Tôi – phân biệt được bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ khi đến 3 tuổi, trẻ mới có được sự nhận biết rõ rệt nhất – Trẻ mới biết nói không, thậm chí còn hơi bị…nhiều khi cái gì cũng…không, dù sau đó nếu mẹ cất đi không cho thì lại…khóc!

Khi nào có thể dạy trẻ tính tự giác

Vì vậy, để có sự tiếp nhận tốt nhất những hướng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và ý thức về tính tự giác, thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu trong giai đoạn xung quanh 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ đã bớt dần tính ái kỷ, là tính chỉ biết có mình và suy nghĩ “cái gì trong tay ta là của ta.” Trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những trẻ khác, biết quan tâm đến những người và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Vì vậy việc cho trẻ đi học là cần thiết. Đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp trẻ có được những ý thức về tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng như về tư duy logic.

Tính tự giác và làm chủ bản thân cần thiết cho trẻ như thế nào?

Có lẽ ai trong chúng ta đều nhận thấy rằng, một số không nhỏ các trẻ em, thậm chí là thiếu niên, thanh niên và cả người lớn, đã không có khả năng tự chủ trong cuộc sống, thường chỉ có thể làm tốt nếu được “cầm tay chỉ việc” thậm chí là chỉ rồi mà vẫn làm sai vì không có sự tự tin – và phải có sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc của mình. Điều này thường do thiếu một chữ “Tự” trong quá trình thành nhân.

Ngay từ bé, nếu các em không được tập cho tính tự giác, thì thiếu khả năng tự giác sẽ đưa đến sự thiếu tự tin, khi đã không tin vào mình thì không thể có Khả năng tự chủ trong công việc, từ chuyện học cho đến chuyện làm. Và khi đã không có sự tự chủ thì chắc khó mà có thể có Tinh thần tự lập cho cuộc đời của mình!

Trong cuộc đời con người, có ba điều quan trọng là Lập ngôn, lập chí và lập nghiệp – mà muốn có được các điều này thì không thể chỉ biết dựa vào sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ, và của những người xung quanh mà phải bằng sự Tự lập. Chính vì thế, ý thức tự giác mà chúng ta giúp cho con hình thành trong mùa xuân của cuộc đời, chính là bước đầu cho quá trình thành người. Một con người có thể bước đi trong cuộc đời bằng bàn chân và khối óc của mình cũng như tự tin vào chính mình. Điều đó, chúng ta gọi là Hạnh Phúc!

Dạy bé biết cách làm chủ cảm xúc

Dạy con cách nhận biết các loại cảm xúc

Trẻ mầm non nên được cha mẹ dạy cho những từ đơn giản nói về cảm xúc như: vui, buồn, giận, sợ hãi… Đến khi khôn lớn hơn một chút thì có thể cho bé biết những từ phức tạp hơn như là: thất vọng, nhát gan, thất bại… Cùng con thảo luận về những cảm xúc của các nhân vật trong truyện hay phim cũng là một cách dạy cảm xúc cho bé vô cùng hiệu quả đã được các bậc phụ huynh áp dụng.

Từ mẫu giáo chúng ta đã nên dạy con về những từ ngữ nói về cảm xúc đơn giản

Bạn có thể tạm dừng để hỏi con cảm xúc hiện tại của nhân vật là gì? Sau đó tiếp tục thảo luận những cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao? Nó không những giúp con hiểu được nhiều loại cảm xúc khác nhau, mà còn giúp bé biết cảm thông và chia sẻ. Nếu biết rằng xô người khác ngã xuống đất sẽ làm cho họ buồn và đau thì các bé cũng ít có khả năng làm điều này.

Xem thêm: Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý

Tạo cơ hội để bé nói về cảm xúc

Làm thế nào để con sử dụng những từ nói về cảm xúc trong ngôn ngữ hằng ngày? Nếu bạn muốn dạy cho trẻ nhỏ biết cách diễn tả cảm xúc bản thân thì tốt nhất hãy chia sẻ cảm xúc với bé. Chẳng hạn như khi thấy thất vọng bởi con không nhường đồ chơi cho em thì có thể nói thẳng cho con biết.

Hoặc mỗi ngày chúng ta có thể hỏi bé: “Ngày hôm nay con thấy thế nào?” rồi cùng thảo luận về những cảm giác khác nhau. Hãy nói về những điều làm ảnh hưởng tới cảm xúc của con. Những cảm giác bên trong bé cũng rất quan trọng, bạn cũng đừng quên chỉ chúng ra để giúp các con hiểu được cảm xúc bản thân.

Dạy con cách đối phó với cảm xúc

Dạy bé cách thích hợp để đối phó với nhiều loại cảm xúc sẽ giúp bé giải tỏa tâm trạng, cũng như biết ứng xử chừng mực hơn. Con phải biết rằng tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác. Các bé cần được học kỹ năng quản lý tức giận để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Dạy con biết cách đối phó với cảm xúc tức giận

Nói về nó chính là một cách để đối phó với cảm xúc. Thế nên các bậc phụ huynh hãy khuyến khích và tạo cơ hội để bé sử dụng từ ngữ để nói về cảm xúc của mình. Chẳng những nó giúp con biết cách bày tỏ, lên tiếng khi bị người khác ức hiếp, hiểu lầm. Mà còn giúp tránh được những hành động nông nổi như la hét, trả thù.

Dạy con cách đối phó với cảm xúc buồn cũng rất quan trọng. Bởi thường khi buồn chán các bé hay có thói quen phô bày hành vi xấu hoặc hung dữ.

Khen ngợi cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực

Để tăng cường những hành vi tích cực của trẻ, chúng ta cần khen ngợi khi bé diễn đạt cảm xúc thành lời. Khen ngợi khi bé nỗ lực nói điều gì đó. Một cách tuyệt vời để củng cố thói quen lành mạnh này là khen thưởng. Chẳng hạn như cộng điểm hoặc thưởng khi bé biết dùng lời nói đối phó với cảm xúc giận dữ, thay vì đập phá hay hung dữ.

Tạo mô hình hành vi lành mạnh

Dạy cảm xúc cho bé cũng giống với dạy những kỹ năng khác, như dạy giáo dục giới tính chẳng hạn. Điều quan trọng nhất chính là mô hình lành mạnh để bé noi theo. Nếu bạn muốn con dùng lời nói để đối phó với cảm giác tức giận, nhưng lại ném điện thoại và la hét khi cáu kỉnh thì lời nói sẽ mất hết trọng lượng.

Cha mẹ không nên nổi nóng rồi la hét trước mặt con

Hướng dẫn bé đối phó với tức giận bằng cách: hít thở sâu, hoặc nói câu gì đó để giải tỏa cơn tức nhưng không xúc phạm người khác. Chúng ta nên thường xuyên cùng con chia sẻ các kỹ năng lành mạnh để đối phó với cảm xúc tức giận.

Xem thêm:

7 phương pháp giúp bé làm chủ cảm xúc của mình mà cha mẹ nên biết

1. Lắng nghe

Bạn có bao giờ nghe ai đó nói với bạn là mọi thứ vẫn ổn hoặc họ hiểu bạn mặc dù sự thật là họ chắc chắn không hiểu? Điều đó có khiến bạn bực mình không? Bé nhà bạn cũng cảm thấy như thế. Điều đầu tiên bạn cần làm khi cố gắng làm bé vui là lắng nghe, thật sự lắng nghe tại sao bé lại cảm thấy buồn hoặc chán nản. Chỉ bằng cách lắng nghe, bạn mới có thể thật sự hiểu bé đang cần gì và bạn có thể giúp bé vui vẻ hơn bằng cách nào.

2. Đặt câu hỏi

Bạn có thể nhận thấy rằng bé của bạn khó chia sẻ cảm xúc hơn các bé đồng trang lứa khác. Tại sao lại thế? Lý do có thể là vì bé sợ bị chọc quê hoặc bị bảo là các bé “ngốc” hoặc “quá nhạy cảm”. Cũng có thể đó là do bé không biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Dạy con ngoan biết kiềm chế cảm xúc là một thử thách lớn

Đó là lý do vì sao bạn cần biết cách đặt câu hỏi cho bé. Bạn cần hỏi những câu hỏi không có hàm ý buộc tội bé và nên bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách nói về những gì bé cảm thấy hoặc trải qua. Nên cố gắng đặt những câu hỏi mở và hạn chế tối đa câu hỏi đúng – sai.

3. Để bé trút giận

Cứ để bé khóc hoặc xả hết cơn bực tức ra nếu bé cần như thế. Không nên để bé dùng ngôn ngữ không thích hợp, giận dữ hoặc lăng mạ bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì. Tất cả chúng ta đều cần được xả hết ra như thế. Ngay cả trong lúc bé trút giận, bạn cũng có thể hiểu hơn đôi chút về những gì bé đang trải qua nếu chịu lắng nghe cẩn thận những điều bé nói.

4. Ôm và âu yếm bé

Tùy vào độ tuổi của con, bạn có thể cho bé những cử chỉ âu yếm như ôm hôn, vỗ về. Điều đó sẽ giúp điều trị vết thương lòng của bé và giúp mọi thứ trở nên tốt hơn.

5. Không bao giờ coi nhẹ cảm xúc của bé

Đối với người lớn, các cuộc cãi vã tại khu vui chơi thật nhỏ nhặt và một món đồ chơi bị hư hoặc thất lạc thật sự không phải là tận thế, nhưng trong thế giới của các bé đó là một vấn đề lớn. Cười nhạo bé và không để tâm đến cảm xúc của bé sẽ chỉ dẫn đến những hệ quả sau:

  • Bé sẽ không muốn tâm sự với bạn nữa

  • Bạn khiến bé cảm thấy như là bé không còn quan trọng

  • Bé gặp phải những vấn đề về cảm xúc mà có thể kéo dài cả khi bé lớn

  • Bé muốn tìm kiếm sự an ủi và thấu hiểu từ một nơi khác

6. Xây dựng lòng tự trọng

Bất chấp cảm xúc của bé sẽ khiến lòng tự trọng của bé bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên giúp bé xây dựng lòng tự trọng và tự tin bằng cách nhắc cho bé là bé đặc biệt như thế nào đối với bạn và những gì người khác nghĩ không phải lúc nào cũng quan trọng. Bạn cần giúp các bé hiểu và tin rằng suy nghĩ và ý kiến của bé rất có giá trị và đáng để lắng nghe.

7. Ba mẹ là người hâm mộ

Bé cần biết bạn là người hâm mộ bé nhất. Thậm chí ngay cả khi những gì tồi tệ mà bé đang trải qua có một phần, thậm chí toàn bộ, là lỗi của bé, bé cần biết là bạn sẽ luôn ở bên cạnh bé. Bé cần biết bạn yêu bé vô điều kiện và luôn ở bên cạnh để giúp bé vượt quá giai đoạn khó khăn này.

Dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân, làm chủ chính mình

Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc

Điều đầu tiên bố mẹ cần trang bị cho con là các kiến thức về các trạng thái cảm xúc khác nhau như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Từ đó bố mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng cung bậc cảm xúc, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện thái quá.

Cũng không phải một thời gian ngắn có thể thay đổi nhược điểm này của con, bố mẹ và con kiên trì thì dần dần con sẽ có những chuyển biến tích cực.

Cha mẹ hãy dạy con ghi lại những cảm xúc của mình. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

Tự kiểm soát có thể được phát triển thông qua rèn luyện, vậy nên những đứa trẻ được trao nhiều cơ hội tự quyết định hơn sẽ có được lợi thế hơn.

Khả năng tự kiểm soát khác nhau ở từng đứa trẻ, nhưng con đường hoàn thiện kỹ năng tự kiểm soát thì lại rất đơn giản: Càng luyện tập tự kiểm soát, chúng ta càng tự kiểm soát tốt hơn.

Điều này có nghĩa rằng việc bị so sánh với những người làm tốt hơn (kiểu con nhà người ta), hoặc nhắc lại những thất bại trong những nhiệm vụ quá khó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy tự ti hoặc không muốn cố gắng thêm nữa.

Một điều quan trọng cần lưu ý rằng kiểu luyện tập này không phải là học cách tuân theo những quy tắc để làm vừa lòng người khác hay để khỏi bị phạt. Tự kiểm soát suy cho cùng là học cách kiểm soát ham muốn bản thân để đạt được mục tiêu.

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận

Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà… để giải toả giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn. Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương.

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn giận

Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại sự kiểm soát. Khi con của bạn lấy lại được trạng thái bình thường, hãy nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, thông qua sự bình tĩnh của con.

Cha mẹ làm gương cho con

Thật dễ hiểu rằng một đứa trẻ có thể sao chép lại hoàn toàn lối sống của chính cha mẹ chúng. Người xưa cũng có câu: “con nhà công không giống lông thì cũng giống cánh” để nói về điều này.

Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Bởi trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng.

Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó. 

Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.

Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

Khuyến khích trẻ đọc sách

Cha mẹ tạo cho trẻ thói quen đọc sách, những cuốn sách có chủ đề tương tự về kiểm soát cảm xúc bản thân, làm chủ chính mình.

Đọc sách cung cấp kiến thức giúp trẻ tự trau dồi bản thân. Chính cốt truyện, những hành động của nhân vật… trong sách sẽ khiến trẻ ghi nhớ và có cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.

Dạy con ngồi thiền

Thiền giúp chúng ta tập trung vào sự việc và thanh lọc, gạt bỏ hết những tạp niệm khác. Có hai loại thiền là thiền tĩnh và thiền động. Thiền tĩnh là tĩnh tâm và thiền. Thiền động là hướng tập trung vào một việc và không bị loạn lên vì hoạt động nào khác.

Thiền giúp cho mỗi bản thân tỉnh thức hơn, nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Khi cuộc sống có quá nhiều công việc khiến cho bản thân mệt mỏi, thiền giúp rà soát lại mọi vấn đề, khiến cho tâm trí lắng xuống để nhìn nhận lại vấn đề một cách từ tốn hơn.

Dạy trẻ tính tự giác và làm chủ bản thân trong bao lâu?

Chắc hẳn là chúng ta sẽ tự nhủ, chuyện dạy trẻ những việc như đánh răng, rửa mặt, xếp quần áo, giữ bàn học gọn gàng ..v.v. là những chuyện nhỏ, dạy qua vài lượt là trẻ phải nhớ chứ. Điều này đúng, nhưng chưa đủ vì trước hết, có những bé nhạy bén, tiếp thu nhanh “ Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng cũng có những bé chậm chạp, rề rà hay vô tư, dạy trước quên sau. Vì thế, việc tập cho trẻ cũng phải tùy theo khả năng của từng em mà nhanh chóng hay phải kéo dài. Nhưng dù sao thì việc dạy trẻ cũng phải mang tính thường xuyên, từng bước một và luôn luôn cần được động viên, nhắc nhở.

Một điều quan trọng là trẻ rất thích được khen, mà thực ra thì ai chả thế? Vì thế, trong quá trình thực hiện, chúng ta nên có những lời nói có cánh, nhưng cũng phải hợp lý và chừng mực chứ không phải “gì cũng khen”! Còn nếu như trẻ làm sai, làm hỏng thì chúng ta lại không nên chê bai mà thay vào đó là những sự khuyến khích: “Mẹ biết là con có thể làm tốt hơn! Con làm như thế là không được, nhưng mẹ tin là con sẽ làm được mà!”

Dạy trẻ tính tự giác và làm chủ trong bao lâu

Như thế, để hình thành một tính cách, chắc chắn không thể là những tác động kiểu “mì ăn liền” mà là một quá trình giáo dục tiệm tiến, đi từ những chuyện nhỏ, kéo dài từ năm này qua năm khác. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cứ phải kè kè theo trẻ, hướng dẫn cho trẻ hết chuyện này sang chuyện khác, mà trong các năm tháng tiếp theo chỉ là sự quan tâm mang tính giám sát, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ.

Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh có thể dạy con biết cách làm chủ cảm xúc của mình. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng phucngocan.com nhé!

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh