Mách bố mẹ bí quyết trị chứng lười biếng ở trẻ của chuyên gia – Công Ty Nam Nguyên Dược

Mách bố mẹ bí quyết trị chứng lười biếng ở trẻ của chuyên gia

Có thể thấy lười biếng không phải là một đức tính tốt của trẻ, không chỉ gây bực bội cho cha mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Dưới đây là một vài cách để sửa chữa tính lười biếng của trẻphucngocan.com đã tổng hợp, cùng theo dõi nhé.

1. Những lý do khiến con bạn lười biếng

Trẻ thấy nản lòng

Hãy tưởng tượng cách người trưởng thành đối phó với các vấn đề áp lực trong cuộc sống hoặc công việc. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, họ sẽ tập trung giải quyết các nút thắt trong vấn đề nhưng trẻ nhỏ không biết phương pháp này.

Vì vậy, khi tình huống căng thẳng xuất hiện, trẻ có xu hướng bỏ dở, trì hoãn việc giải quyết. Với vai trò phụ huynh, bạn cần hướng dẫn con cách thức giải quyết vấn đề. Đầu tiên, hãy xem xét vấn đề gốc là gì và nên giải quyết từ đâu. Sau đó, hãy cùng con thảo luận về các giải pháp khả thi.

Trẻ em lười biếng

Trẻ cảm thấy nản lòng

Sự hướng dẫn của người lớn sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh, cảm thấy được ủng hộ khi đứng trước những bài toán nan giải. Từ đó, các em sẽ dần dần học cách giải quyết vấn đề. Đôi khi, các em sẽ thất bại hoặc chán nản nên phụ huynh cần ở bên động viên con hoặc khen ngợi khi con nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

Cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái

Sự lười biếng có thể bắt nguồn từ việc bất đồng quan điểm giữa phụ huynh và con cái trước một vấn đề bất kỳ. Chẳng hạn, khi bạn yêu cầu con làm việc nhưng theo cách la mắng hoặc chì chiết, trẻ thường nảy sinh thái độ chống đối hoặc phớt lờ chỉ để khiến bạn tức giận hơn.

Nhiều phụ huynh nhất trí rằng việc đưa ra các lựa chọn thay vì ban hành mệnh lệnh sẽ giúp trẻ nghe lời hơn. Ví dụ, bạn có thể hỏi: "Con có muốn đến thư viện tìm kiếm tài liệu để bài tập đạt điểm cao hơn không?". Loại câu hỏi mang tính gợi mở như vậy cho trẻ một chút tự do quyết định vấn đề cá nhân, không cảm thấy bị ép buộc trong khi phụ huynh vẫn có thể giúp trẻ đi đúng hướng.

Không muốn bị đánh giá thấp

Không muốn bị chê cười hoặc thiếu tự tin khiến trẻ nảy sinh cảm giác lười biếng. Nếu các em cố gắng, thất bại có thể khiến mọi người coi thường. Tuy nhiên, khi không đạt điểm như mong muốn, các em có thể vin vào cớ "chẳng qua không muốn làm việc" để xua đuổi cảm giác xấu hổ.

Trẻ con lười biếng

Trẻ con không muốn bị đánh giá thấp

Đối diện với thất bại của bản thân rất khó khăn, thậm chí nhiều người trưởng thành cũng không thể xoay xở. Trẻ em cũng vậy. Phụ huynh hãy giúp trẻ nhận ra nỗ lực quan trọng hơn kết quả và thất bại không phải là sai lầm mà là cơ hội để học hỏi và vươn lên.

Nếu trẻ lười biếng hoặc mất động lực làm việc, nhiều phụ huynh bày tỏ thái độ thất vọng. Hoặc khi trẻ ghét học piano nhưng cha mẹ yêu cầu giỏi piano và tìm mọi cách khiến con chăm chỉ luyện tập. Nếu bạn đối xử với con như một vấn đề cần phải giải quyết, các em sẽ từ chối hợp tác và tiếp tục chây lười.

Không được quan tâm

Vì vậy, hãy để con biết bạn thực lòng quan tâm những hành động bất thường của con. Đầu tiên, hãy kết nối từ những vấn đề trẻ quan tâm như sở thích cá nhân, cuốn sách yêu thích, môn học yêu thích. Sau đó, cùng trẻ thảo luận vấn đề không thích hoặc thường trì hoãn thực hiện.

Điều này giúp trẻ nhận ra cha mẹ luôn thực tâm quan tâm, tôn trọng ý kiến và sở thích của chúng. Từ đó, các em sẽ mở lòng hơn, chia sẻ những vấn đề cá nhân.

Ảnh hưởng từ bố mẹ hoặc bạn bè

Việc trẻ lười biếng có thể do ảnh hưởng từ bạn bè đồng trang lứa. Ví dụ, khi trẻ chơi cùng nhóm bạn lười biếng, thường xuyên quên làm bài tập về nhà, các em sẽ cho rằng việc quên làm bài tập về nhà là bình thường vì "bạn con cũng vậy". Trẻ em thường không tự quyết định được vấn đề của bản thân và soi chiếu từ hành động của mọi người xung quanh, đặc biệt từ phía những người thân cận.

Là bố mẹ, bạn nên nêu gương chăm chỉ làm việc, không bao giờ trễ hẹn hoặc cầu tiến. Khi nhận ra bạn bè của con có xu hướng lười biếng, đừng quên nhắc nhở con rằng có những bạn khác vẫn đang nỗ lực mỗi ngày để làm việc và phát triển tốt hơn. Bạn có thể lấy ví dụ về những người làm việc chăm chỉ, đặc biệt là người thân của gia đình nhằm giúp trẻ thay đổi cách đánh giá vấn đề.

Muốn thu hút sự chú ý

Hành động lười biếng có thể giải thích bằng việc trẻ muốn thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người xung quanh, trong đó có gia đình hoặc thầy cô. Điều này có thể bắt nguồn từ việc các em bị mọi người phớt lờ, đánh giá thấp hoặc từ trục trặc trong mối quan hệ của cha mẹ.

Một trong những cách giải quyết tốt nhất là nói với con rằng cha mẹ luôn đặt niềm tin vào con. Chẳng hạn: "Bố/mẹ tin tưởng vào khả năng của con. Bố/mẹ chắc chắn con dành rất nhiều thời gian, tâm huyết cho các dự án, công việc của mình và con sẽ thành công". Đối với một đứa trẻ, niềm tin hay sự công nhận từ phía người lớn có ý nghĩa rất quan trọng, là động lực thúc đẩy các em phát triển.

Đó có thể là một tình huống rất bực bội khi đứa trẻ nhà bạn lười biếng. Lười biếng không phải là đặc điểm bạn muốn duy trì ở lũ trẻ. Bạn cần làm gì đó trước khi thói quen này trở nên ăn sâu hơn ở chúng. Dưới đây là một vài cách bạn có thể làm khi đứa trẻ nhà bạn lười biếng.

2. Một vài cách để sửa chữa tính lười biếng của trẻ

Khích lệ

Vì trẻ lười biếng nên sẽ không muốn làm gì, nhưng hãy khích lệ trẻ tham gia lao động, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, ví dụ như thường xuyên khích lệ trẻ quét nhà, đồ rác,…khi bắt đầu có thể trẻ không muốn làm nhưng dần dần sẽ thành quen

Thể hiện sự tin tưởng

Tin trẻ sẽ làm tốt, nếu bạn tin tưởng đồng thời khích lệ trẻ tham gia vào công việc nhà cùng bạn, chúng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi lao động.

Thừa nhận quan tâm đến sự nỗ lực của con

Nắm bắt thời cơ hợp lý để thừa nhận, khen ngợi sự nỗ lực, cần cù của trẻ. Khi bé vô tình làm được việc tốt như: để giày dép ngay ngắn, dọn đồ chơi sau khi chơi,…hãy nói với con rằng bạn rất thích những việc làm đó của con. Khi được khen ngợi trẻ sẽ tự hào và ghi nhớ hành động đó hơn.

Không la mắng chỉ trích con

Trẻ có xu hướng “lười” thiên về tính cách sẽ… không quan tâm lắm đến việc bạn chỉ trích bé. Việc la mắng, phạt con chỉ càng ngăn cách mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, trẻ sẽ càng trở nên bướng hơn. Bạn có thể nói với bé rằng bạn rất mệt vì làm quá nhiều việc, rằng bố/mẹ rất cần sự giúp đỡ của bé trong những việc nhỏ.

Nêu một tấm gương tốt

Một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm với lũ trẻ khi chúng lười biếng là nên ra một tấm gương tốt. Thật khó để giải thích giá trị đạo đức của một việc làm tốt nếu bản thân bạn không thực hiện điều ấy hàng ngày. 

Trẻ em lười biếng

Điều tốt nhất đối với trẻ lười biếng là một tấm gương tốt

Đương nhiên bạn muốn mình là một tấm gương tốt và cân bằng mọi công việc trong cuộc sống, tuy nhiên nếu những đứa trẻ không nhận ra điều ấy, họ sẽ không có được một tấm gương để noi theo. Dù vậy, hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và chăm sóc cho những đứa trẻ, cùng chúng làm việc nhà, chúng sẽ coi bạn như một tấm gương để noi theo.

Có những mong đợi

Con của bạn thường có xu hưởng đáp ứng những mong đợi hơn là không, chính vì thế nếu bạn mong muốn chúng lười biếng, chúng sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu bạn mong muốn chúng có tinh thần làm việc tốt theo đúng lứa tuổi của chúng, chúng có thể sẽ đáp ứng kỳ vọng đó. Điều quan trọng là cho chúng biết rằng bạn kì vọng điều gì. Hầu hết lũ trẻ đều muốn bạn hài lòng, vì vậy hãy nói những điều bạn mong muốn ở chúng.

Cắt các khoản tiền

Một cách để bắt chúng làm việc chăm chỉ là cắt các khoản tiền tiêu vặt, khiến chúng phải tự kiếm tiền cho bản thân mình. Khi chúng muốn tiền để mua cái gì đó, chúng sẽ nghĩ các việc làm để kiếm và phần thưởng sẽ luôn là động lực cao cho chúng.

Nói về đạo đức công việc

Rất tốt khi bạn có thể nói chuyện với con cái về đạo đức công việc. Nói cho chúng biết làm việc chăm chỉ là một đức tính tốt còn lười biếng thì không. Nói thêm cho chúng biết những phẩm chất nào là tốt còn cái nào thì không và đừng quên lấy những ví dụ cụ thể để chúng có thể hiểu một cách rõ ràng. Điều này giúp chúng phát triển sự tôn trọng đối với những người có đạo đức nghề nghiệp tốt và mong muốn những điều tốt đẹp có thể đạt được ở bản thân.

Liên kết các quyền lợi của công việc

Đôi khi những lời khuyên tích cực có thể không hiệu quả đối với con cái, đặc biệt với lũ trẻ tuổi teen – chúng rất ương ngạnh và khó bảo. Hãy liên kết các quyền lợi công việc để bắt chúng làm việc. Ví dụ đối với chúng internet là thứ không thể thiếu, hãy bắt chúng làm việc và rồi chúng sẽ có quyền được lên mạng.

Khen ngợi

Đương nhiên hãy khen ngợi chúng khi bạn muốn. Khen ngợi cho những nỗ lực của lũ trẻ và khi chúng bắt tay vào công việc là chúng không còn lười biếng nữa là một lựa chọn tốt. 

Trẻ em lười biếng

Khen ngợi con trẻ

Lời khen luôn khiên chúng cảm thấy vui vẻ và sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Lũ trẻ luôn thích những lời khen ngợi và đó là một nguồn thúc đẩy động lực cao cho chúng.

Xem thêm:

3. Làm gì khi con lười làm việc nhà?

Cho con làm quen với công việc nhà từ nhỏ

Bố mẹ đừng ngần ngại cho con làm quen và tiếp xúc với công việc nhà từ nhỏ. Con nên được giao nhiệm vụ đơn giản như bỏ rác vào thùng, lau bàn ăn sau khi ăn cơm

Trẻ em lười biếng

Dạy con làm việc nhà

Đây là những công việc nhẹ nhàng và hoàn toàn phù hợp với khả năng của con. Cho con tiếp xúc với công việc càng sớm, việc con làm càng nhanh chóng trở thành thói quen.

Động viên nếu con làm chưa tốt

Vì trẻ còn nhỏ nên việc không thể hoàn thành công việc như ước muốn của bố mẹ là điều hết sức bình thường, vì vậy bố mẹ nên hướng dẫn con cụ thể và tỉ mỉ công việc cho con. Khen ngợi khi con làm tốt và động viên khi con làm chưa đạt. Những lời khen ngợi của bố mẹ sẽ là động lực để con trẻ hoàn thành tốt hơn những công việc về sau.

Tính công bằng được đặt nên hàng đầu

Dù là trẻ nhỏ nhưng con đã bắt đầu nhận ra sự công bằng trong công việc, bố mẹ hãy liệt kê các đầu mục công việc trong nhà một cách cụ thể, sau đó yêu cầu các thành viên trong nhà lựa chọn công việc. Hãy cho con chọn trước, sau đó yêu cầu tất cả mọi người thực hiện cho đúng. Hãy nhớ là con trẻ cũng chẳng thích cái cảnh bị giao việc nhiều hơn người khác.

Nếu trong phần trách nhiệm của con, con có những quyết định phù hợp, cha mẹ nên tôn trọng và yêu cầu mọi người tuân thủ theo cho dù điều đó gây chút khó khăn cho cha mẹ.

Chia sẻ công việc

Việc bố mẹ phân quyền cho con quản lý hẳn một công việc cụ thể sẽ khiến con cảm thấy mình được tôn trọng và có trách nhiệm cao với công việc của mình, tuy nhiên cuối tuần, bố mẹ và cả gia đình có thể ngồi lại với nhau và đưa ra ý kiến phản hồi về kết quả công việc. Chia sẻ kinh nghiệm với nhau sẽ làm sợi dây gắn kết gia đinh thêm khăng khít, từ đó con cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích.

Không quên ghi nhận

Ở mọi nơi mọi lúc, khi nói đến việc nhà là nhấn mạnh tầm quan trọng của con. Tuy con có lúc lười biếng nhưng chắc chắn chúng đóng góp công sức rất nhiều. Vì thế, nếu chúng cứ âm thầm làm mà không được ghi nhận thì chúng sẽ chóng oải thôi.

Đề cao vị trí của con để con cảm thấy việc làm của mình được bố mẹ ghi nhận thế nào. Những câu như “ồ, việc đó ngoài con ra, chẳng ai làm tốt cả”, con sẽ cảm thấy mình thật giỏi giang. Lúc này việc gì khó mấy trẻ cũng sẽ cố gắng thực hiện cho tốt.

Kiên nhẫn

Thỉnh thoảng con cũng sẽ trở nên lười biếng với những công việc của mình. Bát đũa có thể bị bẩn, nhà lau chưa sạch, quần áo chưa được giặt trong thời gian đầu… nhưng bố mẹ đừng vội tức tối, hãy kiên nhẫn với các con. Bố mẹ đừng làm giúp con ngay mà cần có chút đàm phán, nhắc nhở. Thỉnh thoảng phạt. Như vậy con sẽ hiểu trách nhiệm việc nhà và biết không thể thể ỉ lại vào bố mẹ được.

4. Những biện pháp giúp con hết lười học

Tùy thuộc vào nguyên nhân bạn sẽ tìm được những biện pháp khác nhau để con trở nên chăm chỉ trong việc học và tự chủ động hơn. Nhưng với những cách làm sau bạn có thể áp dụng với cả hai nguyên nhân.

Cùng đặt ra mục tiêu học tập với con

Ngay cả chính bạn khi làm một điều gì đó cũng cần có mục tiêu rõ ràng mới hào hứng, hứng thú làm. Vậy thì việc học của con cũng vậy. Bạn cần cùng con xác định những mục tiêu rõ ràng trong việc học của con. Đừng tự lên mục tiêu cho con, hãy cùng con thảo luận. Hãy có một cuộc trò chuyện. Kiểu như: Ba/Mẹ mong rằng kì này con sẽ đạt được học sinh khá, hoặc mong rằng con sẽ đạt điểm… trong kì thi tới. Ba mẹ có quyền kì vọng vì ba mẹ đã lo cho con ăn học và là ba mẹ của con. Còn con? Con mong muốn mình sẽ làm được điều gì trong kì thi sắp tới? Nhất định con phải có mục tiêu vì đó là trách nhiệm với bản thân và cuộc sống của con. Sau khi lắng nghe mục tiêu của con hãy dung hòa mục tiêu và kì vọng để đưa ra một mục tiêu phù hợp với năng lực mà con có thể đạt đến.

Cân đối thời gian học – chơi của con

Bạn hãy nhìn lại lịch trình học tập của con xem nó có khiến bạn chóng mặt không? Hãy xem con có thời gian cho những thú vui giải trí với lịch trình học như thế không? Cho dù con tự nguyện với lịch trình như thế thì với cương vị là cha mẹ, là một người lớn bạn cần điều chỉnh lại lịch trình sao cho cân đối giữa việc học và vui chơi của con. 

Trẻ em lười biếng

Cần đối thời gian học và chơi của con

Hãy dành cho con thời gian để khám phá những điều thú vị quanh cuộc sống, hãy để con rời xa sách vở để giải trí, thư giãn đầu óc và bồi bổ cho tâm hồn của mình. Đừng để ngày dài của con luẩn quẩn trong việc học chính, học thêm, học bồi dưỡng. Như thế việc con trở nên chán học, lười học là một lẽ đương nhiên.

Rèn luyện cho bé thói quen tự chăm sóc mình và làm việc nhà

Đừng bao giờ biến con mình thành một đứa trẻ chỉ biết ăn và học. Bạn hãy rèn luyện cho con thói quen làm việc nhà và chăm sóc mình ngay từ rất sớm. Một đứa trẻ cần biết tự làm những việc mang tính cá nhân như tự giặt quần áo và chăm sóc mình khi bố mẹ vắng mặt. Chúng cần biết chúng có trách nhiệm làm sạch, làm đẹp không gian sống bằng chính sức mình. Trẻ từ lớp 6 đã đủ tuổi để nên biết việc này. Nếu như bạn để cho trẻ chỉ biết ăn, học thì trẻ sẽ không có tinh thần tự lập và dễ nảy sinh tính phụ thuộc, lười biếng cả trong việc học.

Quy định thời gian và thời gian dành cho giải trí

Bạn hãy đặt ra một thỏa thuận với con. Nếu như con mê game, thần tượng, phim, thể thao, chương trình truyền hình,… thì hãy đặt ra một thỏa thuận con sẽ được hưởng thụ những điều ấy sau khi đã hoàn thành bài tập hoặc học hết bài trong hôm nay. Đừng bao giờ cấm đoán những sở thích của trẻ nếu nó không phải là tiêu cực. Bạn càng cấm thì trẻ càng nảy sinh tâm lý chống đối. Và nó sẽ rất dễ gây ra tâm lý chán nản lười học nếu như bạn cấm đoán. Thay vì cấm, bạn hãy hướng con đến cách giải trí lành mạnh và tích cực hơn. Ví dụ như chơi những trò game bổ ích, không mang hơi hướng bạo lực, thần tượng một cách lành mạnh bằng cách học hỏi những điều hay, tốt ở thần tượng.

Cho con tham gia những hoạt động xã hội

Hãy để trẻ hiểu rằng bản thân mình đang có một cuộc sống hạnh phúc và sung sướng, và hãy phấn đấu vì điều đó. Cho con tham gia những hoạt động xã hội, những video truyền cảm hứng. Ví dụ bạn có thể đưa con đến thăm những đứa trẻ ở viện huyết học, viện K, đi theo một đoàn công tác xã hội nào đó, để con biết được rằng có nhiều số phận ngoài kia đang chịu những số phận nghiệt ngã hơn mình, và họ vẫn không ngừng cố gắng về điều đó. Còn con? Tại sao được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, với một tâm, trí, thể khỏe mạnh lại không phấn đấu,… Qua những hoạt động này trẻ sẽ tự hiểu được nhiều điều. Đừng chỉ dạy một cách giáo điều, dạy bằng những lời răn đe và những câu nói sáo rỗng. Hãy cho trẻ học và trải nghiệm từ thực tế để trẻ hiểu được trách nhiệm của với chính bản thân mình.

Hãy tâm sự những điều thầm kín với trẻ

Bạn hãy kéo ngắn khoảng cách của mình với con bằng cách tâm sự với trẻ về những kỉ niệm, những câu chuyện. Ví dụ như chọn một chiều vàng, nắng trải dài trên khung cửa, hoặc một sáng mưa thu cuối tuần, mưa lấp tráng trên lan can. Khung cảnh dễ khiến con người thổ lộ, tâm sự và bạn nói về những câu chuyện, ví dụ như mối tình đầu, ví dụ như những sai lầm, những câu chuyện về người bạn thân của bạn. Rồi dẫn dắt, “dụ dỗ” con tâm sự những nỗi niềm của mình. Từ đó bạn sẽ hiểu con hơn và có những lời khuyên hữu ích giúp con vượt qua những cảm xúc khó khăn như “thất tình” hoặc mâu thuẫn với bạn bè,…

Một số cách ứng xử khi con bạn lười, mất tập trung trong học tập trên đây hy vọng sẽ giúp bạn. Đừng chỉ ngồi và than vãn, cũng đừng giải quyết một cách mù quáng, hãy biết mình đang làm gì và mình làm điều đó thì sẽ có lợi ích gì?, Có giúp con dần thay đổi được tính lười học, chán học hay không.

5. Chuyên gia nói gì?

Theo TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục độc lập cho rằng, để giúp con không lười học, các cha mẹ phải bám sát bài con học và dành cho con nhiều thời gian hơn.

Theo TS Hương, những kiến thức mà con không thích lắm cũng có thể trở nên hấp dẫn với con nếu như cha mẹ đưa con đến hiệu sách và chỉ thêm cho con những cuốn sách có nội dung như vậy nhưng sâu sắc và hài hước một chút.

Cũng theo vị chuyên gia này, phụ huynh cần luôn luôn nhắc nhở con, việc học là việc của con. Khi nhận thức rõ được việc này, con sẽ làm thật sự tốt. Học là quyền lợi, nếu con sao nhãng hoặc lười biếng, cha mẹ có thể phạt.

Cũng theo TS Hương, khi ai đó hỏi han việc học của con, cha mẹ tránh chê bai, nói xấu: “ Nếu con học chưa thực sự tốt, cha mẹ có thể nói khéo: Cháu nó rất cố gắng. Con nghe được sẽ hiểu thành ý của cha mẹ”- TS Hương nhấn mạnh.

Trẻ em lười biếng

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Ngoài ra, TS Hương cho rằng, phụ huynh cần tạo tình bạn cho con với những người bạn chăm học. Cách làm không khó.

“Các bạn chăm học thường sẽ có tác động rất tốt đến tính lười biếng của con. Một chút ganh đua, một ánh mắt hơi tỏ vẻ coi thường của bạn bè sẽ khiến con động lòng tự ái mà học nhiệt tình hơn là lời mắng mỏ thúc giục của cha mẹ rất nhiều đấy”- vị chuyên gia này chia sẻ.

TS Hương nhấn mạnh, việc tạo hứng thú cho con không khó, giải quyết tính lười biếng của con cũng không khó nhưng sẽ mất thời gian và công sức của cha mẹ rất nhiều.

“Những nguyên tắc thực hiện trị tính lười phải áp dụng nghiêm. Nếu buông bỏ những nguyên tắc, nhiều hệ lụy sẽ xảy ra “- TS Hương nhấn mạnh.

Sự lười biếng của trẻ là thói quen hình thành trong thời gian dài. Trong cuộc sống, có những việc cơ bản trẻ phải tự làm mà người khác không thể làm thay được. Vì vậy, muốn trẻ có trách nhiệm với chính mình phải bắt đầu trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên yêu cầu trẻ hoàn thành việc của mình và chịu trách nhiệm một phần việc nhà. Hi vọng qua bài viết của phucngocan.com thì các bậc phụ huynh sẽ áp dụng thành công nhé.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh