Mẹo dạy con ăn ngủ đúng giờ từ nhỏ - Bé khỏe mẹ nhàn tênh
Bạn không biết làm thế nào để tập cho bé ăn ngủ và thực hiện các hoạt động theo một thời gian biểu cố định? Các mẹo dưới đây sẽ đảm bảo việc thiết lập thói quen cho con của bạn trở nên vô cùng đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng phucngocan.com theo dõi nhé!
Khi nào nên rèn trẻ tự ngủ?
Giai đoạn 3-4 tháng đầu đời chính là thời điểm thuận lợi để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan, khi trẻ có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ thì cũng sẽ làm giảm sự khó khăn khi dỗ trẻ ngủ lại hoặc đánh thức trẻ dậy
Hầu hết trẻ từ lúc mới sinh đến khi lên hai thì đều ngủ nhiều hơn thức. Trẻ ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày nhưng thường ngắt quãng bởi những lần thức dậy để bú, nguyên nhân chủ yếu là do dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn, sau mỗi 2-3 giờ trẻ cần được bú no và chìm lại vào giấc ngủ.
Do dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn, sau mỗi 2-3 giờ trẻ cần được bú no và chìm lại vào giấc ngủ
Đối với trẻ đủ tháng, khỏe mạnh nhưng ngủ nhiều hơn 3 giờ một giấc cũng không phải là điều cần lo lắng đánh thức trẻ dậy. Ngược lại, nếu trẻ thức giấc thường xuyên thì cũng chỉ là giai đoạn tạm thời vì từ 3 tháng tuổi dạ dày trẻ đã lớn hơn và chứa được nhiều thức ăn hơn đồng nghĩa với việc giấc ngủ của trẻ cũng sẽ dài hơn.
Như thế nào là một trẻ tự ngủ độc lập?
Trẻ được đánh giá là tự ngủ độc lập khi có những yếu tố sau:
- Trẻ có thể ngủ liền mạch từ 6-8 tiếng suốt đêm
- Có thể tự ngủ tiếp sau khi thức dậy lúc nửa đêm mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ
- Khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi thì có tới 60% trẻ có thể tự ngủ độc lập
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có thể thực hiện một số điều để giúp trẻ có thói quen ngủ độc lập khi trẻ đã thực sự sẵn sàng.
Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi đi ngủ
Trẻ em rất nhạy cảm và thường có những giai đoạn rất hay quấy khóc khi đi ngủ. Việc hiểu được các nguyên nhân thường gặp cho việc này sẽ giúp cha mẹ có các phương pháp giúp trẻ vượt qua và có một giấc ngủ ngon hơn. Các nguyên nhân thường gặp gồm có:
- Độc lập: Một biểu hiện của sự độc lập đang dần hình thành trong trẻ là khi trẻ khóc và không muốn đi ngủ. Phụ huynh cần dỗ trẻ bằng cách cho trẻ quyền lựa chọn như ôm gấu bông, búp bê đi ngủ, tùy vào sở thích của trẻ mà cho trẻ cơ hội chứng tỏ “tầm quan trọng” của mình
- Sợ hãi: Một số trẻ có nỗi sợ với bóng tối nên đêm tới thường hay quấy khóc, khóc giữa đêm khi tỉnh giấc. Lúc này việc ôm và vỗ về sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ, dần dần khiến cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp và an toàn và nỗi sợ bóng tối biến mất
- Mệt mỏi: Việc ngủ quá nhiều hoặc không đủ vào ban ngày sẽ khiến trẻ mệt mỏi, hiếu động quá mức vào ban đêm, có thể bé cần vận động nhiều hơn vào ban ngày để có một giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối
- Trẻ có vấn đề về sức khỏe: Những vấn đề thường gặp là mọc răng, đói hoặc khát, trẻ sắp ốm hoặc bị dị ứng/ côn trùng đốt. Tất cả những nguyên nhân này cần sự kiểm tra và giúp đỡ của phụ huynh để giúp trẻ giải quyết các vấn đề sức khỏe nhằm có một giấc ngủ ngon hơn.
Cách rèn trẻ tự ngủ ngon
Làm rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm
Trẻ sơ sinh chưa thể phân định rõ ràng sự khác nhau giữa ngày và đêm khiến trẻ hay thức giấc ban đêm và có thể ngủ suốt vào ban ngày. Mẹ có thể giúp trẻ tự điều chỉnh giấc ngủ vào ban đêm sẽ nhiều hơn vào ban ngày bằng những cách sau:
Ban ngày, mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ
- Giữ căn phòng mà trẻ ngủ thật ít ánh sáng vào ban đêm (không cần thiết là hoàn toàn tối). Chỉ bật ánh sáng dịu nhẹ nếu trẻ cần được chăm sóc
- Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng khi trẻ khóc như vỗ về hoặc cho bú khi có thể
- Ban ngày, mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ sau khi ăn còn buổi đêm chỉ vỗ về nhẹ nhàng và dành việc chơi đùa cho ban ngày.
Đặt trẻ xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức
Trong 3-4 tháng đầu đời cần áp dụng phương pháp này để giúp trẻ hình thành thói quen không chờ mẹ vỗ về vào ban đêm. Các thói quen khi ngủ cũng làm tăng cảm giác buồn ngủ và giúp trẻ ngủ lại dễ dàng khi bất chợt tỉnh giấc nửa đêm vì vậy mẹ cần lựa chọn những phương pháp phù hợp và dễ thực hiện với bản thân như vỗ về, hát ru để tập cho trẻ thói quen khi ngủ. Việc để trẻ ngủ trên tay khi đung đưa sẽ khiến trẻ hình thành thói quen chỉ chịu ngủ khi được bế và đung đưa, cha mẹ cần cân nhắc việc tạo cho trẻ thói quen này vì trẻ cũng sẽ khó ngủ lại được nếu không được bồng ru khi thức dậy vào ban đêm.
Xem thêm:
- Bí quyết giúp trẻ vâng lời - Nguyên tắc dạy con cha mẹ cần biết
- Mách mẹ phương pháp nuôi dạy con khoa học chuẩn nhất
- Giúp bé thích đọc sách - Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho con
Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ
Khi mọi việc tiến triển thuận lợi, hãy thực hiện mọi việc theo trình tự giống nhau mỗi ngày: cho ăn-chơi-cho ngủ. Một chu trình nhất quán như vậy sẽ giúp trẻ lập trình được giấc ngủ của mình
Ngoài ra, một số thói quen sai lầm cũng khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm
Không hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ ngày: một số cha mẹ ngăn con ngủ vào ban ngày vì mong muốn trẻ ngủ nhiều hơn vào ban đêm nhưng điều này thực tế là không hiệu quả vì sẽ khiến trẻ mệt và khó đi vào giấc ngủ hơn
Ăn đêm: Từ 6 tháng trở đi, hầu hết trẻ đều không cần bữa ăn đêm để bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên vẫn có trẻ cần bữa ăn này. Nếu cha mẹ cảm thấy thoải mái với việc cho con ăn đêm ngoài 6 tháng thì vẫn có thể duy trì bú đêm cho trẻ để duy trì nguồn sữa mẹ.
Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
4 mẹo siêu dễ tập cho bé ăn ngủ đúng giờ
Tập cho bé đi ngủ sớm
Một khi đã có một giờ ngủ cố định, những hoạt động vào ban ngày sẽ diễn ra suôn sẻ. Cách dễ nhất để thiết lập giờ ngủ cố định là bắt đầu thói quen mà bạn và em bé sẽ thực hiện mỗi ngày: đi ngủ sớm.
Bạn không thể ép buộc bé trong vài tháng đầu tiên, nhưng có thể bắt đầu thực hiện khoảng sau 2 tháng.
Để dễ ngủ, mẹ hãy tắm cho con bằng nước ấm, cho bé bú mẹ/bú bình và sau đó tắt đèn đi ngủ. Nếu bé cảm thấy buồn ngủ lúc đang bú sữa trong một vài tháng đầu tiên, điều đó không sao cả. Nhưng đến khi bé được 3-4 tháng, bạn hãy cố gắng giữ cho bé thức để con có thể tự mình chìm vào giấc ngủ đúng giờ nhé.
Dạy bé sự khác biệt giữa ngày và đêm
Nhiều trẻ lẫn lộn ngày và đêm: bé ngủ suốt cả ngày và chỉ thức dậy khi mặt trời lặn. Việc giúp con học cách phân biệt ngày và đêm là bước quan trọng đầu tiên để trẻ quen với một thời gian biểu cố định.
Vào ban ngày, mẹ hãy làm cho ngôi nhà sáng sủa và làm ngược lại khi đêm đến, mẹ nên tắt hết đèn và giữ yên lặng. Bạn đừng nói chuyện với trẻ nhiều trong khi cho con bú cữ tối mà hãy cho bé biết rằng, buổi tối là để đi ngủ, còn buổi sáng là thời gian để vui chơi và tham gia các hoạt động khác cùng người thân.
Học các “tín hiệu” của bé
Trong thời gian đầu làm những ông bố, bà mẹ trẻ, bạn sẽ rất khó có thể “đọc” được điều trẻ muốn “nói”. Nhưng dần dần, khi đã có nhiều kinh nghiệm bên con hơn, mỗi “tín hiệu”của bé sẽ đều trở nên quen thuộc với bạn.
Nhưng để có thể hiểu con, bố mẹ vẫn sẽ cần rất nhiều thời gian và kiên nhẫn. Nếu bạn ghi lại giờ bé ngủ, giờ cho ăn, giờ chơi và những hoạt động khác trong một cuốn sổ hoặc máy tính, bạn có thể sử dụng chúng để thiết lập thời gian tập cho bé ăn ngủ chính xác.
Học các "Tín hiệu" của bé
Nếu bé đã làm theo thời gian biểu đã sắp xếp, bạn hãy quan sát để nhận ra thói quen nào là hiệu quả và ưu tiên thực hiện nó. Bé con của bạn cũng sẽ cần thời gian để làm quen với một lịch trình cố định, thế nên, bạn hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng khuyến khích con. Một khi đã thành thói quen, những điều này sẽ khó thay đổi.
Xem thêm: Top Những Trò Chơi Giúp Bé Nhận Biết Con Vật Vui Nhộn Ngay Tại Nhà
Bé sẽ thay đổi, thế nên thời gian biểu tập cho bé ăn ngủ cũng phải linh hoạt hơn
Bé học hỏi rất nhanh trong những năm đầu đời. Bé sẽ gần như tăng gấp ba lần trọng lượng của mình và có những bước tiến đáng kể như ngồi, bò, thậm chí đi và nói.
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng đến một cột mốc mới, bố mẹ đừng ngạc nhiên nếu bé phá vỡ thói quen thông thường của mình nhé! Bé có thể đói hơn so với bình thường, cần ngủ nhiều hơn hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm. Lúc đó, điều bạn cần làm là quan sát bé thật kỹ lưỡng và chỉnh sửa lại thời gian biểu sao cho phù hợp hơn với con.
Nuôi dưỡng và giáo dục con không phải là một điều dễ dàng, nhất là trong những năm tháng đầu đời vô cùng nhạy cảm của bé. Bố mẹ cần đồng hành bên con, lắng nghe con nhiều hơn và chấp nhận những sự thay đổi hợp lý từ trẻ. Với một nền tảng tốt được bồi dưỡng từ gia đình, con của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ và vững vàng.
8 bước luyện trẻ có thói quen đi ngủ đúng giờ
Điều chỉnh bữa ăn tối
Thực đơn ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ nhà bạn. Nếu trẻ ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải chịu nhiều áp lực, trẻ cũng bị chứng khó tiêu và cảm thấy khó ngủ. Thêm nữa, một số loại thức uống và thuốc có chứa caffeine gây ra tình trạng tỉnh ngủ như cà phê và thuốc giảm đau. Vậy nên mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng những chất trên trước giờ đi ngủ một vài tiếng.
Cho trẻ lên giường vào giờ cố định
Đây là một trong những cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Có thể bạn phải mất một vài tháng để rèn trẻ vào phòng ngủ sớm và bạn cần phải kiên trì thì mới giúp trẻ có thói quen này thành công.
Cho trẻ lên giường đúng giờ
Mới đầu, trẻ sẽ không ngủ ngay khi bước chân lên giường và có thể bạn sẽ phải kể chuyện cho bé nghe, cùng xem TV với bé, ôm bé ngủ một lúc sau đó bé mới tự chìm sâu vào giấc ngủ được.
Không gian ngủ
Tiếng ồn, ánh sáng chói có thể làm trẻ khó chịu và không thể ngủ ngay được. Trong thời gian rèn trẻ đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố không gian yên tĩnh, dễ chịu để con chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cho trẻ ôm gấu bông khi ngủ
Giai đoạn đầu khi cho trẻ ngủ một mình vô cùng khó khăn vì trẻ đã quen với việc ôm mẹ và có cảm giác thiếu an toàn khi phải ở một mình. Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp trẻ điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.
Ngủ cùng con
Khi gấu bông và gối ôm không thể thay thế được mẹ, mẹ sẽ vất vả hơn để cho con ngủ theo thời khóa biểu cố định. Cách tốt nhất lúc này là nằm với trẻ cho đến khi trẻ ngủ sâu và bạn trở về phòng ngủ của riêng mình. Hãy làm như vậy một vài tuần/tháng cho đến khi trẻ tự giác lên giường đi ngủ mà không cần đến mẹ.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Ngoài vấn đề về ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng không thích hợp cũng khiến trẻ khó ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh để con cảm thấy khó chịu khi ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khích lệ trẻ ngủ đúng giờ và thưởng
Súp muốn ngon thì không thể thiếu gia vị. Nếu áp dụng công thức trên vào việc dạy trẻ đi ngủ sớm thì ngoài đề nghị là muối, hạt tiêu, còn cần sự động viên ngọt ngào là đường. Hãy nói với con những lời yêu thương ngọt ngào để dỗ con đi ngủ và trao phần thưởng xứng đáng cho con.
Không đánh đập trẻ
Không ít bà mẹ tỏ ra thiếu tinh tế và thiếu kiên nhẫn với con khi dạy con đi ngủ đúng giờ. Họ đã dùng bạo lực và những lời quát mắng. Đây thực sự là một sự bạo hành về tinh thần lớn khiến trẻ bất an khi ngủ, hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ em trước tuổi dậy thì như chậm phát triển chiều cao, tự ti, thiếu gắn kết tình cảm với mẹ…
9 cách dỗ trẻ ngủ
Cho dù trẻ đã có thói quen ngủ độc lập, đôi khi do sức khỏe hoặc thời tiết thay đổi bất thường hoặc thay đổi môi trường sinh hoạt, trẻ có cảm giác khó chịu, và gắt gỏng khi đi ngủ. Cha mẹ có thể dỗ dành trẻ ngủ trong các trường hợp đặc biệt đó bằng các cách thức dưới đây:
- Cách 1: Cho trẻ nghe một âm thanh ồn ào nhẹ, ví dụ tiếng Ti-vi hoặc đài bật nhỏ hoặc nhạc nhẹ nhàng.
- Cách 2: Vỗ về lưng và mông trẻ theo nhịp điệu. Đặt trẻ quay lưng về phía bạn, nằm nghiêng. Đặt tay bạn nhẹ nhàng lên vai con. Khum tay kia lại và vỗ về con. Vỗ nhẹ và chậm rãi lên đùi và mông con. Cố gắng vỗ theo nhịp điệu. Khi con bạn bắt đầu ổn định và thư giãn, cử động tay vỗ về chậm dần. Khi con bạn đã ngủ, ngừng vỗ nhưng vẫn đặt tay lên người con thêm vài giây.
- Cách 3: Xoa lưng hoặc bụng trẻ nhịp nhàng, theo một chiều nhất quán. Chớ thay đổi nhịp xoa và không ngưng xoa cho đến khi mí mắt của trẻ đã khép lại.
- Cách 4: Nhìn trẻ chăm chăm.
- Cách 5: Cho trẻ cầm món đồ chơi mà trẻ ưa thích
- Cách 6: Cho trẻ xem điện thoại di động có hình ảnh xoáy trôn ốc. Hình xoáy có tính năng thôi miên.
- Cách 7: Vuốt nhẹ sống mũi
- Cách 8: Vuốt tóc trẻ nhẹ nhàng theo một chiều nhất quán.
- Cách 9: Bế trẻ, đu đưa nhẹ. Đây là phương pháp hiệu quả, nhưng chỉ nên áp dụng khi 8 phương pháp kể trên không có tác dụng. Nếu bạn lạm dụng cách 9, bạn sẽ sớm làm mất đi thói quen ngủ độc lập của trẻ.