Giúp bé thích đọc sách - Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho con – Công Ty Nam Nguyên Dược

Giúp bé thích đọc sách - Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho con

Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của các con. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em tích lũy một nguồn vốn cho tương lai. Hãy cùng phucngocan.com theo dõi bài viết Giúp bé thích đọc sách - Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho con.

Vì sao nên hình thành thói quen đọc sách cho trẻ?

Cho con một hòm vàng không bằng dạy con một quyển sách hay. Khoa học đã chứng minh sách mang đến rất nhiều tác động tích cực trong việc hình thành nhân cách và giúp tăng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho con. Thói quen đọc sách cần được hình thành ngay từ những năm tháng đầu đời khi con đến với thế giới này. Thế nhưng phần lớn cha mẹ bắt đầu đọc sách khi con đã biết nói chuyện. Một số khác đợi đến khi con biết chữ. Một số nữa tặc lưỡi nghĩ rằng, đọc sách là do tính cách, có đứa trẻ thích đọc, có đứa trẻ thích nhảy nhót, nếu nó thích nó sẽ tự đọc…. Đừng đợi đến khi con biết đọc mới mua sách hay dạy con đọc sách. Nếu con chưa nhận diện được mặt chữ bạn hoàn toàn có thể đọc cho con nghe, chỉ cho con biết về thế giới bên ngoài.

 

Hình thành thói quen đọc sách cho con ngay từ những năm tháng đầu đời

Hình thành thói quen đọc sách cho con không bao giờ là sớm! Người Do Thái phát hiện ra rằng trong tất cả muôn loài thì duy nhất loài người được Chúa trời ban cho khả năng đọc, còn tất cả các loài không loài nào biết đọc. Chính vì vậy, người Do Thái họ khai mở và tận dụng tối đa khả năng đọc, họ bôi mật ong vào sách để em bé nếm sự ngọt ngào và bắt đầu yêu sách.

Trẻ em của Cửa sổ vàng bé nào cũng rất thích sách bởi ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã đọc sách cho các bé nghe, đến khi chào đời thì bé bắt đầu được tiếp xúc với sách, được cha mẹ đọc sách cho nghe trước giờ đi ngủ. Khi bé bắt đầu nhận thức được, cha mẹ Cửa sổ vàng luôn cùng con bàn luận về những chủ đề trong sách. Chính điều này đã giúp hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ.

Các lý do khiến trẻ em ngày càng ít đọc sách hơn

Con trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, toàn bộ suy nghĩ, sở thích, hành động của chúng đều được phản ánh qua những gì người lớn thể hiện. Việc cha mẹ xem nhẹ tầm quan trọng của việc đọc sách khiến tỷ lệ trẻ thích đọc sách đang ngày càng giảm sút. Nhiều bậc phụ huynh thậm chí không muốn cho con đọc sách với quan niệm rằng còn nhỏ, không nên học lắm.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trên là số lượng đầu sách xuất bản phù hợp lứa tuổi thiếu cả về số lượng và chất lượng. Việc ít nguồn sách phù hợp đã khiến con trẻ không hứng thú với những quyển sách cũ, lỗi thời. Bên cạnh áp lực học tập, thi cử và thành tích vô hình chung khiến chúng chẳng còn thời gian quan tâm đến đọc sách nữa.

Những lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ

Nếu bạn muốn con của mình trở nên thông minh thì cần phải xây dựng cho chúng một tình yêu đối với việc đọc sách. Sau đây là những lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ:

  • Đọc sách sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, làm phong phú vốn liếng ngôn từ bởi khi đọc sách trẻ em sẽ được tiếp nhận thêm một số thông tin về cách sử dụng cấu trúc câu, sử dụng từ ngữ, mở rộng vốn từ vựng, ngôn ngữ hiệu quả.

  • Đọc sách cải thiện kỹ năng tập trung cho bé. Để đọc và hiểu được nội dung của một cuốn sách thì người đọc cần phải tập trung nếu không mạch cảm xúc sẽ bị ngắt quãng. Nếu trẻ đọc sách thường xuyên sẽ giúp phát triển khả năng tập trung làm việc trong một thời gian dài.

  • Đọc sách giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng. Thực tế cho thấy rằng những đứa trẻ ham đọc sách thường có khả năng sáng tạo, liên tưởng tốt hơn những đứa trẻ ít đọc sách. Bởi khi đọc sách, não chuyển các mô tả về con người, sự vật, sự việc thành hình ảnh. Từ đó chúng sẽ tưởng tượng ra sự việc đó diễn ra như thế nào, có hình dáng ra sao.

  • Đọc sách giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ cần thiết ở trẻ. Bởi vì khi đọc trẻ em sẽ tiếp nhận thêm một số thông tin và cách cấu trúc câu, cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ hiệu quả.

  • Đọc sách giúp con bạn mở rộng vốn từ vựng. Khi đọc sách con sẽ được tiếp xúc với một lượng từ ngữ lớn, việc đó sẽ giúp làm phong phú vốn liếng ngôn từ của con.

Lợi ích nổi bật của việc đọc sách đối với trẻ

  • Đọc sách giúp phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ham đọc sách sẽ sáng tạo, có khả năng liên tưởng tốt hơn những đứa trẻ ít đọc sách. Khi đọc sách, não chuyển các mô tả về con người, sự vật, sự việc thành hình ảnh. Chúng ta sẽ tưởng tượng ra sự việc đó diễn ra như thế nào, người đó có hình dáng, phong thái ra sao.

  • Đọc sách cải thiện kỹ năng tập trung cho bé. Để đọc và hiểu nội dung của một cuốn sách thì người đọc cần phải tập trung nếu không mạch cảm xúc sẽ bị ngắt quãng. Nếu cho trẻ đọc sách thường xuyên sẽ giúp phát triển khả năng tập trung làm việc trong một thời gian dài.

  • Đọc sách làm tăng cường khả năng ghi nhớ. Trong quá trình đọc sách, bé ghi nhớ các sự việc cũng như các nhân vật xuất hiện trong cuốn sách và trí nhớ của bé sẽ ngày càng được nâng cao.

  • Đọc sách dạy cho trẻ nhiều điều trong cuộc sống. Thông qua sách vở trẻ có thể hiểu thêm về con người cũng như thế giới xung quanh qua nhiều góc nhìn khác nhau. Những câu chuyện mang tính nhân văn sẽ giúp trẻ biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương mọi người.

  • Đọc sách giúp trẻ thư giãn sau một ngày dài hoạt động, vui chơi ở bên ngoài.

  • Đọc sách giúp gắn kết cha mẹ và con cái. Cùng con đọc một cuốn sách và bàn luận về các chủ đề trong sách sẽ giúp cha mẹ hiểu con cái hơn và kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ.

Làm sao để rèn thói quen đọc sách cho bé

Đọc sách làm tăng cường khả năng ghi nhớ. Trong quá trình đọc sách, bé sẽ ghi nhớ các sự việc cũng như các nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, từ đó trí nhớ của bé sẽ ngày càng được nâng cao.

Đọc sách dạy cho trẻ nhiều điều trong cuộc sống. Thông qua sách vở trẻ sẽ hiểu thêm về con người, về thế giới xung quanh qua nhiều góc nhìn khác nhau. Những câu chuyện mang tính nhân văn trong sách sẽ giúp trẻ biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương mọi người hơn.

Đọc sách cũng là một cách để giúp gắn kết tình cảm cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ và con cái cùng con đọc một cuốn sách và bàn luận về các chủ đề trong sách thì cha mẹ hiểu con cái hơn, khoảng cách giữa hai thế hệ được kéo gần hơn.

Để rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ là việc làm không khó nhưng cũng không dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của của trẻ.

Hãy làm gương cho trẻ

Thực tế cho thấy trẻ học hỏi hầu hết các thói quen của cha mẹ. Do đó, nếu tạo thói quen đọc sách cho trẻ cha mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ thường xuyên thấy bạn làm việc này. Nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy cha mẹ đọc sách thì chúng cũng sẽ bắt chước những thói quen này và bắt đầu tự đọc. Hãy làm cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách là không chỉ để giải trí mà còn giúp cập nhật thông tin, bổ sung kiến ​​thức và kết nối với nhiều người khác.

Xem thêm: Hướng nghiệp cho bé từ nhỏ để con có bước đi vững chắc hơn

Thảo luận với con về những gì đã đọc

Cha mẹ hãy thảo luận với con về những gì bé đã đọc được gần đây. Không chỉ dừng lại ở việc thảo luận về nội dung câu chuyện mà hãy nói về sự tương đồng giữa các câu chuyện, sự kiện hay các vấn đề mới xảy ra hoặc đang xảy ra. 

Cùng con thảo luận về các chủ đề trong sách

Nhờ điều này cha mẹ sẽ nhận biết trẻ tiếp thu được những gì và thích thể loại sách hoặc tác giả nào.

Cho trẻ chọn sách theo sở thích

Sau một thời gian chọn sách và đọc cho trẻ nghe, cha mẹ nên để trẻ tự chọn sách theo sở thích của mình, không ép buộc hay ra lệnh, tuy nhiên bạn nên có mặt bên cạnh để giúp đỡ nếu con cần hỏi ý kiến hay tư vấn cho trẻ loại sách phù hợp với lứa tuổi. Là cha mẹ, bạn cần hiểu rằng điều rất quan trọng là theo dõi việc đọc của con chứ không phải ép buộc chúng đọc các loại sách mà bạn nghĩ rằng con nên đọc.

Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc đọc sách khi còn nhỏ

Nếu bạn còn giữ những cuốn sách đã từng đọc khi còn nhỏ, hãy tặng chúng lại cho con bạn. Hãy chia sẻ cho trẻ biết những nhân vật hay nội dung trong những cuốn sách ấy đã tác động đến bạn như thế nào.

Kết hợp đọc sách với nghe kể truyện, xem phim dựng từ sách

Để xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ không nhất thiết là chỉ mỗi đọc sách, cha mẹ có thể cho trẻ nghe kể truyện trên audiobook, các vở kịch/phim được dựng từ sách. Thỉnh thoảng thay vì đưa con đến nhà sách, bạn hãy cùng bé đến thư viện, việc nhìn thấy nhiều người ham mê đọc sách tại đây sẽ kích thích việc đọc sách của trẻ.

Xem thêm:

Phương pháp rèn luyện thói quen đọc sách cho con

Khi trẻ mới bắt đầu biết nhận thức

Đa số phụ huynh quan niệm rằng nên cho con đọc sách khi chúng biết chữ. Tuy nhiên, thời điểm để tìm hiểu về những quyển sách lý tưởng nhất là khi con mới bắt đầu biết nhận thức. Từ những quyển sách với hình ảnh đầy màu sắc, hay các nhân vật trong truyện cổ tích, trẻ sẽ rèn luyện thói quen đọc sách và biết chúng trở thành văn hóa.

Bậc cha mẹ phải là người noi gương

Trẻ nhỏ có xu hướng học tập từ hành động của cha mẹ hơn là những điều nói với chúng. Nếu bạn chỉ dạy con đọc sách mà không tự mình làm, trẻ sẽ khó nghe theo lời. Hãy thiết lập một tủ sách gia đình với nhiều thể loại khác nhau, bạn có thể cùng con đọc sách và nó sẽ giúp bé rèn luyện thói quen với sách khi còn nhỏ.

Tặng sách cho con như một phần quà

Nhận quà luôn được trẻ em hào hứng dù trong đó là gì đi nữa, đặc biệt từ những người thân yêu chúng sẽ nâng niu. Cha mẹ hãy tận dụng điều này để tặng cho trẻ những quyển sách hay khi chúng làm tốt công việc của mình. Vậy nên, tặng sách giúp con bạn quý trọng sách hơn, tạo thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ rất hiệu quả.

Dẫn con trẻ đến Nhà sách định kỳ

Dẫn con trẻ đến nhà sách định kỳ

Tại đây, trẻ được tư do lựa chọn loại sách ưa thích, người lớn cũng nên hướng dẫn để trẻ tìm một cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi. Mỗi lần đi Nhà sách, cha mẹ có thể mua cho con mình một cuốn truyện cổ tích hoặc các câu hỏi vì sao… Qua đó giúp con trẻ hứng thú, tăng khả năng rèn luyện thói quen đọc sách.

Cho trẻ tham gia cuộc thi đọc sách

Ở Nhật Bản, người ta rèn luyện văn hóa đọc cho con trẻ qua cuộc thi đọc sách, bí quyết này đã được nhiều Nhà xuất bản trong nước học hỏi và áp dụng. Hãy để trẻ giao lưu và học hỏi thói quen đọc sách của những nhóm bạn đồng niên từ những cuộc thi như vậy. Bậc phụ huynh có thể áp dụng nếu điều kiện cho phép nhé.

Tạo môi trường đọc sách lý tưởng nhất

Trẻ cần tập trung tối đa để có thể sắp xếp từng câu chữ, hình ảnh và hiểu được nội dung cuốn sách. Chính vì vậy, một không gian đọc sách yên tĩnh, thoáng mát và gần gũi với gia đình là điều rất cần thiết. Đừng làm phiền con cái khi đang đọc sách, điều này làm mất đi hứng thú lại vừa khiến chúng cảm thấy việc đó không quá quan trọng.

Cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ

Tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách

Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ đến với sách một cách rất đơn giản, họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, trẻ sẽ lân la chơi với sách say sưa. Việc còn lại của phụ huynh là chọn mua những quyển sách được in chất liệu tốt, nhà xuất bản uy tín.

Hình thành thói quen đọc sách

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bố mẹ nên cùng bé đọc 1, 2 trang sách. Sau khi ăn cơm xong, bố mẹ cũng nên cùng con thảo luận một chủ đề trong sách. Thói quen mỗi ngày này dù chỉ kéo dài 10 - 20 phút (tương tự như chơi điện thoại, máy tính bảng) nhưng sẽ dần hình thành trong bé sự hứng thú, thói quen cũng như không nản lòng khi khám phá nội dung sách.

Cha mẹ cũng nên chú ý tăng dần thời gian đọc theo độ tuổi để bé có thể tìm hiểu những nội dung thú vị, sâu sắc hơn từ sách và tăng độ chú ý khi tìm hiểu kiến thức.

Bắt đầu với câu chuyện bé thích

Nếu con thích cá voi, bố mẹ nên tìm mua những quyển sách có sự hiện diện của cá voi (trong câu chuyện hoặc hình ảnh minh họa). Mặt khác, trẻ em nhận diện và ghi nhớ rất lâu những hình ảnh đem lại cảm xúc tốt đẹp. Vì vậy, bạn đừng bắt bé đọc những chủ đề có ích nhưng khô khan, bé sẽ sớm lảng tránh và mất dần tình yêu với sách.

Hãy tìm mua những quyển sách đầu đời theo chủ đề mà bé thích

Những chủ đề sách gắn bó với nhân vật, hình ảnh, câu chuyện trẻ yêu thích sẽ giữ chân các em lại với thói quen đọc. Mỗi khi nhắc đến sách, bé sẽ nhớ về cá voi, công chúa váy hồng, siêu nhân... và không bị cảm giác căng thẳng khi tương tác với sách.

Cha mẹ là tấm gương đọc sách cho trẻ

Nếu bố mẹ có thói quen đọc sách, trẻ sẽ xem bố mẹ là tấm gương và bắt chước theo những hình ảnh chúng thấy hàng ngày. Trẻ sẽ tự tìm hiểu xem cha mẹ đang làm gì mà rất say sưa, chăm chú. Khi đó, bạn có thể giải thích rằng bạn đang chơi một trò chơi thú vị và hỏi con có muốn chơi cùng không. Tiếp theo, bạn hãy cùng con đọc sách và bạn đọc sách cho con nghe. 

Tuy nhiên trong giai đoạn này, bạn chỉ nên đọc ít một để trẻ hình thành thói quen. Một món ăn mà hơi ít thì chúng cảm thấy thiếu thiếu và muốn ăn thêm mỗi ngày là bạn đã thành công. 

Làm kệ sách

Nếu gia đình bạn không có kệ sách và không có sách mới, bé sẽ không có cơ hội làm quen với "người bạn sách" - khó hình thành thói quen đọc sách. 

Làm kệ sách cho con

Vì vậy, hãy bắt đầu với một kệ sách nhỏ cho bé, thậm chí, bạn có thể biến kệ sách thành "tài sản" của con, cho phép con kết nạp thêm vào kệ những quyển mới hàng tuần hoặc hàng tháng. Có sách đúng chủ đề yêu thích, sách luôn kề bên sẽ nhắc nhở con niềm vui đọc sách mỗi ngày.

Điều không nên làm khi muốn trẻ đọc sách

Nói như Daniel Pennac, tác giả của “Như một cuốn tiểu thuyết” thì đừng bao giờ chia động từ “đọc” ở thức mệnh lệnh. Ông cũng đưa ra một loạt cái gọi là “quyền đọc” của trẻ con để nhấn mạnh với các phụ huynh: Đứa trẻ cần được đối xử như một người lớn. Hãy để chúng tìm đến sách bằng sự tự nguyện và niềm vui. Đứa trẻ hoàn toàn có quyền “không đọc”. Đứa trẻ có quyền cầm trên tay một cuốn sách và đọc nhảy cách trang. Đứa trẻ không nhất thiết phải đọc hoàn chỉnh một cuốn sách.

Những điều không nên làm khi muốn trẻ đọc sách

Ông kể rằng, ông cũng chỉ đọc lướt cuốn “Chiến tranh và hòa bình”. Và trên hết, việc đọc không nên mang tính áp đặt, nghĩa là hãy để đứa trẻ đọc bất cứ thể loại nào mà chúng yêu thích. Bên cạnh đó là một vài “quyền đọc” khác, ví như chúng có thể đọc ở bất cứ chỗ nào, trong đám đông hay ở một góc yên tĩnh… Sẽ chẳng thu được kết quả tốt đẹp gì khi bạn ra lệnh cho con: “Vào trong phòng, đóng cửa lại, và đọc sách đi”. Đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng điều đó là bắt buộc và chúng sẽ tìm cách chống đối. Ví dụ như giở sách ra nhưng không đọc mà hí hoáy làm việc khác cho đến khi nghe thấy tiếng chân của mẹ mới vội vàng nhìn vào trang sách, ra vẻ như đang đọc rất say sưa…

Nếu bạn đã từng đưa cho con – một đứa trẻ không thích đọc sách – cuốn truyện và giao hẹn: “Con đọc đi rồi chốc kể tóm tắt lại…” thì cũng nên dừng lại. Bạn đã tạo áp lực cho con và ngay từ đầu đứa trẻ đã mất hứng với việc đọc. Hãy khéo léo hơn bằng cách đưa truyện cho con, thủ thỉ nói qua về những điều thú vị, hấp dẫn trong cuốn sách. Thế rồi sau đó bạn có thể đặt các câu hỏi xung quanh nội dung. Đây cũng là cách bạn được nghe con kể lại…

Điều nên làm khi muốn trẻ đọc sách

Đối với những đứa trẻ thờ ơ với sách thì thời gian đầu tiên, hãy chọn những cuốn phù hợp với tính cách của chúng. Nếu con hiếu động thì hãy chọn những cuốn truyện mà phần lời có diễn biến nhanh, kịch tính và hồi hộp. Bước đầu, bạn hãy ngồi đọc cùng và khơi dậy trí tưởng tượng của con bằng cách bảo con dừng lại để quan sát hình ảnh sau phần lời vừa đọc.

Nếu đấy là một đứa trẻ lười (thậm chí ghét) đọc sách vì chúng thấy các trang sách thật buồn tẻ, không có hình ảnh động và âm thanh… thì bạn hãy rủ con đọc những cuốn truyện có phần lời thật ngắn; hoặc khi đọc, bạn hãy giản lược lời. Bạn có thể đặt trước mặt con một vài cuốn để con lựa chọn. Khác với những gì bạn hình dung, đứa trẻ, với tâm lý “được tự chọn” sẽ cảm thấy hãnh diện và sẽ biết ngồi yên, chấp nhận việc đọc. Sau đó, bạn quan sát sự tiến bộ của con để tiếp tục chọn những loại sách có phần lời dài hơn cho những lần tiếp theo…

Con bạn đã biết đọc thành thạo nhưng lại đọc sách theo kiểu đối phó. Bằng chứng là khi con đọc xong, bạn bảo tóm tắt lại thì con không làm được. Nếu bạn nổi cáu, con sẽ càng chán đọc. Trong trường hợp này, bạn nên ngồi đọc cùng con. Hãy bảo con đọc ngắt quãng giữa các đoạn hay trang để đặt những câu hỏi đan xen. Đó là cách để trẻ đọc chậm lại, có thời gian hiểu nội dung và có khoảng trống để đặt cho bạn câu hỏi về các từ hay cụm từ không hiểu.

Con bạn chưa biết đọc? Bạn đã rất cố gắng tạo cho con thói quen đọc sách ngay từ nhỏ, nhưng bé không chịu ngồi yên? Nhiều mẹ vẫn than phiền là lấy sách ra, chưa đọc hết trang đầu tiên, ngẩng mặt lên, con đã chạy biến đi đâu mất tiêu. Ở đây cũng cần có phương pháp mới “dụ dỗ” trẻ được. Với những đứa trẻ còn bé và lúc nào cũng ngọ nguậy, chạy nhảy, bạn cần rủ rê một cách khéo léo. Hãy mở trang sách to, đặt lên bàn, chọn một trang bất kỳ, có hình ảnh và màu sắc sinh động, gần gũi với đời thường của con.

Chẳng hạn như bạn hãy bảo con lại xem mèo uống sữa có giống con không này, cún con có cái ô tô tải màu gì, con có không… Chỉ khi nào đứa trẻ bắt đầu chấp nhận thói quen làm bạn với sách thì bạn hãy đọc lời y hệt trong truyện, cũng đừng quên ngắt quãng, dừng lại để đặt câu đố hay câu hỏi cho con… Đọc sách cùng với con đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian và rất kiên trì.

Lời khuyên cho bố mẹ

  • Tóm tắt câu chuyện để trẻ cảm thấy thích thú hơn khi đọc sách.

  • Nêu lên ý chính hoặc bài học rút ra từ câu chuyện. Lần sau khi trẻ đọc sách, bạn có thể đưa ra bài học đạo đức từ câu chuyện, và việc đó sẽ giúp tăng cường kĩ năng đọc hiểu của trẻ.

  • Cung cấp cho trẻ thật nhiều sách vì trẻ thường không thích đọc một quyển sách quá lâu.

Cảnh báo đối với bố mẹ

  • Đừng bao giờ ép trẻ đọc.

  • Ban đầu, trẻ có thể sẽ không phản ứng tích cực với một hoạt động hàng ngày như vậy. Trong trường hợp này, hãy kể lại câu chuyện hoặc đọc thành tiếng và để cảm giác thích đọc sách dần dần ngấm vào trẻ.

  • Đừng bao giờ lạm dụng quá đáng vai trò của cha mẹ. Phản ứng thân thiện một cách tích cực sẽ khiến trẻ thấy dễ chịu hơn.

Với những thông tin trên đây phucngocan.com hy vọng độc giả đã biết cách tạo thói quen đọc sách cho trẻ. Hãy để việc đọc sách trở thành nhu cầu tự nhiên của trẻ, vì đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở các con.

Xem thêm các bài viết sau:


 

 

 

 

 



 

Tư vấn nhanh