Sử dụng túi chườm ngực đúng cách mang lại nhiều lợi ích bất ngờ – Công Ty Nam Nguyên Dược

Sử dụng túi chườm ngực đúng cách mang lại nhiều lợi ích bất ngờ

Tắc sữa luôn là vấn đề mà khiến mẹ sau sinh lo lắng nhất. Không chỉ ảnh hưởng trẻ sơ sinh không có sữa bú, mà sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Hãy cùng tham khảo bài viết sau về các cách điều trị tắc sữa ở mẹ sau sinh hiệu quả.

Nguyên nhân mẹ thường bị tắc sữa sau sinh?

Nhiều mẹ bỉm sữa sau sinh, thường gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa. Làm cho các mẹ rất stress và mệt mỏi. Mặc dù, tắc sữa không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây không ít những tổn thương về mặt sức khỏe của mẹ. 

Ngoài ra, nếu kéo dài sẽ kéo theo nhiều nguy cơ mắc các bệnh: nhiễm trùng tuyến vú, áp xe tuyến vú, u xơ tuyến vú và trẻ sơ sinh không có sữa bú phải uống sữa ngoài. Mất đi các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ sau sinh

Một số nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ sau sinh:

  • Sau khi sinh, tỷ lệ mẹ bị stress, căng thẳng hoặc trầm cảm sau sinh rất cao. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của sữa mẹ. Căng thẳng quá mức khiến lượng hormone giảm xuống, ảnh hưởng quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động, làm cơ thể ngừng sản xuất sữa.
  • Một lý do khiến mẹ tắc sữa là lượng sữa mẹ tiết ra quá nhiều, làm trẻ không thể bú hết. Mẹ không kỹ lượng trong việc vắt hết sữa còn dư sau khi cho bé bú, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên sự tắc sữa ở mẹ. Lúc này mẹ sẽ có cảm giác hơi tức ngực hoặc có triệu chứng sốt nhẹ.
  • Do thói quen mẹ cho bé bú không đúng cữ hoặc lười cho bé bú sữa mẹ. Sữa bị ứ đọng trong bầu ngực và sau một thời gian sữa sẽ không sản xuất được nữa, khiến mẹ bị tắc sữa. Lời khuyên cho các mẹ sau sinh, nên vắt sữa sau mỗi 5 giờ.
  • Áo ngực quá chật cũng là thủ phạm khiến mẹ tắc sữa. Do áo bó sát khiến ngực chịu một áp lực lớn, gây cản trở trong quá trình sản xuất sữa mẹ. Trong thời gian mang thai, mẹ nên mặc áo rộng rãi và hạn chế nằm sấp khi ngủ. 
  • Tình trạng nhiễm khuẩn cũng làm sữa mẹ suy giảm. Thông qua đường máu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nên các dấu hiệu viêm sưng đầu vú, làm sữa không thoát ra ngoài được.
  • Do thao tác ngậm ti của bé chưa đúng, khiến bé không thể hút sữa ra được gây nên sự ứ đọng sữa.

Dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa

Sau đây là những dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa:

  • Ở bầu ngực có cảm giác căng tức và vài trường hợp còn kèm theo triệu chứng đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng này càng ngày càng phát triển nặng hơn.

Bầu ngực xuất hiện các u cứng và gồ ghề 

  • Xuất hiện các dị vật cứng ở vú, có thể cảm nhận khi sờ. Thường các khối này có hình dạng gồ ghề và sờ vào có cảm giác đau. 
  • Lượng sữa tiết ra vô cùng ít và có nhiều mẹ không có sữa sau khi sinh.
  • Bên cạnh đó, em còn có biểu hiện của sốt cao, nóng khắp người và có khi lên đến 39 - 40 độ.
  • Có các nốt sần nhỏ quanh ngực, và vùng ngực tỏa nhiệt nóng ra bên ngoài. 

Các cách khắc phục tình trạng tắc sữa ở mẹ sau khi sinh

Massage bầu sữa

Đây là cách mà các mẹ thường áp dụng và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Massage khiến cho tuần hoàn máu được lưu thông, kích thích quá trình sản sinh ra sữa mẹ. Bên cạnh đó, hạn chế được tình trạng tắc sữa và giúp tuyến sữa giãn nở, giúp sữa dễ thoát ra ngoài hơn.

Cách massage vô cùng đơn giản: dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Và dùng 5 đầu ngón tay chụm lại để massage đầu vú. Sau khi sinh nửa giờ mẹ có thể cho con bú ngay để tạo phản xạ kích thích, giúp sữa nhanh được tống đẩy ra ngoài.

Chườm nóng

Sau khi mẹ đã day ép ngực nhưng vẫn không thấy cải thiện, ngực vẫn căng tức. Thì hãy tiếp tục thực hiện chườm nóng lên ngực. Dưới tác động của nhiệt từ nước nóng sẽ làm tan sữa dần, thông mạch sữa và tạo sữa mới cho bé bú.

Sử dụng nhiệt để cải thiện tắc sữa ở mẹ 

Mẹ có thể sử dụng túi chườm ngực thảo dược để dược tính từ thảo dược sau khi được làm nóng có thể kích thích các huyệt vị giúp tăng lưu thông huyết mạch cải thiện thông tuyến sữa cho các mẹ.

Sử dụng dụng cụ hút sữa 

Sử dụng máy hút sữa trong thời gian đầu phát hiện ra những dấu hiệu của việc tắc sữa. 

Nếu không khi khối sữa bị tắc vón cục và nằm gần núm vú sẽ rất khó hút ra.

Còn ở vị trí tắc sữa ở sâu thì áp lực nhỏ như máy hút sữa sẽ không thể hút ra được, nếu áp lực quá lớn sẽ gây ra các tổn thương. Vì vậy mẹ hết sức chú ý về các dấu hiệu tắc sữa để tìm phương pháp kịp thời. 

Bài viết trên là những chia sẻ cho mẹ về vấn đề tắc sữa sau sinh. Mẹ cần lưu ý giữ tinh thần lạc quan và bổ sung nhiều dưỡng chất để mang lại một nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho bé yêu của mình nhé.

Tư vấn nhanh