Nguyên tắc vàng cần lưu ý khi nào nên cai sữa cho con
Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, khi phải quay trở lại đi làm là lúc mẹ đã và đang cân nhắc có nên cai sữa cho bé hay không? Nhiều mẹ đắn đo không biết nên cai sữa cho bé vào thời điểm nào để không quá đột ngột làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Dưới đây là những nguyên tắc vàng cho mẹ tham khảo khi có ý định cai sữa cho bé.
Lựa chọn thời điểm cai sữa cho bé thích hợp
Khi đã qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ sẽ lớn hơn mà sữa mẹ không đủ để đáp ứng. Lúc này, mẹ cần cho bé ăn bổ sung bằng sữa công thức hoặc đồ ăn dặm. Lúc này mẹ nên cho bé ăn dặm tăng dần, đặc dần, gần với thức ăn của người lớn để đến giai đoạn cai sữa bé sẽ không bị hụt hẫng vì thay đổi thói quen ăn uống.
Nếu mẹ ở nhà nuôi con và có nguồn sữa dồi dào thì tốt nhất mẹ nên cho bé bú tới 2 tuổi mới cai sữa, còn trong trường hợp đi làm sớm thì mẹ nên cố gắng cho con bú ít nhất tới khi 1 tuổi, chú ý không nên cai sữa khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không những không thể kịp thời bổ sung protein và nhiệt năng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Cho bé thời gian để thích ứng
Mẹ không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ, bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đâu, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm. Sau đó cứ cách vài ngày mẹ lại giảm thêm số lần bé bú sữa, tăng lượng thức ăn dặm lên, mẹ không nên gắt gỏng hay quát bé, hãy dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ bé trong suốt quá trình cai sữa.
Cho bé quen dần với sữa công thức
Một số ít trẻ có hiện tượng không chịu uống sữa công thức trong quá trình cai sữa mẹ. Tình huống này, mẹ có thể hút một ít sữa mẹ và trộn vào sữa công thức để trẻ quen dần khi bé cần nguồn dinh dưỡng nhân tạo. Những lần sau sẽ giảm tỷ lệ sữa mẹ lại, tăng tỷ lệ sữa công thức lên cho đến khi trẻ hoàn toàn uống được sữa ngoài.
Không nên cai sữa cho bé vào mùa hè
Mùa hè thời tiết oi bức, nóng nực, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng bị kém ăn, ăn không ngon. Do đó, cai sữa vào thời điểm này trẻ sẽ không ăn được đa dạng các loại thực phẩm, sức ăn kém khiến trẻ bị thiếu chất, lâu ngày có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, nhiệt độ vào mùa hè rất cao, nóng bức, ra nhiều mồ hôi khiến trẻ thường xuyên bị khát nước. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là nguồn nước giúp trẻ hết khát, bổ sung các chất điện giải cần thiết.
Những lưu ý khi tiến hành cai sữa cho bé
Ngoài những nguyên tắc trên, mẹ cần lưu ý các thời điểm không nên cai sữa cho trẻ như:
- Không cai sữa cho trẻ quá sớm, khi trẻ chưa sẵn sàng, chưa có thể tự ăn để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Không cai sữa cho trẻ khi trẻ đang ốm, trẻ vừa ốm dậy. Vì lúc này trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để lấy lại sức khỏe. Cai sữa có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên xấu hơn. Ngoài ra, khi bị ốm, cơ thể yếu, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, trẻ có thể ăn ít đi, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ tiến hành cai sữa khi trẻ thực sự khỏe mạnh.
- Không cai sữa cho trẻ một cách đột ngột có thể khiến trẻ biếng ăn.
- Không nên áp dụng phương pháp cai sữa truyền miệng.
Việc lựa chọn thời điểm cai sữa khi nào cho bé sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, nhưng thời điểm thích hợp mà bác sĩ khuyến cáo đó là từ khi bé 18-24 tháng tuổi, ngoài ra, khi bắt đầu việc cai sẽ thì mẹ đảm bảo sức khỏe bé phải bình thường, không có bệnh tật, để con có thể khỏe mạnh, hợp tác tốt với mẹ để cai sữa.