Mẹo dùng túi chườm chân giảm ngay cơn tê bì tay chân khi trái gió trở – Công Ty Nam Nguyên Dược

Mẹo dùng túi chườm chân giảm ngay cơn tê bì tay chân khi trái gió trở trời

Tê bì tay chân là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là khi thời tiết có sự chuyển mùa hoặc thay đổi. Nhiều người thắc mắc tê bì tay chân có khác gì so với tê tay chân bình thường? Để trả lời câu hỏi trên, mời mọi người cùng xem bài viết sau về các biểu hiện của bệnh tê bì tay chân.

Khái niệm về bệnh tê bì tay chân

Tê bì chân tay là căn bệnh mọi người thường nghe nhiều, nhưng đôi khi chưa hiểu rõ về nó. Bệnh tê bì chân tay là bệnh gây giảm khả năng cảm nhận hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng mất hoàn toàn khả năng cảm giác. 

Theo phản xạ tự nhiên, con người sẽ rụt tay lại khi tiếp xúc với nước nóng, thì bệnh nhân tê bì chân tay sẽ không cảm nhận được hoặc sẽ có phản ứng rất chậm trước những sự việc và biến đổi từ môi trường bên ngoài.

Tê bì tay chân là tình trạng bị giảm cảm nhận

Tê bì chân tay ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm nhận được các ngón tay bắt đầu tê và có cảm giác rất châm chích khó chịu. Kéo dài bệnh ngày càng nặng hơn và lan rộng ra phía bàn tay, cổ tay hoặc là cả cánh tay. Phát triển đến giai đoạn cuối khi bệnh nhân không còn khả năng cảm giác nữa. 

Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi hay phụ nữ trong quá trình mang thai. Đây có thể là tình trạng tạm thời hoặc có thể tiềm tàng những nguy hiểm về căn bệnh nào đó.

Nguyên nhân của việc tê bì tay chân

Tê bì tay chân do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, bệnh thường kèm theo các biểu hiện đau nhức xương khớp.

  • Do bệnh nhân mắc các bệnh về đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch,...
  • Các bệnh nhân có thân hình gầy yếu, thể lực kém, phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi, trẻ nhỏ,... thiếu các chất dinh dưỡng vitamin B1, B12, axit folic và kali.
  • Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh.
  • Sự chèn ép dây thần kinh do các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị địa đệm gây nên các đau nhức cho sụn, khớp. Làm tê bì từ cổ rồi vùng thắt lưng xuống chân. Thời tiết chuyển mùa là thời gian tốt nhất để bệnh phát triển.
  • Nhiễm trùng do một số loại virus phong, lao, thương hàn,...
  • Nhiễm độc kim loại nặng: chì, thủy ngân, đồng, các hóa chất công nghiệp độc hại.
  • Sự thoái hóa các khớp tay, chân sẽ làm xương bị bào mòn ảnh hưởng không thể vận động nhiều.

Biểu hiện của bệnh tê bì tay chân

  • Bệnh nhân sẽ có những cảm giác đau mỏi ở vùng vai và sau gáy. Từ từ lan xuống tới nửa người rồi xuất hiện tình trạng tê bì.
  • Trường hợp khác bị tê phía trong cánh tay rồi sau đó làn dần xuống các phần ngón tay. Nếu để yên tay ở một vị trí cố định, tay sẽ bắt đầu bị tê có cảm giác châm chích hoặc như kiến bò.

Người bệnh thường có cảm giác tê châm chích

  • Nếu bệnh tới giai đoạn nặng hơn sẽ có những biểu hiện giống như bệnh viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường hoặc giống với bệnh tổn thương đa rễ dây thần kinh. Có cảm giác tê châm chích và kèm theo hiện tượng nóng bỏng.
  • Bệnh thường bắt đầu vào buổi tối, tình trạng tê kéo dài suốt trong quá trình ngủ, tay và chân mất cảm giác.
  • Tê yếu vùng trung ương và gây tổn thương thần kinh sọ.
  • Ngoài ra, tê bì tay chân còn biểu hiện qua sự co thắt bất ngờ hoặc đau âm ỉ tại các bắp tay bắp chân.

Cách cách điều trị bệnh tê bì tay chân

Để điều trị tê bì tay chân, mọi người có thể sử dụng thuốc để giảm tê và đau mỏi:

Thuốc chống trầm cảm sẽ có tác dụng xoa dịu cơn đau, thuốc chống viêm và giảm tê  Corticosteroid, thuốc Gabapentin và pregabalin ngăn chặn các cơn đau và tê cho bệnh nhân.

Tê bì chân tay ngoài việc điều trị bằng thuốc ra. Bệnh nhân còn có thể cải thiện bằng cách xây dựng lối sống ăn sạch và lành mạnh.

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt các loại vitamin và khoáng chất. Các chất này có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm sưng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đối với các bệnh nhân xơ vữa động mạch nên cung cấp nhiều vitamin C và protein để tạo sự chắc chắn cho thành mạch.

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng đủ chất cho cơ thể

  • Không ngồi làm việc quá lâu hoặc tư thế ngồi làm việc sai, hạn chế ngồi xổm và xách vật nặng. 
  • Để hạn chế thấp nhất các trường hợp làm chân bị tê bì, cần nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
  • Sử dụng túi chườm chân thảo dược Nam Nguyên Dược, kích hoạt dược tính của thảo dược giúp tăng hiệu quả hơn. Hơi nóng sẽ làm giảm đi cảm giác đau nhức rất hiệu quả. 
  • Thực hiện các bài tập thể dục riêng cho tay và chân. Tham gia các lớp yoga để tuần hoàn máu tốt hơn, giảm triệu chứng tê bì tay chân. 

Bài viết là những chia sẻ về căn bệnh tê bì chân tay. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người sớm tìm ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất với tình trạng bệnh và nhanh chóng hồi phục sau khi áp dụng.

Tư vấn nhanh