Giảm đau thắt lưng an toàn cho mẹ mang thai và sau sinh – Công Ty Nam Nguyên Dược

Giảm đau thắt lưng an toàn cho mẹ mang thai và sau sinh

Đau thắt lưng chính là tình trạng chung của các chị em khi mang thai. Cảm giác đau nhức khó chịu vì ảnh hưởng trong giai đoạn phát triển thai kỳ. Vậy mẹ cần làm gì để có thể giảm bớt tình trạng đau thắt lưng. Hãy cùng theo dõi bài viết, tìm hiểu và khám phá cách trị đau thắt lưng cho mẹ.

Mẹ mang thai đau thắt lưng 

Mẹ bầu thường xuyên bị đau thắt lưng, điều này có nguy hiểm hay không? 

Đau thắt lưng là biểu hiện bình thường, trong giai đoạn mang thai ở phụ nữ. Theo thống kê khảo sát, có hơn 50% phụ nữ  mang thai đều gặp phải tình trạng trên. Đây chỉ là một dấu hiệu giúp cho mẹ dễ dàng nhận biết sau thời gian tam cá nguyệt thứ hai. Có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh. 

Đau thắt lưng là vấn đề mà hậu như mẹ bầu gặp phải

Bên cạnh đó, mẹ còn phải chịu nhiều thay đổi khác trong cơ thể như:

  • Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Đau lưng về đêm
  • Đau lưng khi mang thai còn có khả năng bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. 

Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.

Mẹ sau sinh đau thắt lưng

Đối với các trường hợp sinh mổ, mẹ có khả năng bị đau vùng thắt lưng nhiều hơn so với sinh thường. Những cơn đau khiến không ít mẹ ‘bỉm sữa’ khó chịu và phải ‘sống chung với lũ’. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc đau lưng sau sinh chiếm từ 25% - 40%.

Mức đau sau khi sinh mổ chiếm đến hơn 70% trường hợp, có nghĩa là cứ 10 phụ nữ sinh mổ thì có đến 7 người bị đau lưng sau đó.

Nếu không hiểu hết mức độ đau lưng sau sinh, có lẽ rất nhiều người để tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống và hình thành nên các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân mẹ đau thắt lưng sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau thắt lưng sau sinh. Mời mọi người tham khảo một số nguyên nhân sau đây:

Cơ thể thay đổi đột ngột

Trong khi mang bầu, tử cung mở rộng, kéo dài, làm suy yếu các cơ bụng, trọng lượng dồn ra trước khiến thai phụ phải thay đổi tư thế bất lợi với cột sống. Cơ bắp ở lưng cũng phải hoạt động nhiều hơn.

Cơ thể mẹ bị nhiều tổn thương trong thời gian ngắn

Giãn dây chằng sinh lý

Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối xương chậu và cột sống khiến cấu trúc kém ổn định, gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, cúi ngửa hoặc nâng đồ. Những thay đổi này không biến mất qua một đêm. Ảnh hưởng từ quá trình mang thai mà các xương khớp vùng chậu và thắt lưng trở nên dễ bị tổn thương và đau nhức. Tình trạng này sẽ kéo dài đến khi cơ bắp khôi phục sức mạnh, khớp và dây chằng thêm dẻo dai hơn.

Thiếu canxi

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: axit folic, vitamin A, D, B1.... Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của bạn lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương ở trẻ. 

Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát.

Đau lưng do gây tê tủy sống

Nguyên nhân là do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không bị đau đớn. Với sinh mổ, việc gây tê ngoài màng cứng, chỗ tiêm có thể đau nhức vài ngày sau sinh.

Gây tê tủy sống làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn

Có nhiều trường hợp, thời gian đầu mẹ sẽ cảm thấy bình thường, nhưng sau đó những triệu chứng cơn đau sẽ xuất hiện. Có những mẹ sau sinh 2-3 tháng sẽ cảm thấy đau lưng vô cùng từ việc thay đổi trạng thái nằm ngồi, hay chỉ là đau lưng bởi những cơn ho hay tiếng hắt hơi. 

Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Trường hợp mẹ sau sinh không chịu vận động và mẹ sau sinh vận động quá nhiều, trên mức cho phép thường hay bị đau thắt lưng.

Đối với trường hợp chỉ nằm bất động trên giường thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, trong một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau ê ẩm.

Cách giảm đau thắt lưng sau sinh 

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: đảm bảo đầy đủ thời gian ngủ nghỉ cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi sai tư thế thì tình trạng đau lưng vẫn sẽ diễn ra, thậm chí kéo dài và có diễn biến nặng hơn nữa. Mẹ nên sử dụng gối chườm lưng thảo dược Nam Nguyên Dược, trị đau các vùng lưng, thắt lưng hiệu quả.

Vận động nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe

  • Cho con bú đúng tư thế: Chú ý khi cho con bú, bạn nên chọn một tư thế thoải mái, tránh gập người, cúi người quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú, kết hợp vận động cơ thể như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng... giúp bạn giảm đau nhức, mệt mỏi.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng: mỗi ngày các mẹ nên tranh thủ khoảng 20 – 30 phút để tập các bài tập thể dục, các động tác yoga đơn giản tại nhà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm các cơn đau lưng một cách hiệu quả. Hơn nữa tập thể dục còn là cách đơn giản để lấy lại vóc dáng sau sinh.

Bài viết trên là tất cả những chia sẻ về nguyên nhân mẹ sau sinh đau thắt lưng cùng với những việc làm mẹ cần nên tránh để hạn chế bị đau thắt lưng. Hy vọng mẹ sớm khỏe mạnh và lấy lại sức khỏe như ban đầu.

Tư vấn nhanh