Chấm dứt cơn đau bụng kinh mỗi tháng bằng phương pháp này
Khi đến tuổi dậy thì, mọi người sẽ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đặc biệt là các bạn nữ, một dấu hiệu rõ nhất là xuất hiện kinh nguyệt. Điều này cũng gây ra không ít bỡ ngỡ và khó chịu với các bạn nữ. Vì khi kinh nguyệt có thể sẽ gây ra các cơn đau bụng dưới kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác. Hãy cùng bài viết sau, tìm hiểu về đau bụng kinh và cách giảm đau bụng kinh dân gian.
Kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân đau bụng kinh
Kinh nguyệt chính là chu kỳ rụng trứng mà không có sự giao hợp hay thụ tinh. Đó chính là sự bong tróc các lớp niêm mạc và xuất ra khỏi cơ thể, hay còn được gọi là máu kinh. Độ tuổi có kinh nguyệt đa số từ 12 - 14 tuổi, tuy nhiên sẽ có vài trường hợp có kinh sớm hơn hoặc trễ hơn trong mốc thời gian này.
Kinh nguyệt là sự bong tróc các lớp niêm mạc trong cơ thể ra ngoài
Một số cơ quan sẽ chịu ảnh hưởng dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ như: buồng trứng, âm đạo, tử cung, vú và các hệ thống dây thần kinh. Chính vì vậy, mà các chị em thường xuyên có những cơn đau bụng kinh hay còn gọi là đau bụng dưới, kéo dài suốt thời gian hành kinh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như sau: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung,... đều là những nguyên nhân chính gây ra những cơn đau dữ dội khi hành kinh.
Thời gian hành kinh thường sẽ kéo dài trong vòng từ 2 - 7 ngày tùy thể trạng từng người. Kinh nguyệt trong giai đoạn đầu thường sẽ không đều. Có người sẽ bị trùng 2 giai đoạn trong 1 tháng nhưng cũng có trường hợp không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 tháng. Phải mất khoảng từ 1 năm - 2 năm để chu kỳ kinh nguyệt mới có thể hoạt động đều đặn và bình thường. Những trường hợp trên là chưa qua quan hệ tinh dục, còn nếu bạn đã quan hệ tinh dục thì dấu hiệu không có kinh nguyệt trong 1 - 2 tháng, có thể bạn đã có thai và nên đi khám để kiểm tra.
Cách giảm đau bụng kinh dân gian
Đau bụng kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc. Nhiều trường hợp nặng dẫn đến sốt cao và những cơn đau mất kiểm soát. Hãy áp dụng những cách giảm đau bụng kinh dân gian sau đây:
Gừng có tính nóng giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng
Gừng tươi
Gừng tươi được các chuyên gia nghiên cứu có tác dụng gần giống với các thuốc giảm đau. Vì vậy là một giải pháp hữu hiệu cho các chị em khi tới ngày đèn đỏ. Cho vài lát gừng vào chén trà ấm và uống theo từng ngụm nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau được dịu xuống và dễ chịu tức thì. Bên cạnh việc pha trà gừng, mọi người cũng có thể dùng gừng tươi giã nhuyễn, đắp lên bụng dưới và xoa đều. Sẽ làm tan biến cơn đau hiệu quả.
Chườm nóng
Đây là một những phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Làm ấm bụng dưới bằng túi chườm nóng hay miếng dán nóng, có tác dụng làm cho tử cung hoạt động nhịp nhàng, máu huyết được lưu thông. Hạn chế tình trạng đau bụng kinh.
Bên canh việc chườm nóng, thì khi đến thời kỳ kinh nguyệt các chị em nên tắm bằng nước ấm cũng sẽ có tác dụng tương tự giảm đau và điều hòa cơ thể.
Massage theo vòng tròn giúp máu lưu thông đều hơn
Massage giảm đau bụng kinh
Sử dụng lòng bàn tay xoa đều vùng bụng theo vòng tròn. Sự ma sát giữa lòng bàn tay và da bụng sẽ làm cho vùng bụng ấm lên. Các cơ bụng được giãn ra hạn chế tình trạng co thắt đột ngột, nguyên nhân chính gây nên những cơn đau dữ dội và bất ngờ.
Vệ sinh vùng kín
Đây là điều vô cùng quan trọng trong các ngày hành kinh. Âm đạo và những ngày đèn đỏ, chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển. Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giúp cho các vi khuẩn không thể thâm nhập vào cơ thể, tránh gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, nấm mốc.
Ăn uống và ngủ đủ giấc
Trong thời gian này, các chị em nên bổ sung vào cơ thể nhiều loại vitamin khác nhau và chất xơ. Hạn chế các thức ăn dầu mỡ và các đồ uống chứa cồn và cafein. Vì những thức ăn này, sẽ làm cho cơ thể dễ nhạy cảm hơn và làm chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thất thường không đều đặn.
Thực phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến những cơn đau hành kinh
Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh và giàu năng lượng hơn. Nên ngủ giống như tư thế mang thai, giúp các cơ bụng được giãn ra hạn chế các cơn đau đột ngột.
Cách sử dụng băng vệ sinh đúng
- Nên lựa chọn băng vệ sinh có thương hiệu rõ ràng và uy tín. Tránh các trường hợp hàng kém chất lượng gây nên kích ứng và gây viêm nhiễm cao.
- Cần thay đổi loại băng vệ sinh ngay, nếu như cảm thấy các triệu chứng ngứa hoặc rát vùng kín.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần. Nếu để lâu sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh phụ khoa.
- Sau khi thay băng phải nhớ rửa tay thật sạch, nếu không vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.
Bài viết trên chính là những chia sẻ về những nguyên nhân gây đau bụng dưới. Các chị em nên áp dụng các cách giảm đau bụng kinh dân gian để hạn chế nhanh chóng được các cơn đau mà không phải lo lắng gây hại cho cơ thể.