Mẹ bỉm bất ngờ khi dùng túi chườm thảo dược sau sinh – Công Ty Nam Nguyên Dược

Mẹ bỉm bất ngờ khi dùng túi chườm thảo dược sau sinh

Sau khi sinh là quá trình cơ thể cần thời gian để dần hồi phục trở lại. Việc chăm sóc mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng, vì thời gian này mẹ có thể xuất hiện rất nhiều biến chứng hậu sản vô cùng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu những vấn đề mẹ phải đối mặt sau khi sinh.

Cơ thể của mẹ sau khi sinh thay đổi như thế nào?

Ngay sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm, trong khi prolactin, hormone giúp tạo sữa mẹ lại tăng lên. Sự thay đổi này làm cho bộ ngực của bạn thậm chí còn lớn hơn khi mang thai vì lưu lượng máu và sữa tăng lên. Nó đạt cực đại từ hai đến ba ngày sau khi sinh, ngực của bạn sẽ khá cứng và đau.

Ngoại hình thay đổi rõ rệt nhất giữa trước và sau khi sinh

Mang thai có thể rất tốt cho mái tóc. Tuy nhiên, này lại ngược lại sau khi sinh con. Nồng độ hormone cao khi mang thai khiến bạn mọc tóc nhiều hơn trong 9 tháng. Khi nồng độ hormone giảm sau sinh, bạn sẽ bị rụng tóc, thường đạt khoảng 3 tháng trước khi trở lại bình thường.

Khi mang bầu, bụng của bạn bị căng ra, các vết rạn bắt đầu xuất hiện, vùng da bụng tối màu đi... Tình trạng này kéo dài tới sau khi sinh con, vùng da ở vòng 2 sẽ trở nên nhăn nheo hơn, một số trường hợp còn xuất hiện những vết rạn sẫm màu.

Những vấn đề sức khỏe  sau khi sinh mẹ phải đối mặt 

Tử cung 

Khi chuyển dạ, kích thước tử cung của mẹ sẽ tăng lên 15 lần so với thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, cho con bú, tử cung sẽ bắt đầu co bóp để giảm nhanh quá trình này và có thể gây đau. Trong một thời gian dài sau sinh, có thể lên tới 9 tháng, mẹ vẫn trông giống như đang mang thai 5 – 6 tháng. Nhưng lâu dần, khi cơ thể điều chỉnh lại xong, hiện tượng này sẽ hết.

Âm đạo 

Sau khi sinh âm đạo của các chị em sẽ bị thay đổi, giãn ra so với kích thước ban đầu. Lượng Estrogen cũng giảm xuống sau khi sinh con, nên mọi người cần có chế độ chăm sóc vùng kín phù hợp. 

Sau khi sinh từ 1 - 2 tháng sẽ có dịch tiết từ âm đạo ra bên ngoài và sẽ kết thúc chỉ sau 2 tháng nên mọi người đừng quá lo lắng hoặc hoang mang.

Cân nặng thay đổi

Trong tuần đầu sau khi sinh, bạn có khả năng giảm 1,8 - 2,7 kg trọng lượng chất lỏng tinh khiết. Đây là kết quả của việc đi tiểu và đổ mồ hôi tăng lên. Nếu cho con bú, bạn có thể giảm cân hơn nữa. Điều này giúp đốt cháy thêm 300 - 500 calo mỗi ngày.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài hơn và gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy tìm đến gia đinh hoặc bác sĩ ngay, nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.  Nếu bạn có ý định muốn tổn thương trẻ, hãy để trẻ vào nơi an toàn. Sau đó, tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và ổn định tinh thần.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe 

Cách chăm sóc mẹ sau sinh khoa hoc hiệu quả 

Giai đoạn sau sinh là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, đặc biệt với những ai mới lần đầu sinh con. Tuy nhiên nếu quá lo lắng và suy nghĩ có thể khiến cho mẹ dễ bị stress. Mẹ chỉ cần nắm rõ những điều nên và không nên làm trong thời gian ở cữ ở bên dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Ở cữ truyền thống thường kiêng khem quá mức, đặc biệt là về dinh dưỡng sau khi sinh. Thì trái ngược hoàn toàn, ở cữ hiện đại có sự đa dạng về thực đơn và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và vitamin hằng ngày. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng còn giúp tăng chất lượng sữa của mẹ đối với bé sơ sinh. Tiếp thêm nguồn năng lượng để người mẹ có đủ sức khỏe chăm sóc trẻ, đặc biệt là các mẹ mới sinh mổ.

Trong quá trình chế biến cần lưu ý, những món ăn dành cho mẹ sau sinh phải được vệ sinh kỹ và ăn chín uống sôi để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

 Không khiêng vác vật nặng

Đây là điều mà các mẹ bầu thường bỏ qua, sau khi sinh, mẹ không nên lao động, làm việc nặng ngay. Việc khiêng vác, lao động nặng khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Kèm theo đó, việc rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế.

 Không tự ý uống thuốc

Mẹ sau sinh còn đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có chỉ định bác sĩ. Các loại thuốc này có thể đi vào dòng sữa và ảnh hưởng tới trẻ.

 Không tắm bằng nước lạnh

Ở cữ hiện đại, không quy định mẹ không được dụng nước sau sinh. Tuy nhiên, 

trong thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. Thường sau 3 - 4 ngày, mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.

Nước lạnh làm mẹ dễ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn

Ngoài ra, sau khi tắm mẹ có thể sử dụng túi chườm thảo dược sau sinh, có công dụng làm nóng và thư giãn cơ thể, giảm đau cho các vùng bị tổn thương sau khi sinh.

 Hạn chế căng thẳng mệt mỏi

Sau sinh là khoảng thời gian tâm lý của các mẹ nhạy cảm nhất. Phần lớn nhiều người bị rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh, rất mệt mỏi và căng thẳng. Nên người chồng và gia đình nên thường xuyên chia sẻ công việc và trò chuyện cùng mẹ, để giảm bớt những áp lực và stress gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ.

Bài viết là những thú vị về mẹ bỉm sữa sau khi sinh. Hy vọng quá trình sau khi sinh sẽ không còn là nỗi ám ảnh, các mẹ hãy xây dựng lối sống lạc quan và yêu đời nhé!

Tư vấn nhanh