Tự làm đồ chơi độc đáo cho bé - Vừa hay lại không tốn tiền – Công Ty Nam Nguyên Dược

Tự làm đồ chơi độc đáo cho bé - Vừa hay lại không tốn tiền

Mua quá nhiều đồ chơi cho bé nhiều lúc sẽ trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình. Có một cách giúp bé vẫn luôn có rất nhiều đồ chơi mà cha mẹ có thể tiết kiệm được một khoản để lo cho sinh hoạt gia đình và việc học tập của con. Đó chính là những món đồ chơi do chính cha mẹ tự làm cho con bằng những vận dụng cũ trong nhà. Nếu cha mẹ vẫn chưa có ý tưởng thì cùng đọc những gợi ý tự làm đồ chơi cho bé siêu hay mà phucngocan.com sẽ giới thiệu ngay bây giờ nhé.

Tầm quan trọng của việc vui chơi ở trẻ

Ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chơi, đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ. Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có nhu cầu chơi và được chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em, đồ chơi quan trọng đối với trẻ như cày cuốc của người nông dân vậy.

Việc vui chơi của trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những trò chơi phù hợp:

  • Giai đoạn phát triển của trẻ 3 – 4 tháng thì bắt đầu vươn tới và cầm đồ chơi thì những món đồ chơi treo nôi nhiều màu sắc treo ở ngay tầm mắt của trẻ sẽ kích thích trẻ nhìn, quan sát và mong muốn được cầm đồ chơi.
  • Từ 6 tháng sẽ biết nắm giữ, cầm các loại đồ chơi: mềm như thú bông, tròn của quả bóng…
  • 7 – 8 tháng trẻ biết lắc, gõ, đập, ném, ngậm đồ chơi, trẻ sẽ chơi với những đồ dùng phát ra âm thanh.
  • 9 – 10 tháng trẻ biết khám phá đồ chơi: bóp, mân mê… Con sẽ được cầm nắm các loại đồ chơi các chất liệu khác nhau.
  • Trẻ 1 tuổi hào hứng với những đồ chơi màu sắc, hình dáng hấp dẫn.
  • Trẻ 2 tuổi tích cực dùng tay, mắt, tai… để khám phá.
  • Trẻ 3 tuổi kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi phát triển và trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân.

Vì vậy, ứng với mỗi lứa tuổi, các mẹ hãy sáng tạo ra những loại đồ chơi phù hợp với trẻ nhé !

Lợi ích khi mẹ làm đồ chơi handmade cho bé

Đồ chơi handmade giúp bé chơi an toàn

Bố mẹ cần phải biết được món đồ chơi nào dành cho trẻ em là tốt, món đồ chơi nào là không tốt cho trẻ góp phần giúp bé phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Hiện nay, nhiều loại đồ chơi chứa chất hữu cơ TVOC, chất bảo quản, aromatic amine, phthalates…được nhập lậu mà nếu tiếp xúc nhiều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh và hô hấp, gây nguy hiểm cho trẻ. 

Đồ chơi thổi bong bóng bay là món đồ chơi yêu thích của hầu hết các bé bởi màu sắc bắt mắt, dễ chơi đùa mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên món đồ chơi này lại chứa rất nhiều chất tạo màu, mủ cao su và đặc biệt thường chứ lưu huỳnh. Hầu hết mọi người đều biết lưu huỳnh ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mọi người nhất là trẻ em.

Các loại đồ chơi tự làm sẽ hạn chế được việc bé tiếp xúc với các chất độc hại từ các loại đồ chơi bằng nhựa

Đồ chơi thú nhúm cũng là một trong danh sách các đồ chơi ưa thích của trẻ bởi nó rất mềm dễ chơi. Tuy nhiên thì đa số những loại đồ chơi này được sản xuất không đúng quy trình, thường chứa chất Phthalate gây ung thư và tác động đến hormone của trẻ. Hàm lượng Phthalate vượt quá hàm lượng quy định gây ung thư, bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm và nhiều biến chứng quan trọng khác.

Đồ chơi hạt nhựa nở trong nước là loại đồ chơi hạt nhỏ li ti, khi thả vào nước nở thành kích thước lớn với các hình thù khác nhau. Những hạt nhỏ li ti này tưởng như vô hại mà lại cực kì độc hại đối với sức khỏe của bé. Nó có thể gây co giật cấp tính hay gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nếu vô tình nuốt phải nó sẽ nở ra chèn ép các cơ quan gây nôn mửa, khó thở…

Vì vậy, ngày nay thì ngày càng có nhiều cơ sở bán các loại đồ chơi handmade đảm bảo vừa túi tiền lại an toàn cho bé. Các món đồ chơi đó được làm từ các chất liệu thừa trong nhà như giấy thừa, vải vụn, gỗ, bìa cứng như búp bê, gấu bông, lọ hoa…mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi cho bé vui chơi mà không phải lo lắng gì.

Xem thêm: Tuyệt Chiêu Dạy Trẻ Tự Thu Dọn Đồ Chơi Siêu Hiệu Quả Cho Ba Mẹ Nóng Tính

Làm đồ handmade giúp tiết kiệm chi phí mua đồ chơi

Chất lượng của những loại đồ chơi trên thị trường vẫn chưa có cơ quan chức năng nào kiểm chứng được hết. Và mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về các loại đồ chơi, đồ ăn kém chất lượng, chứa rất nhiều chất độc hại vẫn được hàng ngày bày bán tràn lan trên các hè phố.

Trẻ em có tính hiếu kì, mỗi khi có loại đồ chơi nào mới được bày bán, thậm chí là thấy đồ chơi bắt mắt là năn nỉ bố mẹ mua cho. Nhiều gia đình mỗi năm phải bỏ ra mấy triệu, thậm chí là chục triệu để mua cho bé những loại đồ chơi lạ mắt, độc đáo.

Việc tự chế đồ chơi cho bé sẽ giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể

Những đồ chơi này được nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…như giới thiệu của người bán. Các mẹ tin rằng những món đồ chơi này thì sẽ an toàn hơn cho bé.

Tuy nhiên, thay vì tốn rất nhiều tiền bạc, lo lắng khi các đồ chơi mua cho con đã là đồ chơi chính hãng hay chưa. Vì vậy để tiết kiệm các khoản chi tiêu thì các bố mẹ hoàn toàn có thể dành vài tiếng vào dịp cuối tuần để tận dụng những vật liệu thừa, vật liệu có sẵn hộp giấy, que kem, quần áo cũ… thành những đồ chơi mới cho bé.

Trong quá trình làm đồ chơi, bố mẹ có thể kêu gọi sự giúp đỡ của bé để cùng hoàn thành hay dạy bé cách tự làm đồ chơi cho mình. Vài tuần một lần làm đồ chơi handmade mới không chỉ gây hứng thú cho bé, khiến bé yêu bố mẹ hơn, đồng thời còn giúp bố mẹ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Làm đồ handmade rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, tăng khả năng sáng tạo

Ngày nay, có rất nhiều loại đồ chơi rèn luyện khả năng tư duy của trẻ trên thị trường đồ chơi trẻ em với vô vàn mẫu mã, xuất xứ và chất lượng khác nhau đến từ các nhà sản xuất trong nước cũng như ngoài nước. Tuy nhiên chưa hẳn chúng đã mang lại hiệu quả như mong đợi.

Bất kì đứa trẻ nào cũng đều rất yêu thích các loại đồ chơi, nhất là các loại đồ chơi do chúng tự làm ra. Vì vậy các vị phụ huynh nên gợi ý trẻ tham gia cùng làm đồ chơi handmade từ những vật dụng đơn giản, dễ kiếm trong nhà thành những món đồ chơi cực yêu.

Cho trẻ chơi đồ chơi tự chế có thể kích thích trí não của bé giúp bé thông minh và sáng tạo hơn

Thông qua đó kích thích, rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, sáng tạo. Đồng thời dạy bé cách tiết kiệm tiền cho bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Tương tự với các loại đồ chơi khác, đồ chơi handmade cũng có tác dụng rất tốt tới việc kích thích sự phát triển của trí não và khả năng sáng tạo của bé.

Chẳng hạn như những bộ đồ chơi xếp gỗ hay bộ sưu tập robot giấy, đồ chơi xếp hình bằng giấy… Những tờ giấy, khối gỗ bỏ tưởng chừng vô dụng mà thực chất lại là cả một thế giới để trẻ thỏa sức sáng tạọ. Từ đó bạn sẽ rèn luyện cho bé có ý thức tận dụng và tái chế lại tất cả những vật dụng thừa để biến thành những món đồ chơi thú vị cho bé.

Hoàn thiện nhân cách cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi đồ chơi handmade.

Cuộc sống bận rộn khiến bạn hầu như có ít thời gian để cùng nói chuyện, cùng chơi đùa với trẻ. Làm đồ handmade là việc bạn và bé cùng bắt tay vào làm 1 món đồ. Nó đòi hỏi bạn và trẻ phải thật cẩn thận, tỉ mỉ trong cách làm.

Khi bạn và trẻ cùng làm đồ handmade là chính bạn đang dành chính thời gian đó để nghỉ ngơi suy ngẫm, thưởng thức trọn vẹn những khoảnh khắc của riêng mình bên con. Điều này khiến bé cảm thấy gần gũi bố mẹ, khiến tình cảm gia đình trở nên khăng khít hơn.

Gia đình có thể tự làm đồ chơi cùng nhau để tăng thêm tình cảm gia đình

Trong quá trình làm đồ chơi handmade, mẹ có thể gợi ý và bày cho trẻ cùng tham gia làm một số công việc nhỏ, đơn giản như: trang trí, cắt dán, thắt dây… Những việc này giúp bé biết quý trọng công sức và thành quả lao động thông qua những việc tưởng chừng nhỏ nhặt mà đơn giản ấy.

Từ đó trong tiềm thức của bé tự sẽ có ý thức chăm chỉ lao động, siêng năng hơn. Đồng thời, khi làm đồ chơi handmade cũng rèn cho bé sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì hơn.

Làm đồ handmade bảo vệ môi trường

 Hiện nay, các nước Anh, Pháp vừa thu hồi và tiêu hủy hàng loạt loại đồ chơi do Trung Quốc sản xuất bởi vì nồng độ chất độc trong đó gây nguy hiểm không chỉ cho trẻ mà còn tác động ghê gớm tới ô nhiễm môi trường.

Trong khi các đồ chơi handmade đều có thể phân hủy một cách dễ dàng thì các loại đồ chơi khác lại rất khó phân hủy, khi đốt cháy thải ra rất nhiều chất độc hại cho chính cơ thể người cũng như động vật. Đồ chơi handmade, khi bạn không muốn sử dụng nữa bạn chỉ cần đốt là sẽ cháy hết bởi nguyên liệu là thường là các loại gỗ, giấy…rất dễ phân hủy.

Hướng dẫn làm đồ chơi cho bé tại nhà

Tự làm cầu đi bộ.

Cầu đi bộ giúp trẻ tăng trưởng kỹ năng xử lý vấn đề, tạo ra sự hiểu biết về hình dạng và màu sắc. Bên cạnh đó còn rèn luyện khả năng vận động của bé.

Cầu đi bộ là một trò chơi thú vị giúp bé phát triển được các kỹ năng mềm

Cách làm:

  • Cắt những vòng tròn lớn, hình vuông và hình tam giác từ giấy màu và đặt chúng một bí quyết ngẫu nhiên trên sàn nhà.
  • Chọn những điểm đích khác nhau và tạo ra các con đường đến đấy.

Cách chơi: 

  • Chỉ dẫn bé chỉ được đi trên những tờ giấy đó để đến đích.
  • Khi bé lớn hơn và chơi thành thạo rồi, bạn có thể đặt ra luật chơi là chỉ được đi trên giấy 1 màu hoặc 1 hình cố định.

Giúp bé biết được màu sắc.

Có rất nhiều cách để bạn giúp bé phân biệt màu sắc một cách giản đơn.

Bạn chỉ phải lấy những miếng vải nhiều màu sắc hoặc các loại dấy màu và một ít que kem.

Việc dễ dàng bạn phải cần làm bây giờ là hãy dán chúng lại với nhau. Và luôn nhớ ghi tên các loại sắc màu lên phía trên que kem nhé.

Mỗi lần cho bé chơi bạn chỉ cần nói với bé về màu đấy và hỏi lại bé, dần dần bé sẽ nhanh biết thôi.

Thông minh với món đồ chơi ngộ nghĩnh từ que kem và thìa.

Chỉ cần 2 que kem và một chiếc thìa nhỏ bạn đã có khả năng tạo cho bé những chú chuồn chuồn ngộ nghĩnh đáng yêu.

Bạn có thể tô thêm một tí sắc màu để giúp con vật trở nên đáng yêu hơn.

Chú chuồn chuồn đáng yêu này sẽ phù hợp hơn cho trẻ trên 3 tuổi 

Tự làm đất sét từ bột mì cho bé 1 tuổi

Nguyên liệu:

  • 1 cốc bột mì
  • 1/2 cốc muối
  • 1/2 cốc nước
  • Phẩm màu

Bạn có thể làm đất sét từ bột mì cho bé chơi vừa an toàn lại có thể chế ra nhiều màu hơn cho bé

Cách làm:

  • Bước 1: Trộn đều bột mì, muối lại với nhau trước.
  • Bước 2: Nhào với nước thật kĩ, tiếp tục làm cho đến khi bột không còn dính vào tay nữa. sau đó cho phẩm màu vào.
  • Bước 3: Cán mỏng bột rồi dùng khuôn cắt thành những hình thù mà bạn muốn.
  • Bước 4: Đem sản phẩm đi nướng ở 100 độ C trong khoảng 30′ hoặc phơi nắng.
  • Hoàn tất.

Những con rối bóng

[Trò chơi sáng tạo] chiếu bóng/ múa rối tại nhà. Trò này mình đã làm ở nhà và bé nhà mình cực mê mẩn luôn, không thiết điện thoại hay máy tính nữa.

Dụng cụ:

  • Hộp ngũ cốc rỗng
  • Giấy A4
  • Băng dính
  • Giấy bìa màu đen
  • Que gỗ nhỏ

Những con rối bóng ngộ nghĩnh này sẽ là một món đồ chơi mà các bé đều ưa thích

    Cách làm:

    • Đầu tiên cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải phẳng.
    • Tiếp theo, cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật cần 19 x 28 cm.
    • Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.
    • Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.
    • Cắt các hình thù con rối bằng giấy a4 đen và dính vào đầu cây gỗ.
    • Và cuối cùng là trang trí và để ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu.

    Hay có thể hiểu cách làm đơn giản như: cắt từ thùng cartoon cũ tạo một khung hình chữ nhật, màn hình là một tờ giấy trắng loại mỏng để ánh sáng xuyên qua. Phía sau có thể dùng đèn pin chiếu lên các hình thù khác nhau để in bóng lên màn hình. Mẹ kể chuyện cho bé nghe theo chuyển động của con rối. Bé cũng có thể tự chiếu bóng và kể chuyện. Trò chơi rèn luyện khả năng kể chuyện, sự tự tin cho bé.

    Chú ý: Hình thù có thể dùng các đồ chơi sẵn có hoặc cắt từ bìa carton ra.

    Trống lắc

    Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên cho trẻ con nghịch thì sẽ rất ồn ào đấy.

    Dụng cụ:

    • Súng bắn keo
    • Băng dính màu sắc
    • Hạt gỗ nhiều màu
    • Hộp tròn rỗng
    • Que gỗ
    • Dây len

    Trống lắc này là một món đò chơi vừa quen thuộc vừa dễ làm mà bạn có thể cân nhắc

    Cách làm:

    • Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng vào giữa rồi bắn keo.
    • Khoan 2 bên hộp sau đó luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.
    • Dùng băng dính trang trí hai mặt của trống và que trống.

    Những quả bóng dẻo đáng yêu

    Những quả bóng đáng yêu với các sắc thái biểu cảm khác nhau này có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị.

    Dụng cụ:

    • Bút dạ
    • Bóng bay
    • Bột mì
    • Nước

    Những quả bóng đáng yêu với các sắc thái biểu cảm khác nhau này rất hấp dẫn cho bé yêu

    Cách làm:

    • Hòa bột mì với nước lọc để tạo thành hỗn hợp sệt có thể nặn được
    • Nặn đất thành từng viên tròn vừa đủ rồi nhét vào những quả bóng bay
    • Thắt nút các quả bóng bay lại.
    • Để bé thỏa sức trang trí các biểu cảm lên quả bóng

    Ếch săn ruồi

    Dụng cụ:

    • Giấy bìa màu (hoặc lõi giấy vệ sinh bỏ đi).
    • Dây len nhiều màu.
    • Bìa màu các loại.
    • Sơn hoặc màu vẽ.
    • Kim, chỉ

    Ếch săn ruồi là một món đồ chơi dễ làm mà mẹ có thể cân nhắc làm cho bé

    Cách làm:

    • Cắt hình con ruồi, mắt và chân tay chú ếch
    • Cuộn lõi giấy vệ sinh hoặc cuộn bìa như hình, luồn dây vào bên trong, và cố định 1 đầu làm phần thân sau của chú ếch bằng chỉ, cuối cùng khâu lại như trên hình.
    • Dính mắt, chân, tay vào ếch
    • Dính con ruồi vào đầu dây kia

    Khuôn mặt đa cảm xúc

    Dụng cụ:

    • Bìa cát-tông
    • Bìa màu các loại
    • Kéo
    • Ghim giấy loại bẻ được

    Khuôn mặt nhiều cảm xúc này sẽ giúp bé biết được nhiều cảm xúc của con người

    Cách làm:

    • Cắt bìa cắt-tông thành các hình khuôn mặt, mũi, miệng, má…. như hình. Đây đều là những hình cơ bản nên khá dễ cắt. Bố mẹ cắt cho trẻ xem trước để trẻ học tập.
    • Dán giấy màu lên các bộ phận khác nhau trên gương mặt.
    • Cố định bằng ghim.

    Ghim này có thể xoay được một cách dễ dàng nên bạn có thể xoay mắt, mày, mũi… nhằm thành những biểu cảm khác nhau gây cười cho trẻ.

    Công trường mini

    Dụng cụ:

    • Những chiếc xe tải đồ chơi
    • Hộp nhựa to
    • Cát và sỏi

    Công trường mini là một món đồ chơi phù hợp cho các bé trai mà cá mẹ có thể làm

    Cách làm: 

    Cực kì đơn giản, chỉ cần đổ tất cả cát vào hộp. Sau đó rải sỏi lên, cho xe đồ chơi vào. Vậy là đã xong 1 trò rất thú vị cho trẻ!

    Trò bi lắc

    Dụng cụ:

    • Kẹp quần áo
    • Hộp đựng giày
    • Chốt gỗ
    • Dao rọc giấy
    • Giấy gói
    • Súng bắn keo
    • Sơn phun
    • Quả bóng bàn
    • Thước kẻ

    Trò chơi này các thành viên trong gia đình đều có thể cùng nhau chơi với bé

    Cách làm:

    Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ. Đầu tiên bạn hãy xác định vị trí của gôn và thủ môn ở 2 đầu hộp giày và đục lỗ to ở 2 đầu như trên hình. Luồn những que gỗ tròn qua những lỗ 2 bên chiều dài của hộp như hình rồi cố định bằng súng bắn keo. Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ. Bước cuối cùng là bọc hộp lại trang trí và có thể bắt đầu chơi được rồi!

    Bếp đồ chơi

    Dụng cụ:

    • Hộp nhựa
    • Các thứ đồ chơi nhựa vật dụng nhà bếp
    • Những tấm bìa đã in hình bếp
    • Băng dính
    • Kéo

    Mẹ có thể làm món đồ chơi này cho những bé ưa thích nấu ăn

    Cách làm

    • Cắt các hình bếp ra
    • Dán lên nắp hộp
    • Cho tất cả đồ chơi vào trong hộp
    • Vậy là mỗi lần trẻ chơi trò đầu bếp thì dụng cụ đều ở bên dưới vừa gọn gàng vừa dễ lấy!

    Ném vòng

    Vật dụng:

    • Đĩa giấy
    • Sơn màu
    • Lõi giấy
    • Kéo

    Cách làm:

    • Khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng
    • Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên
    • Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích
    • Thế là xong! Bạn có thể đặt những chiếc lõi giấy và cùng trẻ chơi trò ném vòng tròn vào lỗ rồi đấy!
    Xem thêm các bài viết sau:

    Hướng dẫn cách làm bóng vải cho bé

    Bóng vải cũng là 1 món đồ chơi handmade cho bé bằng vải vô cùng quen thuộc và phổ biến mà các bạn không nên bỏ qua. Món đồ này không chỉ giúp kích thích thị giác của bé. Mà chắc chắn còn mang đến cho bé nhiều hứng thú mới mẻ.

    Những nguyên liệu cần có

    • Vải: khoảng 6 miếng vải khác nhau. Ít nhất là 2 màu vải đối lập để tạo sự nổi bật của các hình ngũ giác trên bề mặt quả bóng. Hoặc dùng 1 màu vải bạn thích cũng được.
    • Bìa cứng 
    • Bông gòn 
    • Máy khâu mini, kim, chỉ.
    • 1 quả chuông nhỏ (nếu có)
    • Kéo cắt 

    Bóng vải là một món đồ chơi rất dễ làm cùng với các nguyên liệu thân thiện với môi trường

    Các bước thực hiện làm bóng vải

    • Đầu tiên, bạn cần vẽ phác họa hình ngũ giác lên bìa cứng. Rồi đặt lên vải để cắt. Cắt mỗi màu vải thành 2 hình ngũ giác có màu giống nhau. Kích thước tùy ý, phù hợp với tầm tay và lứa tuổi của bé là được.
    • Lần lượt may 2 miếng vải ngũ giác khác màu lại với nhau. Nhớ đường may nối 2 điểm gần 2 đầu cạnh ngũ giác thì may mặt phải vào bên trong. May liền 1 lúc 5 hình ngũ giác xung quanh 1 hình ngũ giác ở giữa. Và 6 hình như vậy sẽ tạo thành nửa quả bóng.
    • Để ráp 2 nửa quả bóng, bạn nhớ úp mặt phải của chúng vào với nhau. Sao cho đỉnh của 1 ngũ giác nửa quả bóng bên này tiếp giáp với đỉnh chung của 2 hình ngũ giác ở nửa quả bóng bên kia.
    • Để quả bóng được căng tròn và đẹp, các bạn nhớ cho nhiều bông vào và xoay đều.
    • Muốn quả bóng thêm phần đặc biệt, bạn có thể gắn thêm 1 chuông nhỏ. Mục đích để tạo ra những âm thanh leng keng nghe vui tai. Cuối cùng, cũng hoàn thành xong trái bóng bằng vải cho bé rồi.

    Hướng dẫn làm gấu Koala đáng yêu cho bé

    Gấu Koala là một con vật rất dễ thương, đáng yêu và được nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên con vật đó, bé chỉ được nhìn thấy trên ti vi, sách báo, tranh ảnh… Bởi vậy, trẻ sẽ cực kỳ thích thú nếu bố mẹ làm gấu Koala đáng yêu cho mình chơi. Đảm bảo đây sẽ là món đồ chơi handmade cho bé bằng vải được các con rất trân quý và ưa chuộng đó.

    Cần chuẩn bị nguyên liệu 

    • Vải nỉ màu trắng, xám, đen
    • Đôi mắt nhựa 4mm
    • Bông nhồi
    • Keo dán vải
    • Giấy, bút
    • Ghim
    • Kim, chỉ thêu
    • Kéo cắt

    Bé sẽ rất thích những chú gấu Koala tự làm rất dễ thương và ngộ nghĩnh này

    Quy trình các bước thực hiện 

    • Trước tiên, các bạn cần vẽ phác họa các phần tạo nên chú gấu. Bao gồm bộ phận tai, mũi, thân, đầu… Rồi ghim những bộ phận đó lên các tấm vải tương ứng để cắt theo.
    • Sắp xếp các mảnh vừa cắt xong theo thứ tự. Dán mũi lên phần mặt của 1 mảnh vải. Khâu 2 tai vào với nhau trước. Rồi sử dụng kim chỉ khâu tai vào phần đầu.
    • Nhồi bông vào bên trong. Nếu bạn thích 1 chú gấu mảnh mai thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, nên nhồi một chút bông vào bên trong để trông đáng yêu hơn. Khi nhồi xong, nhớ khâu lại nhé!
    • Dán 2 mắt nhựa đã chuẩn bị vào cho chú gấu. Nếu bạn có phấn hồng hãy thoa một chút lên má để gấu Koala dễ thương hơn.

    Sách vải cho bé

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • Vải dạ nhiều màu
    • Băng dính gai
    • Bông gòn
    • Dụng cụ đục lỗ
    • Kéo cắt
    • Máy khâu mini hoặc kim chỉ
    • Keo sữa
    • Bút chì
    • Các phụ kiện trang trí như khuy áo, ruy băng…

    Sách vải có thể giúp bé luyện được thói quen đọc sách vô cùng hay và hiệu quả

    Hướng dẫn các bước làm sách vải

    Bước 1: Làm trang sách

    Đầu tiên, các bạn chỉ cần cắt vải dạ thành hình vuông để làm trang sách. Kích thước tùy ý. Trên mỗi trang sách, bạn có thể trang trí thêm các họa tiết cho đẹp mắt. Tuy nhiên nhớ chừa ra khoảng trống để viết câu chuyện. Và một phần bên trái để làm gáy sách.

    Bước 2: Làm các chi tiết của cuốn sách vải

    Cắt vải dạ thành những hình thù ngộ nghĩnh. Nhớ vẽ phác họa trước khi cắt. Đồng thời sử dụng đa dạng nhiều màu sắc để tạo cho bé sự hứng thú. Sau khi đã cắt xong thì dùng keo sữa, băng dính gai hoặc kim chỉ để cố định các chi tiết này lên trang sách đã làm ở bước 1.

    Bước 3: Đóng thành sách

    Hoàn thành bước 1 và bước 2 thì các bạn sử dụng dụng cụ đục lỗ tròn. Mục đích là tạo lỗ trên gáy sách. Rồi dùng vòng inox móc lại với nhau.

    Như vậy, bạn đã hoàn thành cuốn sách vải ngộ nghĩnh cho bé yêu rồi.

    Sử dụng cốc nước hoặc cốc cafe bỏ đi cho bé tô màu nước

    Với những chiếc cốc uống nước take away mọi người thường bỏ đi sau khi uống xong, mẹ có thể giữ lại chúng rửa sạch và làm bình giữ cọ màu cho bé khi bé tô màu. Vừa giữ được cọ mà lại tô màu dễ dàng, cách làm này thật thông minh và tiết kiệm đúng không.

    Dùng va li cũ làm ngôi nhà búp bê cho con gái

    Búp bê là một món đồ chơi không thể thiếu với bất kì cô bé nào, nhưng nếu có được một ngôi nhà cho búp bê sẽ càng làm cho các bé cảm thấy thích thú hơn nhiều. Bố mẹ chỉ cần tìm một chiếc va li cũ và tận dụng nó để có thể làm ra một ngôi nhà cho các cô búp bê đơn giản như thế này thôi mà chắc chắn các bé sẽ rất thích nhé.

    Đóng giá sách cho con từ gỗ thừa

    Các ông bố hoặc có thể là chính các mẹ cũng có thể đóng cho con những chiếc giá đựng sách đơn giản mà gọn gàng như thế này. Hoặc nếu không có gỗ thừa thì thay vì mua giá sách đắt tiền, bố mẹ có thể mua những chiếc giá hay kệ đựng gia vị để làm giá sách cho con.p

    May đồ cho con gái từ quần áo của mẹ hoặc bố

    Nếu các bà mẹ khéo tay và có khả năng may vá một chút thì có thể may riêng cho bé một chiếc váy  handmade xinh xắn và đáng yêu từ chính quần áo của mẹ hoặc là áo sơ mi của bố.

    Sử dụng cốc nước hoặc cốc cafe bỏ đi cho bé tô màu nước

    Với những chiếc cốc uống nước take away mọi người thường bỏ đi sau khi uống xong, mẹ có thể giữ lại chúng rửa sạch và làm bình giữ cọ màu cho bé khi bé tô màu. Vừa giữ được cọ mà lại tô màu dễ dàng, cách làm này thật thông minh và tiết kiệm đúng không.

    Cắt áo len cũ thành mũ và găng tay cho bé

    Chiếc áo len cũ mà bé đã mặc chật hoặc đã bị bẩn không thể mặc tiếp được, mẹ hoàn toàn có thể tái chế nó thành một đôi găng tay hay một chiếc mũ len cho bé mà không cần quá cầu kì và tốn nhiều công sức. Chỉ cần cắt chúng theo hình găng tay hoặc mũ của bé và may lại là bé đã có những món đồ mới thật đẹp và ấm áp do chính tay mẹ làm cho.

    May váy len cho bé từ áo len cũ của mẹ

    Nếu trong tủ quần áo của mẹ có nhiều chiếc áo len hoặc váy len mà mẹ không thích nữa thì đừng vội bỏ chúng đi bởi nó có thể sẽ tạo thành một chiếc váy len tuyệt đẹp cho bé gái.

    Ống đựng bút sáng tạo từ quyển sách bỏ đi

    Có những quyển sách hoặc báo dày cộp mà bố mẹ định bỏ đi thì hãy nghĩ đến việc tạo chúng thành một chiếc ống đựng bút hình bông hoa đẹp như thế này cho con nhé.

    Cửa gỗ cũ hoàn toàn có thể trang trí phòng cho bé

    Chiếc cửa sổ cũ khi được tân trang lại với màu sơn mới và trang trí thêm những hình vẽ, stickers đẹp chắc chắn sẽ làm cho bức tường trong phòng bé bớt nhàm chán và khiến cho căn phòng nhiều sức sống hơn.

    Tận dụng các chai sữa tắm có vòi

    Bé chắn chắn rất thích chơi với những quả bóng bay, vậy tại sao bố mẹ không nghĩ ra cách thổi những quả bóng bay cho bé bằng những chiếc vỏ chai sữa tắm cũ có vòi bằng cách bơm nước hoặc khí vào bóng dễ dàng thế này nhỉ.

    Bạn hoàn toàn có thể chơi bơm bóng với bé yêu bằng các loại vỏ chai

    Một chiếc tủ đồ chơi lego hoàn hảo

    Bố mẹ thường hay than phiền rằng bé không cất gọn đồ chơi lego với rất nhiều miếng ghép mỗi khi chơi xong đúng không? Vậy hãy dùng ngay chiếc tủ có ngăn kéo cũ này để biến nó thành một nơi cất gọn đồ chơi lego tuyệt vời của bé nhé.

    Sử dụng hộp bánh cũ làm bộ đựng cờ cho bé

    Bộ cờ của bé sẽ được đựng gọn gàng và đẹp đẽ trong những chiếc hộp đựng bánh bằng thiếc như thế này.

    Dùng chiếc tủ nhỏ làm bộ đồ chơi nấu ăn

    Chắc chắn những bộ đồ chơi nấu ăn với kíc h thước lớn thường có giá không hề rẻ, mà nhiều bố mẹ thường không có đủ khả năng mua cho con. Vậy giải pháp là hãy dùng những chiếc tủ nhỏ cũ mà có kích thước vừa với tầm với của bé và biến nó thành một bộ đồ chơi nấu ăn như thật cho bé.

    Sử dụng ghế đôn cũ làm bàn chơi nấu ăn cho bé

    Hoặc nếu không có một chiếc tủ như trên thì bố mẹ có thể dùng một chiếc ghế cũ làm ngay thành một bộ đồ chơi bếp núc dành cho bé.

    Cách tái chế một chiếc ghế cũ thành một món đồ chơi cho né quả thật rất dễ dàng

    Trang trí tủ sách cho bé không với lên cao được

    Nếu chiếc tủ hay giá đựng sách thông thường khiến bé không thể với lên cao được thì bố mẹ có thể thì hãy hạ nó làm ngang xuống và trang trí cho nó thành một chiếc tủ sách thật đẹp giúp bé có nhiều hứng khởi hơn khi đọc sách.

    Biến áo sơ mi cũ thành yếm hoặc tạp dề đáng yêu

    Chiếc cổ áo sơ mi cũ của bố mẹ sẽ biến thành một chiếc yếm ăn sành điệu hoặc một chiếc tạp dề xinh xắn dành cho bé.

    Đóng các ngăn kéo hỏng thành tủ đựng đồ chơi

    Những chiếc ngăn kéo hỏng thường được vứt đi hoặc đựng vài đồ linh tinh trong các gia đình, nhưng nếu đóng những chiếc ngăn kéo này thành một chiếc tủ đựng đồ chơi hoặc tủ đựng sách cho bé thì chắc chắn bé sẽ thích thú hơn nhiều.

    Ngăn kéo cũ làm nơi cất đồ chơi

    Hoặc nếu đồ chơi của bé vẫn không thể để hết lên chiếc tủ đựng đồ chơi thì bố mẹ có thể để một chiếc ngăn kéo hỏng dưới gầm giường và mỗi cất đồ chơi bé sẽ kéo ra và đựng đồ chơi vào đó.

    Áo phông của người lớn trở thành bộ đồ body cho bé

    Những chiếc áo phông của người lớn khi được may lại phần dưới đuôi áo và cổ áo hoàn toàn có thể trở thành một bộ đồ body sáng tạo cho bé như thế này.

     Áo thun của mẹ thành váy cho bé

    Cũng giống như vậy, chiếc áo thun của mẹ cũng có thể biến thành váy cho con gái rất đẹp.

    Cách tái chế này giúp bé và có đồ mới và giúp mẹ thu dọn đồ cũ dễ dàng 

    Áo của người lớn thành quần của trẻ con

    Trẻ con rất nhanh lớn và nhiều quần áo sẽ không còn mặc vừa nữa trong một thời gian ngắn, vì vậy mẹ hãy tạo nên những chiếc quần mặc nhà cho bé đơn giản từ chính những chiếc áo phông cỡ to của người lớn.

    Ghế mây cũ biến thành lồng chụp tuyệt đẹp

    Chiếc ghế mây cũ đóng vai trò rất quan trọng khi trở thành chiếc lồng chụp tuyệt đẹp trong phòng bé như thế này.

    Biến tủ cũ thành tủ mới

    Nhìn chiếc tủ mới sẽ thật đẹp và ấn tượng, hoàn toàn khác biệt với chiếc tủ cũ đơn giản, nhàm chán khi bố mẹ bỏ chút thời gian và công sức để trang trí lại chiếc tủ trong nhà.

    Túi treo đồ trong ô tô sáng tạo

    Chiếc túi treo đồ tiện dụng này được làm từ chiếc túi treo đựng giày đơn giản mà các gia đình hay dùng, Nó rất hữu ích để treo những vật dụng trong xe hơi.

    Váy cho bé từ chiếc vỏ gối

    Nếu không tìm được mảnh vải ưng ý để may đồ cho bé mà chi phí khá cao, mẹ cũng có thể dùng vải từ những chiếc vỏ gối để tạo thành chiếc váy đáng yêu cho bé.

    Tự làm đồ chơi cho bé tại nhà không hề khó. Nếu bạn đầu tư thời gian công sức và thêm một chút khéo léo, tỉ mỉ thì chẳng mấy chốc món đồ chơi sẽ hoàn thành. Hy vọng với những gợi ý về cách làm một số món đồ chơi như trên thì các bạn sẽ dễ dàng làm được thành phẩm cho bé yêu nhà mình. Chúc các bạn thành công!
    Xem thêm các bài viết sau:
     
    Tư vấn nhanh