Sử dụng lá đinh lăng ăn sống là một phương thuốc quý
Sử dụng lá đinh lăng ăn sống là một phương thuốc quý
Cây Đinh Lăng được nhiều người biết đến như một loại rau ăn sống hay ăn kèm với thức ăn khác, ngoài ra nó còn là một phương thuốc chữa bách bệnh, được ví như “cây nhân sâm cho người nghèo”. Do Đinh Lăng là một loại cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (polyscias) họ nhân sâm- Araliaceae nên tác dụng của nó gần giống như tác dụng của nhân sâm.
Lá đinh lăng thu hái quanh năm, thường dùng tươi như ăn rau sống, sao khô sắc nước uống hoặc làm gối giúp dễ ngủ, tạo mùi thơm tự nhiên và còn có tác dụng phòng hỗ trợ trị bệnh.
Lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng,tính bình, giúp bổ huyết, giải độc, tiêu thực, lợi sữa, tiêu sưng viêm… Và còn nhiều tác dụng của lá Đinh Lăng khác.
Ngày nay, có rất nhiều người sử dụng cây thuốc quý Đinh Lăng để chữa bệnh và còn dùng lá Đinh Lăng ăn sống trong bữa cơm hằng ngày của mình. Lá Đinh Lăng thường ăn kèm với cá, việc ăn sống như vậy giúp hiệu quả mà cây Đinh Lăng đem lại rất cao. Với những tác dụng đặc biệt như:
Trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, , chữa mẫn ngứa, về đay.
Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, kiết lỵ.
Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới (theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam).
Vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém.
Theo các kết quả nghiên cứu, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ.
Việc dùng lá Đinh Lăng ăn sống sẽ làm mát huyết, lợi tiểu, chữa cơ thể suy nhược.
Xem thêm: Bật mí cho ba mẹ cách khơi dậy đam mê học tập cho trẻ
Lưu ý cần tránh: Do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
Cách trồng cây đinh lăng: Cây Đinh Lăng rất dễ trồng và dễ lên, bạn chỉ cần cắt 1 phần thân cây rồi đem cắm xuống đất thì cây sẽ lên. Lưu ý tưới cây thường xuyên, tránh tác động cây mới giâm. Với cách trồng đơn giản bạn đã có một cây thuốc cho nhà mình và món lá Đinh Lăng ăn sống kèm với cá, và còn nhiều món ăn bổ dưỡng khác nữa.
Hãy trồng cho mình một cây Đinh Lăng vì sức khỏe cả nhà bạn nhé!
{{https://www.phucngocan.com/products/tui-chuom-thao-duoc-body}}