Bé 4 tháng tuổi hay khóc đêm với những nguyên nhân bạn nên biết
Bé 4 tháng tuổi hay khóc đêm với những nguyên nhân bạn nên biết
Vào những tháng đầu giai đoạn phát triển, nhiều bé có tình trạng hay khóc nhất là khóc về đêm. Điều này không còn xa lạ gì với nhiều gia đình, tuy nhiên tình trạng bé khóc về đêm có rất nhiều nguyên nhân, vẫn làm nhiều gia đình lo lắng khi thấy bé nhà mình khóc đêm.
Nguyên nhân bé 4 tháng tuổi hay khóc
- Bé nhỏ thường mọc răng vào tháng 5 -8, tuy nhiên có một bé mọc răng sớm vào tháng 3-4. Đây cũng là nguyên nhân có thể làm bé khóc đêm do bé mọc răng đi kèm theo sốt gây khó chịu cho cơ thể . Bé sẽ mất ngủ và quấy khóc nhiều lần.
- Bé 4 tháng hay khóc do bị mắc bệnh tiêu chảy. Lúc này cơ chế miễn dịch của bé chưa hoàn toàn ổn định nên vẫn có các bệnh lý từ bên ngoài tấn công. Tiêu chảy là bệnh lý hay gặp ở bé nhỏ gây ra những khó chịu khiến trẻ hay khóc về đêm.
- Thiếu vitamin D và canxi có nguy cơ bị còi xương. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về xương ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng biếng ăn chán ăn và hay quấy khóc về đêm ở bé. Canxi vô cùng quan trọng trong việc bé hấp thụ thức ăn. Thiếu canxi sẽ khiến cho máu cho thể phải huy động canxi từ xương vào máu khiến cho cơ thể bé ốm yếu và quấy khóc.
- Bé 4 tháng tuổi hay khóc đêm còn thường do đói, khát sữa. Bé sẽ khóc rống lên như một dấu hiệu báo cho mẹ biết bé đang cần được ăn. Các mẹ nên lưu ý các cử bú hay cho bé ăn, quan sát các thói quen của bé để biết khi nào bé cần ăn để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bé. Nếu bé khóc do đói thì chỉ cần cho bé ăn no. Các mẹ sẽ không cần lo ngại bé khóc đêm nữa đâu. Tuy nhiên cũng không nên cho bé ăn quá no làm bé khó chịu, gây khó tiêu và làm bé khóc.
- Ngoài ra cũng có rất nhiều nguyên nhân khác. Bạn chỉ cần khắc phục được những nguyên nhân này thì bé sẽ yên tâm đi ngủ thôi nhé! Tuy nhiên, nếu hiện tượng bé khóc đêm kèm theo các triệu chứng sốt, chậm phát triển… thì gia đình nên đưa bé đi khám để biết điều trị chính xác.
Khắc phục tình trạng bé 4 tháng hay khóc đêm
- Dọn vệ sinh phòng ở, chỗ chơi của bé sạch sẽ. Sắp xếp đồ ngăn nắp, khoa học để tạo cảm giác thông thoáng, an lành và dễ chịu cho bé.
- Bạn có thể lên thời gian biểu thực đơn ăn uống của bé để căn bằng lượng thức ăn được đưa vào tránh ăn quá no hoặc quá đói đều khiến cho khóc đêm kéo dài.
- Tắm nắng sớm đúng cách sẽ giúp bé dễ tổng hợp vitamin D, rất tốt cho trẻ nhỏ. Bạn cho bé tắm nắng đều đặn mỗi ngày 15 – 30 phút, thường khoảng từ 6g30 đến 7h30 là tốt nhất. Vào mùa đông, có thể dời lại khoảng 9 đến 10 giờ. Nơi tắm nắng nên ít gió lùa để hạn chế bé bị bệnh nhiễm lạnh. Hãy để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng ấm tốt nhất. Đặc biệt chú ý không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt và đầu bé vì tia cực tím có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương. Hãy để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng. Có thể cho bé phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…
Chúc bé nhà bạn vui khỏe và có giấc ngủ ngon!
{{https://www.phucngocan.com/products/tui-chuom-mat-ngai-cuu}}