9 sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần bỏ ngay lập tức
Những quan niệm sai lầm dưới đây về việc chăm sóc trẻ nhỏ vẫn hằng ngày được các bậc phụ huynh truyền tai nhau.
Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
1. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên ngủ xuyên đêm
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc ngủ xuyên đêm hay không tùy thuộc vào từng bé.
Một cuộc khảo sát đã chỉ ra chỉ có ½ số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào tháng thứ 5 hoặc 6, một số khác vẫn thức vài lần 1 đêm dù đã 1 năm tuổi.
Việc ngủ xuyên đêm hay không sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của con và bé sẽ ngủ thâu đêm khi cơ thể thực sự sẵn sàng.
2. Bé sẽ bám mẹ nếu dùng bạn dùng địu liên tục
Đây cũng là suy nghĩ không chính xác mà nhiều bà mẹ mắc phải. Dù việc dùng địu sẽ giúp bạn rảnh tay để làm việc và bé luôn bên cạnh mẹ nhưng theo thời gian, khi càng lớn, con sẽ càng có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh và muốn di chuyển nhiều hơn.
Lúc này, chiếc địu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu vì không thể nhìn, ngó theo ý mình và chắc chắn con sẽ đòi được “giải thoát” khỏi vật dụng hỗ trợ này. Còn việc bé có bám mẹ hay không tùy thuộc vào cách chăm sóc, huấn luyện hằng ngày của bạn.
3. Luôn dùng chăn và tã để quấn người sẽ giúp bé cảm thấy an toàn
Đa số cha mẹ đều cho rằng việc quấn người trẻ nhỏ bằng chăn hoặc tã sẽ giúp bé bớt giật mình và cảm thấy an toàn.
Trên thực tế, điều này chỉ đúng khi trẻ vừa mới sinh ra, còn sau đó, các bậc phụ huynh không nên quấn con quá nhiều mà hãy thả lỏng cơ thể cho con thoải mái và tập làm quen với thế giới xung quanh.
Con sẽ cảm thấy an toàn khi được yêu thương và quan tâm thật nhiều chứ không phải bằng cách quấn chặt bé.
4. Con chỉ bú sữa khi đói
Đúng là khi đói con sẽ khóc đòi bú sữa nhưng nhiều khi, việc bé muốn ăn chỉ là một phản ứng bản năng bởi chuyển động dùng miệng hút sữa sẽ giúp em bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.
5. Bé ti bình sẽ ít gắn kết với mẹ hơn
Không có nghiên cứu hay bằng chứng nào về việc bé bú sữa mẹ sẽ gắn kết với mẹ hơn ti bình.
Điều quan trọng là bạn nên giữ tư thế thoải mái nhất cho con khi ti và biết cách xử lý nếu bé bị sặc, nôn trớ. Phương pháp cho bé ăn không hề ảnh hưởng đến tình cảm hay sự gắn kết giữa mẹ và bé.
6. Phương pháp da tiếp da sau sinh mang tính quyết định
Mặc dù thế giới đã công nhận hiệu quả của phương pháp da tiếp da (skin-to-skin) nhưng nó không hề quyết định tất cả sự liên kết giữa mẹ và bé.
Chủ yếu, tình cảm, sự kết nối với con sẽ được hình thành dần dần qua thời gian nên các bậc phụ huynh đừng quá coi trọng và “thần thánh hóa” phương pháp da tiếp da mà để trẻ phát triển tình cảm, sự gắn kết với cha mẹ một cách tự nhiên.
7. Bé khóc nghĩa là đang đói
Đương nhiên, khi đói bé sẽ khóc như một phản xạ tự nhiên để phát tín hiệu với cha mẹ.
Nhưng nhiều lúc, hành động này còn báo hiệu cơ thể con đang khó chịu, bé sợ hãi hay cảm thấy buồn chán.
Chính vì thế, bạn nên kiểm tra toàn người em bé khi chúng khóc xem có gì bất thường không rồi mới cho con ăn.
8. Trẻ nhỏ có tình cảm với mẹ nhiều hơn bố
Sự thật là ai dành nhiều thời gian chăm sóc con nhiều hơn thì bé sẽ có tình cảm và quấn người đó.
Nếu phái mạnh đảm nhận nhiệm vụ chăm con từ lúc lọt lòng thì bé cũng sẽ quấn quýt và bám bố không khác gì mẹ.
9. Bé 6 tháng tuổi có thể tập đi vệ sinh bằng bô
Đối với những trẻ 6 tháng tuổi đến dưới 1 năm, việc tự đi vệ sinh bằng bô có thể không đảm bảo an toàn vì lúc này bé chưa thể tự điều khiển bàng quang cũng như quá trình đi đại tiện. Hơn nữa, các cơ quan nội tạng của trẻ cũng chưa ổn định nên nếu ngồi bô quá lâu sẽ gây nguy hiểm.
BẠN CẦN BIẾT:
- Tổng Hợp Vớ Giãn Tĩnh Mạch Được Khuyên Dùng 2021
- Tác dụng vớ y khoa – Áp lực từ vớ y khoa tác động như thế nào tới chân?
- Vì sao vớ y khoa của Mỹ JOBST là sự lựa chọn hàng đầu?
- Vì sao bạn nên chọn vớ y khoa của Đức?
- Mang vớ y khoa bao lâu để giúp việc điều trị đạt hiệu quả?