Những sai lầm khi mẹ nấu cháo làm bé không tăng cân
Những sai lầm khi mẹ nấu cháo làm bé không tăng cân
Cháo là món ăn không thể thiếu trong những năm đầu đời cho bé. Nó cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho sự của bé, giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của bé hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách chế biến cháo cho bé đúng cách, vô tình sẽ làm cho bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng, làm bé chậm lớn hơn so với nhiều bạn cùng tuổi. Mình chia sẽ với các bạn một số sai lầm để các mẹ biết cách nấu cháo tốt hơn cho bé nhé!
Thêm ngũ cốc vào cháo
Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, nhiều chị em hay có thói quen bỏ thêm nhiều nguyên liệu khác nhau vào cháo nhằm thêm dinh dưỡng cho con như ngũ cốc. Đây là một sai lầm thường hay thất nhất, vì ngũ cốc dù giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi. Nếu thêm ngũ cốc vào cháo, bé dễ mắc phải chứng khó tiêu, nhanh no, chán ăn. Trong thời gian dài bé dễ sinh ra hiện tượng biếng ăn.
Nấu cháo bằng nước hầm xương
Nhiều mẹ cho rằng trong nước hầm xương chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi giúp con khỏe mạnh và cứng cáp. Nhưng thực tế việc dùng nước hầm xương chỉ có tác dụng làm tăng vị ngọt và mùi thơm cho món cháo. Các chất dinh dưỡng cần thiết vẫn bị giữ lại trong thịt và xương. Do vậy, mẹ cần cho bé ăn cả thịt thì mới đủ chất.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn nên thêm thịt băm nhuyễn hay thái nhỏ, nấu mềm… Một tuần mẹ chỉ ninh xương nấu cháo cho con từ 2 – 3 lần. Vì trong nước hầm xương chứa hàm lượng chất béo khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới bé.
Thay vì chỉ dùng duy nhất nước hầm xương, các mẹ hãy đa dạng cách nấu bằng việc dùng các loại nước luộc rau củ để nấu cháo cho bé sẽ tốt hơn đấy!
Không sử dụng dầu ăn cho bé
Nhiều chị em có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hoặc không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Nhưng điều này là sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con dễ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ động vật, bơ… Chất béo rất cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể và hoạt động của não bộ.
Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào khẩu phần cháo của con yêu khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn (nên dùng dầu oliu hay các loại dầu ăn dành riêng cho bé…). Đặc biệt các mẹ chỉ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Tránh cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
Cho bé ăn quá mặn
Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải là cho thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia khuyên rằng bé từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, bé nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở bé. Thêm nữa việc ăn quá nhiều muối dễ khiến bé dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ sau này và cũng chính là nguyên nhân khiến sức khỏe bé không tốt.
Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm vừa khẩu vị của mẹ. Nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vì vị giác của bé rất nhạy cảm, nếu mẹ thấy vừa miệng nghĩa là con sẽ thấy quá mặn.
Xem thêm : Cây đinh lăng có tác dụng thần kì
Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày
Nhiều gia đình bận rộn thường chọn cách nấu một nồi cháo lớn để cho con ăn cả ngày. Mặc dù điều này sẽ tiện lợi cho mẹ, nhưng đối với hệ tiêu hóa của bé lại hoàn toàn không tốt. Bởi trong điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong 2 giờ là bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn nếu bảo quản trong tủ lạnh thì dưỡng chất trong cháo sẽ bị mất đi khá nhiều.
Vì thế, nếu có thể mẹ nên nấu bữa nào cho bé ăn bữa đó, tránh để cháo thừa đến bữa sau. Khi quá bận rộn thì mẹ nên nấu riêng cháo trắng và thực phẩm ăn kèm. Đem cháo bảo quản trong tủ lạnh. Đến bữa ăn mới cho các loại thực phẩm ăn kèm cháo vào và đun lại cho nóng. Như vậy sẽ giảm thiểu cháo bị mất chất dinh dưỡng.
Cho ăn đồ nghiền nhuyễn trong thời gian dài
Đồ xay nhuyễn thường giúp bé dễ ăn hơn. Nhưng đồ ăn này chỉ phù hợp trong những tháng đầu tiên khi bé mới tập ăn dặm thôi. Sau đó, mẹ cần tập cho bé ăn thô dần. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại lạm dụng cho con ăn cháo xay nhuyễn quá lâu, đến khi bé đã mọc đầy đủ răng mà vẫn không chịu ăn cơm. Điều này không tốt cho sức khỏe của bé. Vì ăn liên tục cháo xay nhuyễn dễ khiến bé biếng ăn. Cơ hàm và hệ răng không được làm quen với thực phẩm thô nên yếu sẽ phát triển chậm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này.
Tốt nhất là bố mẹ nên tuân thủ đúng lộ trình ăn dặm của bé. Cần cho bé tập ăn thô dần khi răng đã mọc nhiều hơn. Bắt đầu từ cháo xay nhuyễn, tới cháo đặc, rồi cơm nát và cơm thường. Như vậy bé mới phát triển tốt.
{{https://www.phucngocan.com/products/tui-chuom-goi-thao-duoc}}
Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt
Khoai tây chứa lượng carbohydrate cao nên dễ tiêu hóa, còn cà rốt có nhiều vitamin A rất tốt cho mắt của bé. Tuy nhiên khoai tây hay cà rốt chỉ đại diện cho nhóm đường bột. Ăn quá nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin, còn ăn quá nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da. Vì vậy mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại rau củ, để cung cấp nguồn dưỡng chất cho bé đầy đủ nhất nhé!
Nguồn: Myeva