Mẹ cần biết: Kinh nghiệm chăm sóc các bé hay khóc lúc gần sáng
Mẹ cần biết: Kinh nghiệm chăm sóc các bé hay khóc lúc gần sáng
Các bé dưới 6 tuổi thường hay khóc đêm làm nhiều bạn lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm gì phải hoang mang, lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bạn biết bé yêu vì sao khóc đêm và phải chăm sóc thế nào nhé!
Bé hay khóc đêm hay dân gian còn gọi là khóc dạ đề là hiện tượng thường gặp ở hầu hết bé nhỏ, đặc biệt là bé dưới 6 tháng tuổi. Bé khóc nhiều lần trong đêm có khi bé hay khóc lúc gần sáng, bé có biểu hiện trăn trở, không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc hay giật mình khóc thét lên. Điều này khiến cho nhiều gia đình mệt mỏi vì phải chăm bé mà bé khóc nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối mặt với vấn đề này có rất nhiều mẹ đã chia sẻ cùng Nam Nguyên Dược các nguyên nhân bé khóc dạ đề để chia sẻ lại kinh nghiệm cho các bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé hay khóc lúc gần sáng hoặc thời điểm khác trong đêm. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu, các bạn cùng kham khảo để biết cách chữ khóc đêm cho bé có giấc ngủ ngon nhé!
Tã bé bị ướt
Tình huống rất hay gặp nhất với các gia đình có bé khóc đêm là do tã bé ướt. Cảm giác ẩm ướt sẽ khiến cho bé khóc òa lên dù giữa đêm để báo cho mẹ biết cần thay tả cho bé. Bé chỉ thật sự ngủ ngon khi cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vì vậy các bạn nên cho bé đi vệ sinh, thay tã trước khi đi ngủ hay thường trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng bé sẽ đi tiểu 3-4 lần.
Xem thêm: Cách xử lý thông minh khi ba mẹ phát hiện con nói dối
Bé trong giai đoạn mọc răng
Thông thường những bé đang trong giai đoạn mọc răng bé hay khóc lúc gần sáng hay khóc đêm nhiều vì mọc răng có thể gây đau nhức, sốt làm cơ thể bé khó chịu. Bạn quan sát nếu thấy phần cằm, gò má, nướu bị sưng đỏ kèm theo sốt nhẹ thì chứng tỏ bé đang trong giai đoạn mọc răng đấy. Nếu gặp tình trạng này bạn có thể chữa nguy cấp cho bé bằng cách chườm lạnh khi nhiệt độ không quá thấp.
Bé bị nghẹt mũi
Vào những lúc thời tiết trở trời, mùa lạnh bé rất dễ bị nghẹt mũi. Điều này cũng là nguyên nhân làm bé hay khóc đêm. Khi không thở được bằng mũi bé sẽ thở bằng miệng. Mà không khí bên ngoài vào làm khô rát họng khiến bé khó chịu và khóc. Những lúc thể này mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và điều chỉnh lại nhiệt độ phòng sao cho ấm áp để bé cảm thấy dễ chịu hơn và chìm vào giấc ngủ ngon hơn.
Tác động từ bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ phòng…
Bé còn rất nhỏ nên không thể thích ứng được ngay khi không gian đang yên ắng bỗng dưng có tiếng ồn, phòng đang tối thì có ánh đèn lóe lên hay nhiệt độ phòng đột ngột thay đổi,…Những điều trên sẽ làm bé giật mình, cảm giác không an toàn làm bé khóc thét lên.
Bé đang bị bệnh
Một nguyên nhân không thể bỏ qua chính là bé của bạn đang bị bệnh. Bé bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhưng do bé không biết phải làm thế nào nên chỉ có cách khóc biểu thị cho bạn biết. Bạn nên chăm sóc, quan sát xem bé có biểu hiện bất thường nào nữa không để đưa bé đi bác sĩ khám ngay.
Với những bé hay khóc lúc gần sáng hoặc bé thường khóc đêm. Bạn hãy chịu khóc nhớ hoặc ghi chép lại thời gian biểu theo thói quen của bé về việc ăn, ngủ, chơi hay vệ sinh để biết nhu cầu bé thế nào nhằm đáp ứng kịp thời. Chắc hẳn rằng bé sẽ không còn khóc đêm nữa khi không còn cảm thấy khó chịu nào. Đặc biệt bạn đừng cho bé chơi quá nhiều vào ban ngày, vì nếu bé chơi quá mức, cảm giác phấn khích ảnh hưởng thần kinh đến tận khi đi ngủ sẽ làm bé trăn trở không ngủ được. Bạn có thể chơi cùng bé vừa để khống chế lại thời gian hay những trò chơi vừa phải dành cho bé mà còn tăng thêm tình cảm gia đình, để bé thấy thoải mái mà vẫn đảm bảo có giấc ngủ ngon vào buổi tối nhé!
{{https://www.phucngocan.com/products/tui-chuom-chan-thao-duoc}}