Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi - Chế độ dinh dưỡng – Công Ty Nam Nguyên Dược

Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi - Chế độ dinh dưỡng

Có nhiều trường hợp một số bé 7 tháng rưỡi chưa biết ngồi trong khi những trẻ khác đã tự ngồi vững ở giai đoạn này. Do đó, câu hỏi trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì cũng được rất nhiều phụ huynh quan tâm và muốn tìm hiểu, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng phucngocan.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ 7 tháng tuổi, cha mẹ có thể mong chờ điều gì?

Khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể:

  • Định vị được đồ vật bị giấu
  • Hiểu được từ “không”
  • Nhận dạng giọng nói
  • Cầm nắm mọi thứ chắc chắn
  • Tiếp cận đồ vật và đưa lên miệng
  • Hiểu được sự phản chiếu trong gương
  • Xác định nguyên nhân và kết quả.

Sau khi đạt được những cột mốc phát triển kể trên, trẻ sẽ tiến tới những cột mốc phát triển sau:

  • Tìm được đồ vật bị giấu
  • Bắt đầu hiểu được những mệnh lệnh có 1 từ
  • Bắt đầu có ký ức và ghi nhớ các giọng nói khác nhau
  • Có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để nắm các vật nhỏ
  • Dùng tay nhặt đồ vật
  • Xác định bản thân và người lớn
  • Ghi nhớ kết quả của một vài hành động.

2. Các cột mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

7 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ đang phát triển rất nhanh:

2.1. Khả năng nhận thức

Khi được 7 tháng tuổi, bé cưng của bạn đã bắt đầu nắm bắt và hiểu sự phát triển. Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cơ thể để trang bị những kỹ năng nhằm giúp bé thích nghi với môi trường xung quanh. Đặc biệt, ở giai đoạn này, em bé còn có thể hiểu được nguyên nhân – kết quả và bắt đầu tìm ra mối quan hệ của mọi thứ. Cụ thể, bạn sẽ thấy bé:

Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

Khả năng nhận biết của bé 7 tháng tuổi

  • Bắt đầu có ký ức về các sự kiện gần đây
  • Bắt biết nói bập bẹ với mọi người
  • Thể hiện sự yêu thích với những màu sáng, bắt mắt và sẽ tìm cách lấy những đồ vật có những màu này
  • Thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là các đồ vật ngoài tầm với
  • Có thể nhận ra tên của mình trong các cuộc trò chuyện
  • Theo dõi chặt các đối tượng đang di chuyển
  • Cố gắng tìm các đồ vật bị che giấu, chẳng hạn như một món đồ chơi hay quyển sách bị giấu dưới chăn.

2.2. Kỹ năng vận động

Nếu về mặt nhận thức, ở giai đoạn 7 tháng, trẻ đã có thể bắt đầu nhìn mình trong gương hoặc có thể đọc được biểu cảm của mọi người thì về mặt thể chất, bé cũng dần trở nên khỏe mạnh và cứng cáp hơn.

3. Bé con đã tiến thêm một bước trong kỹ năng giao tiếp

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Liệu bé có hiểu và biết cách giao tiếp với người khác? Thực ra ở độ tuổi này bé có thể biết mọi thứ đấy mẹ ạ.

Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé phản ứng lại với thái độ không hài lòng, vẻ mặt căng thẳng khi bạn nói “không”. Đôi khi bé sẽ rụt rè trở lại, mếu máo khóc khi bị mẹ “mắng” vì không đáp ứng nhu cầu của bé. Nhưng cũng có bé lại thể hiện sự “cứng đầu” ngay từ lúc này.

Mặc dù chưa biết nói nhưng khả năng giao tiếp của bé khá tốt bằng cách riêng của mình thông qua một loạt các biểu cảm khuôn mặt như: Cười thật lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày hay khóc cùng với “ngôn ngữ” của cơ thể càng thể hiện rõ hơn những mong muốn của bé.

Khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế, biết khóc và lo sợ khi gặp người lạ, biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi có đồ chơi mới…

4. Khả năng học hỏi của bé ra sao?

Mặc dù còn khá nhỏ nhưng bé đã có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy chẳng hạn như vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu… Cũng như bắc chước các ngữ điệu của người lớn.

Trí nhớ của bé cũng phát triển đáng kinh ngạc, theo đó trong các tháng đầu bé sẽ không nhận thấy được món đồ chơi của mình đã bị mẹ giấu. Nhưng đến tháng thứ 7 thì mọi thứ đã khác, bé sẽ bắt đầu tìm kiếm ngó trước ngó sau khi đồ vật đó không còn nữa.

Lúc này bé đã biết thể hiện sự tin tưởng, cảm nhận được cảm xúc ai là người sẽ mang lại sự an toàn và vui vẻ cho mình. Điều này lý giải cho việc hầu hết mọi bé cưng đều không thích rời xa mẹ.

Việc bé bám mẹ là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé quá đeo bám, không thể rời xa mẹ dù trong thời gian rất ngắn thì không còn việc bình thường nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải “cai mẹ” cho bé!

Bé 7 tháng tuổi biết cách phối hợp một cách “điêu luyện” giữa ngón cái và ngón trỏ

Hành vi ứng xử của bé cũng bắt đầu từ thời điểm này, vì vậy khi không hài lòng về điều gì bé sẽ bắt đầu “phản kháng”. Bạn cần khéo léo vỗ về bằng giọng điệu dịu dàng đồng thời thể hiện cho bé thấy cảm xúc yêu thương của mẹ.

Đây cũng là lúc dạy bé biết về nguyên nhân – kết quả, nếu ngoan ngoãn sẽ được khen ngợi và đáp ứng yêu cầu của bé, ngược lại thì không. Tuy nhiên, mẹ không nên quá cứng nhắc đối với bé vì điều này chỉ mang tính tương đối và cần một khoảng thời gian dài để học hỏi.

Xem thêm: Trang điểm sớm cho bé đối mặt nhiều hậu quả đáng lo ngại

5. Bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi, có phải thiếu canxi?

Ngồi và bò không được các chuyên gia xếp hạng quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính.

Có thể bé chậm biết ngồi hoặc chậm biết bò thậm chí không trải qua giai đoạn biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ cũng như thiếu canxi. Bạn không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi. Thiếu canxi hay không bác sĩ khám mới biết được.

6. Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé 7 tháng tuổi

  • Bố và mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh để chăm sóc cũng như vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng học hỏi, các kỹ năng trong cuộc sống đồng thời tăng thêm tình cảm gia đình.
  • 7 tháng tuổi bé đã bắt đầu ăn dặm và ăn thức ăn đặc nhiều hơn so với tháng trước đó. Theo đó, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn cần cho bé ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
  • Sự hiếu động của bé luôn thể hiện mọi lúc mọi nơi vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà cũng như những ngóc ngách mà bé có thể tìm đến.
  • Chỉ cho bé chơi các đồ vật có kích thước lớn, tránh xa vật tròn, nhỏ có nhiều góc cạnh vì chúng không an toàn với bé.

7. Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

  • Vẫn duy trì việc bú sữa mẹ, khoảng 600-700ml/ 24h.
  • Không nêm cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.
  • Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
  • Kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ… cùng với thay đổi cách chế biến để đa dạng bữa ăn làm phong phú khẩu vị của bé.
  • Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.

8. Cơ thể bé chuẩn bị như thế nào cho việc ăn uống trong tháng thứ 7?

Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

Việc ăn uống của bé trong tháng thứ 7

8.1. Hệ tiêu hóa của bé

Mẹ có thể sẽ muốn thử cho bé ăn thức ăn dạng đặc. Và đó là quyết định đúng đắn trong tháng 7 này. Bên cạnh sữa là nguồn thức ăn chính. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các thức ăn xay nhuyễn mềm dạng loãng hay đặc. Và chắc chắn, bé sẽ thích thú trong việc khám phá những mùi vị mới đấy. 

Trong giai đoạn 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã có thể sản xuất ra lượng enzyme thích hợp để tiêu hóa các thức ăn tinh bột. NGoài ra, muối mật và lipase đã đạt đến giai đoạn trưởng thành để có thể giúp bé tiêu hóa chất béo. Ruột non cũng phát triển hơn, khiến việc hấp thụ các phân tử thức ăn dạng lớn an toàn và dễ dàng hơn trước đó.

8.2. Khả năng cầm nắm

Ở 7 tháng tuổi, bé nhà mình đã có thể tự cầm bình sữa bằng cả hai bàn tay và một bàn tay để tu ti. Mẹ nên khuyến khích tính tự lập của bé bằng cách đưa bình cho bé tự cầm và bú. Nên bắt đầu với lượng sữa vừa phải để bình sữa không quá nặng đối với bé. Chất liệu bình sữa cũng là vấn đề mẹ nên quan tâm, tránh làm trẻ bị thương khi hoạt động. Nếu mẹ sử dụng bình sữa thủy tinh cho bé, hãy đảm bảo bình được trang bị vỏ bao để tránh rơi vỡ.

Bé cũng đang bắt đầu tinh chỉnh để phát triển khả năng nắm bắt của mình. Lúc này, bé đã có thể nhặt mọi thứ bằng cả bàn tay. Nhưng bé sẽ sớm học được cách nhặt mọi thứ bằng ngón trỏ và ngón cái.

Xem thêm:

9. Mẹ có biết bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng bú bao nhiêu là đủ

7 tháng tuổi, bé đã có hệ tiêu hóa phát triển hơn để có thể hấp thụ những thức ăn dạng đặc nhuyễn. Những thức ăn mới mẻ với nhiều hương vị lạ sẽ làm trẻ hứng thú tìm hiểu. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ rằng nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

9.1. Bú mẹ – bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Trung bình, bé ở 7 tháng tuổi cứ sau 3 đến 4 giờ sẽ bú một lần. Như thế, một ngày bé có thể bú từ 6 đến 8 lần. Ở mỗi lần, mẹ hãy để trẻ bú theo nhu cầu của mình. Không nên ép trẻ bú khi bé có những dấu hiệu no bụng. Ngược lại mẹ cũng đừng để trẻ bị đói.

9.2. Bú bình – Trẻ 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Bé 7 tháng bú bao nhiêu sữa công thức? Với sữa công thức, mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi bú khoảng 180ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. Số lần bú phù hợp cho trẻ là từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. 

9.3. Hút sữa – Trẻ 7 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Nếu hút sữa mẹ ra ngoài và cho bé bú bằng bình thay vì cho bú trực tiếp, thì bé sẽ cần khoảng 750ml sữa mỗi ngày. Vì thế, mẹ phải chia đều lượng sữa đó cho số lần trẻ ăn. Ví dụ, mẹ cho bé bú 6 lần mỗi này, thì trẻ sẽ nhận được khoảng 125ml sữa mẹ trong mỗi lần bú.

9.4. Ăn dặm – Bé ăn bao nhiêu là đủ?

Mẹ nên cho bé 7 tháng nhà mình ăn dặm bao nhiêu cho một ngày? Bé nên bắt đầu từ 2 đến 3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Mỗi trẻ sẽ ăn với lượng khác nhau. Mỗi bữa có thể ăn ít nhất một đến hai muỗng canh hoặc nhiều hơn. Nhưng nhiều nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn 120ml đến 180ml ( tương đương với 8 đến 12 muỗng canh) thức ăn thôi nhé!

10. Bé có thể ăn bằng tay ở tháng thứ 7?

Bé có thể ăn bằng tay ở tháng thứ 7

Câu trả lời có lẽ là không. Bởi trẻ chưa phát triển khả năng cầm nắm cần thiết bằng ngón tay. Tuy nhiên, vào tuần thứ 3 trong tháng thứ 7, trẻ có thể đã sẵn sàng cho việc ấy. Mẹ hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để cho trẻ an toàn và lành mạnh:

  • Bắt đầu bằng những thức ăn mềm và thái nhỏ như chuối, bơ, đu đủ chín, hồng xiêm chín, sợi mì cắt nhỏ, rau mềm. Những thực phẩm này trẻ có thể dễ dàng gặm bằng nướu. Không cho trẻ ăn xúc xích, rau sống, các loại hạt, thịt, kẹo cứng. Thức ăn có kết cấu dính như phomai cũng có thể tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Chú ý các vấn đề về dị ứng thức ăn trong khi giới thiệu các thực phẩm mới cho trẻ.
  • Cắt tất cả thức ăn thành các miếng nhỏ, mềm vừa ăn. Không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng và có dạng tròn như: cà rốt, nho, đậu  phộng,.. để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹt thở.
  • Mẹ tiếp tục duy trì lịch bú sữa mẹ hay sữa công thức như nguồn dinh dưỡng chính. Nhưng khi ăn được nhiều hơn, bé sẽ bú ít đi một cách tự nhiên. 

11. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 7 tháng ăn dặm

  • Ở giai đoạn này trẻ đã hình thành kỹ năng nhai và nuốt. Trẻ đã có thể di chuyển lưỡi lên xuống và ra trước về sau để nghiền thức ăn trước khi nuốt. Để đảm bảo và chăm sóc răng miệng cho trẻ, mẹ cần chú ý đến độ mềm của thức ăn khi chế biến, thức ăn nên có độ mềm vừa phải như đậu hũ để trẻ có thể dễ dàng sử dụng lưỡi và vòm họng nghiền thức ăn.
  • Khi đút, bón cho trẻ, mẹ nên đút từ từ và quan sát xem trẻ đã nuốt chưa. Tránh đút quá nhanh sẽ tạo cho trẻ thói quen nuốt mà không nhai, trẻ cũng sẽ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn.
  • Trong lúc cho trẻ 7 tháng ăn dặm, mẹ cần theo dõi trẻ có nhai không, đồng thời trò chuyện với trẻ, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn, kích thích trẻ ăn để cảm nhận mùi vị thức ăn.
  • Đặc biệt, tránh cho trẻ ăn thức ăn quá cứng vì trẻ chưa thể sử dụng lưỡi nhuần nhuyễn để nghiền thức ăn nên có thể trẻ sẽ nhè ra hoặc nuốt cả miếng. Điều này vừa nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị hóc, nghẹn, vừa không tốt cho răng miệng cũng như thói quen ăn uống sau này của trẻ.
  • Trẻ 7 tháng ăn dặm cần được giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Sau khi kết thúc mỗi bữa ăn, mẹ có thể đút cho trẻ một ít nước để giúp trẻ làm sạch răng miệng. Mẹ cũng có thể tập cho trẻ uống nước bằng ly để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển khung răng của trẻ.

12. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân đều của Viện Dinh dưỡng

12.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vào buổi sáng

5 giờ: Bú sữa mẹ.

7 giờ: Ăn dặm một trong các món sau:

  • Bột trứng: 20g bột gạo, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau ngót.
  • Bột thịt lợn: 20g bột gạo, 20g thịt nạc vai, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh (ví dụ như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…).
  • Bột thịt gà: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
  • Bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.

8 giờ: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn ½ quả chuối tiêu hoặc 50g đu đủ chín.

9 giờ: Bú sữa mẹ.

Lưu ý: Khi trẻ được 7 tháng tuổi, các mẹ thường đã đi làm trở lại nên hãy sử dụng máy hút sữa hoặc bình hút sữa để hút sữa cất sẵn trong tủ đông, khi sắp đến giờ cho bé uống sữa thì chỉ cần hâm nóng lại bằng máy hâm sữa.

12.2. Thực đơn cho bé 7 tháng vào buổi trưa

Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

Bột trứng

11 giờ: Tiếp tục cho bé ăn dặm một trong các món sau:

  • Bột trứng: 20g bột gạo, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau ngót.
  • Bột thịt lợn: 20g bột gạo, 20g thịt nạc vai, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh (ví dụ như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…).
  • Bột thịt gà: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
  • Bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.

12.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vào buổi chiều

14 giờ: Bú mẹ (hoặc uống sữa công thức).

15 giờ: Uống nước cam (vắt 1 quả cam ngọt, thêm 5ml nước lọc vào).

    Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

    Bột đậu xanh, bí đỏ và tôm

    17 giờ: Các loại bột ăn dặm như:

    • Bột cua: 50ml nước lọc cua, 20g bột gạo, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
    • Bột đậu xanh, bí đỏ: 10g bột đậu xanh, 10g bí đỏ, 20g bột gạo, 1 thìa cà phê dầu ăn.

    12.4. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vào buổi tối

    20 giờ: Bú sữa mẹ.

    Lưu ý: Vì thể trạng và sở thích mỗi bé mỗi khác nên các mẹ có thể thay đổi nguyên liệu và liều lượng để phù hợp với bé hơn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tổng lượng ăn trong một ngày của bé phải đạt khoảng 1200ml.

    13. Các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi không bị ngán

    Giai đoạn trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn một số món cháo từ động vật như bột thịt lợn, bột cua đồng, cá, lươn, chim bồ câu… Sau đây, hãy tham khảo các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi vừa ngon vừa bổ dưỡng nhé!

    13.1. Bột trứng (cháo trứng cho bé ăn dặm)

    • Hòa 20g bột gạo với nước lã, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
    • Để bột sôi khoảng 5 phút cho chín đều rồi cho 1 lòng đỏ trứng gà vào, vừa đổ trứng từ từ vừa khuấy đều tay để trứng không bị vón.
    • Cho bột sôi thêm 1 phút rồi thêm vào 1 thìa dầu ăn, khuấy đều rồi nhấc nhanh nồi xuống, đổ bột ra bát là mẹ đã hoàn thành rồi đấy.

    13.2. Bột thịt lợn, rau chùm ngây

    • Rau chùm ngây rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn, lấy khoảng 15ml nước xay.
    • 20g thịt nạc xay nhuyễn và xào chín với 1 thìa dầu ăn.
    • Hòa 20g bột gạo với nước lã, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
    • Khi bột sôi được khoảng 1 phút thì cho thịt và rau chùm ngây vào khuấy cho đều, ninh nhừ trong 10 phút là được.

    Điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ 7 tháng tuổi

    Bột thịt lợn, rau chùm ngây

    Lưu ý: Bạn có thể dùng nồi áp suất hoặc nồi ủ cháo để cho các nguyên liệu chín nhừ nhanh chóng nhé.

    13.3. Cháo ăn dặm cho bé 7 tháng: Cháo gà và cà rốt

    • Rửa sạch 20g thịt gà, sau đó xay nhuyễn.
    • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, lấy 10g thái nhỏ.
    • Xào gà với 1 thìa cà phê dầu ăn, khi thịt chín thì cho cà rốt vào đảo đều đến khi chín hoàn toàn.
    • Hòa 20g bột gạo với nước lã, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
    • Cho hỗn hợp gà và cà rốt chín vào cháo, ninh đến khi cà rốt chín nhừ là xong.

    13.4. Cháo chim câu và ngô ngọt

    • Lấy 20g thịt chim câu băm nhỏ, sau đó xào chín cùng 1 thìa cà phê dầu ăn và 10g ngô ngọt xay nhỏ.
    • Hòa 20g bột gạo với nước luộc chim bồ câu, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, khuấy đều tay.
    • Sau 5 phút thì cho hỗn hợp thịt chim vào nấu cùng cho đến khi ngô chín nhuyễn là được (khoảng 20 phút).
    Trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, cho dù đã đến lúc trẻ ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn giữ một vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, phucngocan.com hy vọng dù đã biết cách chăm sóc bé 7 tháng tuổi như cho trẻ ăn dặm và tự tin nấu các món ăn hấp dẫn cho con yêu nhưng mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng sữa cần thiết cho đến khi bé đầy tuổi nhé.
    Xem thêm các bài viết sau:
    Tư vấn nhanh