Catnap là gì? Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc mẹ cần biết – Công Ty Nam Nguyên Dược

Catnap là gì? Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc mẹ cần biết

Catnap là những giấc ngủ ngày rất ngắn, thường là chỉ kéo dài dưới 45 phút. Nhưng riêng với team EASY, thì CATNAP là từ khóa tiếng Anh bị ghét nhất của mọi group, mọi diễn đàn và mọi nhà. Vậy catnap là gì? Xảy ra khi nào? Làm thế nào để giúp con ngủ ngon, sâu giấc? Mời ba mẹ tham khảo bài viết của phucngocan.com nhé.

1. Catnap là gì?

Trong Easy, Nap dùng để gọi một giấc ngủ ngắn vào ban ngày của bé. Một nap lý tưởng nhất là nên kéo dài từ 1,5-2 tiếng. Tuy nhiên, vì lý do về não bộ nên trẻ chưa biết cách chuyển giấc, nối giấc. Con thường ngủ không sâu, ngủ ngắn (30-45 phút là dậy khóc) và không ngủ được tiếp (không chuyển giấc, nối giấc được). Hiện tượng này gọi chung là catnap.

2. Giấc ngủ ngày quá ngắn

Với các em bé được theo easy ngay từ đầu thì các giấc ngủ ngày cực ngắn thường xuất hiện khi bé ở mốc 6 tuần là mốc bé cần thay đổi lịch sinh hoạt lần đầu tiên từ easy 3 sang easy 3,5.

Giấc ngủ ngày ngắn và (hoặc) đêm dậy nhiều lần là tín hiệu rõ nhất của sự thiếu phù hợp về nếp sinh hoạt so với sự phát triển tinh thần, thể chất cũng như lứa tuổi của bé.

Một em bé 6 tuần tuổi có khả năng nhận biết nhiều hơn, khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn và kỹ năng điều chỉnh với môi trường cũng lâu hơn so với một em bé mới tròn 1 tuần tuổi. Khi đó nếu chỉ để bé thức một khoảng thời gian thức quá ngắn như ở easy 3 (45-60 phút) thì các mẹ sẽ thấy con vẫn ngủ được nhưng sẽ không chuyển tiếp giấc ngủ sau chu kì ngủ REM đầu tiên. Nhiều bé tỉnh dậy sau 20 phút, 30 phút (phổ biến) hoặc 45 phút (hãy đọc lại về Khoa học giấc ngủ).

Thời điểm chuyển dịch Easy thực tế là thời điểm mẹ nên kéo dài thời gian thức cho bé, để bé được thức lâu hơn đủ để đảm bảo một giấc ngủ ngày có chất lượng.

Vì thời gian thức dài hơn, thời gian ngủ không đổi là 1,5-2h, do đó khoảng cách giữa các bữa ăn tăng lên tương ứng với sự tăng lên của thời gian thức: Khi thời gian thức là 1,5h thì tương ứng easy 3,5 mà khi thời gian thức là 2h thì tương ứng với easy 4. 

3. Nguyên nhân giấc ngủ ngày quá ngắn

Thời gian thức quá ngắn, con không đủ mệt

Khi bé lớn lên thì thời gian thức càng ngày càng dài ra. Theo quan sát thì mỗi tuần con lớn lên sẽ tương ứng với khả năng thức lâu thêm 5-10 phút trong từng các chu kì easy. Vì thế bé 8 tuần nếu chỉ thức thời gian quá ngắn, chưa đủ mệt và trùng hợp với việc rơi vào tuần cáu kỉnh thì hiện tượng ngủ cực ngắn là rất phổ biến.

Lúc này mẹ chủ động tăng thời gian thức cho con từ 1,5h (theo easy 3,5) lên 2h (theo easy4). Việc giãn thời gian cần tiến hành từ từ, trì hoãn mỗi ngày một ít cho đến khi bé sẵn sàng thức lâu hơn.

Xem thêm: TOP những kênh truyền hình giúp con phát triển toàn diện

Thời gian thức quá dài, con bị quá mệt

Trường hợp này thường xảy ra rải rác với các bé theo EASY nhưng bị đưa ra khỏi môi trường sinh hoạt thông thường. Ngược lại với trường hợp trên, với các bé bị thức quá lâu hoặc môi trường ngủ không đảm bảo cũng có thể dẫn đến ngủ quá ngắn.

Hiện tượng này thường gặp khi mẹ không để ý đến thời gian thức cho con, và để con bị quá giấc mới cho ngủ, hoặc khi bé đi du lịch cùng gia đình môi trường không quen thuộc làm bé khó ngủ hơn. Khi chuyển giấc giữa các chu kì, nhiều bé được ngồi xe đẩy hay ghế ô tô sẽ giật mình tỉnh giấc.

Cách xử lí cho trường hợp này là việc làm dịu lại tác động môi trường lạ, cắt ngắn thời gian thức, phủ khăn tối lên xe đẩy nếu bé đi du lịch và lên kế hoạch để bé ít bị di chuyển khi đến giờ ngủ của con. Đôi khi, trong các trường hợp đi du lịch, nhiều gia đình đành chấp nhận cảnh bé ngủ cực ngắn để không làm hỏng chuyến đi.

Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lí

Đây là trường hợp các bé quen dạ ăn các bữa ăn quá gần nhau, như một phản xạ có điều kiện chỉ cách một khoảng thời gian ngắn là lại muốn ăn, và mỗi lần lại ăn rất ít, ăn không no hay còn gọi là ăn vặt.

Catnap

Khoảng cách các bữa ăn hợp lý sẽ dẫn đến catnap

Hiện tượng này thường gặp ở các bé không theo easy, hoặc dù mẹ cho bé thức 2h nhưng lại vẫn cho ăn cách 3h một lần, do đó bé chỉ ngủ 1h là dậy và quen đòi ăn. Cách xử lí cho trường hợp này là khi bé dậy sớm hơn 2h, thay vì cho bé ăn ngay, hãy giúp bé ngủ lại đủ và giãn tối đa thời gian giữa 2 bữa ăn cho gần đến mốc 4h.

Giai đoạn phát triển tinh thần

Đây là những giai đoạn mà não bộ bé nhân bản tế bào nhanh chóng, bé học những kĩ năng cơ bản nhất của động vật, những kĩ năng cử động cử động bản năng: lẫy, ngồi, trườn. Việc học này diễn ra trong giai đoạn ngủ vô thức của bé, do đó cha mẹ quan sát sẽ thấy ngay cả con ngủ con vẫn học cách lẫy, trườn.

Và chính nhưng việc "học tập” vô thức này làm bé trằn trọc nhiều. Đôi khi bé không dậy nhưng mẹ hiểu nhầm và can thiệp sớm, bé bị làm phiền. Có những lần khác bé thực sự dậy do những giai đoạn ngủ REM quá mãnh liệt và làm bé tỉnh giấc.

Rất tiếc, với những giai đoạn này thì không có cách khắc phục: đây là quy luật phát triển tự nhiên của bé, cha mẹ học cách chấp nhận và kiên trì chờ thời gian này qua đi.

Hãy cố gắng đi sát với EASY 4 đồng thời thực hiện nhất quán trình tự đi ngủ nhiều nhất có thể, ít nhất khi những điều khác thay đổi nhưng cha mẹ vẫn ổn định thì con sẽ tự tin và có chỗ dựa để từ điều chỉnh phù hợp theo.

Bé chưa biết tự ngủ

Khi bé cần một hỗ trợ từ ti mẹ hay việc bế ru để đưa mình vào giấc ngủ, hãy tưởng tượng khi con chuyển giấc sau mỗi 20 phút, con mở mắt, cựa mình và chợt nhận ra mình không có ti "gây mê', hay không còn nằm trong vòng tay mẹ ru nữa, con sẽ như thế nào? Để con ngủ lại, con cần những điều kiện như trước: ti, hay vòng tay mẹ ru.

Con sẽ khóc và chờ những điều kiện đó quay lại. Và đương nhiên có cảm giác mình đang bị ở nơi xa lạ và không quen thuộc. "Mình mới nhắm mắt lại có một tẹo mà đã thấy mọi chuyện thay đổi thế này rồi!". Bé còn quá nhỏ để hiểu được sự khác biệt đó. Con cảm thấy trạng thái này là một sự thay đổi so với trước khi nhắm mắt. Con phản đối và bé sẽ khóc.

Ngược lại, với một em bé khi nhắm mắt bước vào giấc ngủ con biết mình đang nằm trên giường của chính mình, cũng chiếc gối này, vẫn ngón tay này mình mút thì khi chuyển giấc, con mở mắt và thấy mọi thứ vẫn còn đây. Y nguyên như lúc trước khi mình nhắm mắt ngủ: Con tự tin và có thể trằn trọc một chút, nhưng không lạ lẫm và không bị sốc, con tự ngủ lại. Và hoàn thành một chu kì ngủ bình thường của mình.

Khi nếp sinh hoạt không còn phù hợp với lứa tuổi

Bé bị ngủ thiếu thời gian trong mỗi nap và mẹ áp dụng cho con "ngủ bù" dẫn đến hiện tượng số lượng nap của bé quá nhiều và không phù hợp với độ tuổi. Một ví dụ điển hình là em bé theo easy 4, giả sử em bé thức được đủ 2h và mẹ đặt em bé ngủ.

Và con, vì một lí do nào đó ngủ rất ngắn, tỉnh dậy sau 45 phút và theo mẹ thì "con tỉnh như sáo" và "không có vẻ muốn ngủ tiếp". Sai lầm lúc này của là mẹ cho con ra và hoàn toàn bối rối vì con không đói thì không biết cho nên cho con ăn hay không, và tính thời gian thức như thế nào.

Catnap

Nếp sinh hoạt của trẻ không còn phù hợp lứa tuổi

Sang đến khoảng thời gian tiếp theo, con tiếp tục lại thức 2h và ngủ ngắn 30'. Và ngày kéo dài như thế, số lượng các giấc ngày lên đến 4-5 giấc. Và đây chính là nguyên nhân trì trệ và khó chữa nhất của việc ngủ ngắn: con liên tục được ngủ bù những giấc ngủ kém chất lượng (một giấc ngủ dưới 45 phút không có ý nghĩa nghỉ ngơi, và đương nhiên 4 giấc ngủ 30 không mang có chất phục hồi như một giấc ngủ chất lượng dài 2h).

Một vòng luẩn quẩn của ngủ vặt, ăn kém chất lượng, và bé mệt nhoài, dậy đêm kéo theo ngủ đêm kém chất lượng lại hình thành.

Lúc này bé cần một cú huých; một cái đấy từ nhu cầu ngủ từ bên trong để có thể bắt đầu quay lại ngủ ngày tốt, và việc này được thực hiện tương tự như cách Tracy Hogg áp dụng thiết lập EASY lần đầu với các bé chưa bao giờ biết đến nhịp sinh hoạt EASY.

Xem thêm: Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ - Chứng bệnh nguy hiểm ba mẹ cần biết

4. Ảnh hưởng của catnap

Điều này là tương đối phổ biến trong thế giới các bé sơ sinh, đặc biệt các bé ăn không hiệu quả hoặc thiếu ngủ, hoặc đầy hơi hoặc sự kết hợp của các nguyên nhân trên. Dưới đây Chũn sẽ liệt kê các nguyên nhân có thể khiến bé ngủ như chuồn chuồn đạp nước và các khắc phục.

Bé đói

Đương nhiên, đói sẽ làm bé rất khó ngủ. Việc bé ăn không hiệu quả được đánh giá thông qua các bữa ăn quá gần nhau, bé ăn vặt, bé sai khớp ngậm hoặc sử dụng núm bình không hỗ trợ bé trong việc ăn hiệu quả.

Với các bé ti mẹ hoàn toàn, việc đúng khớp ngậm và tư thế bú thoải mái, mẹ đủ sữa là chìa khóa đầu tiên và tiên quyết nhất để đảm bảo bé ăn no, không đầy hơi và do đó có đủ năng lượng để có thể trải qua khoảng thời gian thức và một giấc ngủ đủ dài, có chất lượng.

Với các bé ti bình, loại bình – tốc độ chảy của núm và tư thế bé ăn cũng đóng góp rất lớn vào chất lượng giấc ngủ của con. Ngoài ra, cha mẹ cho con ti bình cũng cần lưu ý để khi bé ăn no nhả núm thì trong bình vẫn CÒN THỪA SỮA, điều này để đảm bảo bé ăn no chứ không phải ngừng ăn do thiếu sữa/hết sữa.

Khi các bữa ăn quá gần nhau, hay con gọi là ti vặt, vô hình chung cũng tạo thói quen là bé ăn sau những quãng ngắn của ngày, do đó nhiều bé cứ 1-2h phải ăn một lần và sẽ không có giấc ngủ nào dài quá 2h mà không dậy đòi ăn. Tùy theo lứa tuổi và cân nặng mà khả năng tích trữ năng lượng của các bé là khác nhau, và khi ăn no các bé có thể giữ khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 3-4h, lúc này bé mới không bị những cơn đói hay thói quen ăn vặt hoành hành làm gián đoạn giấc ngủ.

Một số mẹ cho bé ăn ngay khi ngủ, với hy vọng con ăn no hơn trước khi vào giấc. Tuy nhiên đều này lại dẫn đến nguyên nhân tỉnh giấc số 3 và số 5 mà Chũn tôi sẽ giải thích ngay dưới đây. Các mẹ cùng đọc tiếp nhé.

Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là tập đúng khớp ngậm, chọn bình – núm giúp con ăn hiệu quả, duy trì thói quen ăn cách bữa với khoảng cách phù hợp với tuổi của bé (3-4h)

Bé bị quá mệt – hay chưa đủ mệt: sai thời gian thức

Khi các bé bị quá giấc, thường ở giai đoạn thứ 4 của chu kì ngủ 5 giai đoạn của trẻ sẽ bị gián đoạn. Khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giai đoạn ngủ nông và REM kế tiếp, do bé bị mệt nên quá trình chuyển giấc không thực hiện nhịp nhàng, não bị ức chế và do đó con tỉnh giấc, ngái ngủ, muốn ngủ tiếp mà không thể nào chuyển sang được giai đoạn 1 của chu kì tiếp theo. Đây là hiện tượng phổ biển của các bé bị thời gian thức quá dài, quá mệt.

Ngược lại, với thời gian thức quá ngắn, bé chưa đủ mệt để ngủ và nối tiếp các giai đoạn ngủ một cách nhịp nhàng, bé thưởng tình dậy ở mốc 45 phút, khi kết thúc hết một chu kì ngủ.

Ngưỡng buồn ngủ của con sẽ đến theo chu kì, và chu kì thứ nhất đến sau 45′, chu kì thứ 2 lại sau 45′ và sau đó là mỗi 30′ có một ngưỡng buồn ngủ. Do đó nhiều mẹ thấy con mới thức được 45 phút đã quấy nhặng lên và đòi ngủ, nhưng lại ngủ rất không ngon…

Với trẻ 8-9w, sự phát triển thần kinh cho phép con thức 2-3 chu kì = 1h30-2h thức thì mới đi ngủ. Nếu cho ngủ sớm, khi con chưa đủ mệt thì con ngủ rất ngắn và điều này sẽ khó khắc phục HƠN NHIỀU so với giữ con thức. Một số bé có thể vẫn ngủ đủ 2h nhưng thời gian thức ngắn quá dẫn đến con thức đêm, dậy đêm nhiều lần. Đó là lí do con cần thức một khoảng thời gian ứng với sự phát triển về tinh thần của trẻ, thì mới có thể ngủ ngày một giấc có chất lượng được.

Giải pháp với các bé catnap do nguyên nhân này là đi tìm waketime tối ưu. (Bạn xem thêm lịch sinh hoạt phù hợp với giai đoạn – lứa tuổi của bé trên app hoặc trong sách).

Xem thêm:

Bé đau đớn do bị đầy hơi

Ngoài nguyên nhân đói rỗng bụng không ngủ nổi thì đầy bụng, đau bụng cũng làm các bé thức giấc quá sớm, hoặc không thể vào giấc nổi.

Kể cả khi mẹ có biết cách ợ hơi đúng, thì mẹ cũng cần nhớ rằng, quá trình tiêu hóa thức ăn của bé là quá trình mà enzyme dạ dày có phản ứng với thức ăn và luôn tạo ra khí gas, do đó gas hoàn toàn không thể triệt tiêu hết được.

Còn nếu bạn chưa biết cách ợ hơi ư? Chũn tôi có một tin buồn cho bạn, đó là không những con đau bụng khi thức, khi ngủ mà còn đau khi ăn và khi ị nữa. Đầy hơi đau bụng là nguyên nhân khổ sở nhưng phổ biến nhất ở các em bé sơ sinh, những con người bé nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là Ợ HƠI ĐÚNG – Ợ HƠI THẬT KĨ – WINDDOWN và kể cả khi tỉnh giấc và nghi ngờ con bị đầy hơi, mẹ có thể ợ hơi kĩ để giải thoát cơn đau có bé trước khi đặt con lại vào môi trường ngủ, mẹ nhé.

Môi trường ngủ – điều kiện ngủ không hoàn hảo

Như đã nói ở trên, 6 tuần đầu sau sinh con được thừa hưởng melatonin từ mẹ nên con có thể ngủ mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện ánh sáng và kể cả giật mình người bay lên mây con vẫn có thể ngủ ngon.

Từ 6 tuần, bé sẽ phải tự thân đưa mình vào giấc ngủ nhiều hơn, cơ thể phải tự vận hành, não sẽ tiết melatonin để giúp bé buồn ngủ và ngủ ngon. Lúc này các yếu tố môi trường lại đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ của con.

Melatonin là hormone mà não tiết ra khi cơ thể bé trong môi trường tối và nhiệt độ dễ chịu (trong khoảng từ 19-24 độ C). Ở 6 tuần tuổi, nhiều bé đã bắt đầu nhìn thấy ánh sáng, và có thể nhìn xa hơn: 40-60cm; do đó nếu môi trường ngủ không đủ tối, hay có nhiều yếu tố làm phân tán, con có thể nhìn ngắm cả buổi mà không đi vào giấc ngủ được.

Catnap

Môi trường ngủ không tốt dẫn đến catnap

Ngoài ra, khi cơ thể bị nóng thì tại chu kì REM, não sẽ đưa tín hiệu nguy hiểm – tăng thải nhiệt – tăng nhịp tim với cơ thể, và làm bé tỉnh giấc.

Tiếng ồn ban ngày cũng có thể làm tác nhân làm bé tỉnh giấc, đó có thể là tiếng xe máy, tiếng nồi niêu, tiếng mẹ nói cười hay quét dọn. Tại mốc 6 tuần, dịch ối trong tai của bé cũng khô dần, do đó bé có thể cảm nhận tốt hơn về âm thanh và có thể nghe thấy cả những tiếng động nhỏ nhất và tỉnh giấc nếu trong giai đoạn REM/ngủ nông.

Ở giai đoạn này, phản xạ Morro vẫn con đang hiện hữu và thậm chí còn phát tác khá mạnh, kết hợp với thiếu hormone ngủ ngon nên việc giật mình này làm bé hoàn toàn tỉnh giấc và những cú phản xạ tự nhiên này gián đoạn và cắt ngắn những giấc ngủ ngày của bé liên tục. Do đó hiện tượng thường thấy là con giật mình, đập tay vào mặt, tỉnh giấc, khóc và không tài nào vào lại giấc được nữa

Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là duy trì môi trường ngủ của con thật tối, với nhiệt độ lí tưởng 19-22 độ, con được quấn và dùng whitenoise để xóa tiếng ồn.

Bé không có khả năng vào giấc – chuyển giấc do ngủ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại lai.

Quay lại với một số mẹ tìm cách cho ăn để ngủ ở nhóm nguyên nhân số 1, với ý đồ là bé sẽ ăn no hơn để ngủ lâu hơn. Và đây cũng là cách phổ biến mà rất nhiều mẹ đang làm.

Cách làm này sẽ ổn nếu con ăn xong con được ợ hơi thật kĩ, thậm chỉ có thể hơi tỉnh lại và được đặt vào môi trường ngủ khi vẫn còn chưa ngủ hẳn. Đây chính là cách mà các bà mẹ EASY thực hành với bữa ăn cuối cùng của ngày, trước khi bước vào giấc đêm.

Cách này sẽ không ổn nếu chưa ăn đủ no bé đã ngủ tít, nhất là với các ông con chỉ bú mỗi bầu sữa đầu đầy oxytocin, sau đó được mẹ đặt luôn mà không được Ợ HƠI KĨ và ngủ tít như thể bị hôn mê. Nhưng, lại một chữ NHƯNG rất to, khi hết tác dụng của oxytocin này hay khi hơi gas đẩy lên thì boss lại dậy gào trong cáu kỉnh và đau đớn. Và với các boss không biết đi vào giấc ngủ, kể cả ngủ tốt và không bị đầy hơi quấy rầy thì đến lúc chuyển giấc lại cần cái ti/cái bình thân thương ấy để dỗ ngủ. Hậu quả là ngày ăn 10 bữa, không bữa nào ăn no hay ăn ra hồn, đêm cũng dậy ngần ấy lần vì cứ chuyển giấc là cần ti. Những người anh hùng ngậm ti cả đêm thì không thể ngủ tốt, ngủ trọn giấc nên càng quấy cả ngày và đêm. Ăn không hiệu quả kèm ngủ không hiệu quả, hậu quả là chậm tăng cân và quấy khóc đến nỗi bao lần đốt vía vẫn không ngoan hơn.

Một nhóm các bé khác có thể không cần dùng ti mà chỉ cần bế hoặc ru là cũng ngủ, nhưng mỗi lần đặt là như đặt bom và 30 phút sau tỉnh dậy, bé lại cần chính bàn tay ấy, lời ru ấy làm mồi để con chuyển giấc sang chu kì ngủ mới. Đó là các em bé không biết tự ngủ.

Xem thêm: Những bí quyết giúp bố mẹ kết nối với con hiệu quả nhất

Bé vào wonder week – Bé ốm

Chu kì ngủ của các bé sơ sinh là 30-40 phút, vào các chu kì ngủ động – ngủ nông – rem, nếu cơ thể có tín hiệu bất thường thì não sẽ đưa tín hiệu báo động và làm con tỉnh giấc.

Vì thế, khi ngạt mũi, đau ốm hay khi vào ww con đang miệt mài học kĩ năng thì chu lì REM của bé thường xuyên bị gián đoạn, và đây cũng là nguyên nhân gây catnap cho bé.

Nhóm nguyên nhân này không có giải pháp, cha mẹ theo nhu cầu con hoặc hỗ trợ giúp bé chuyển giấc qua những giai đoạn phát triển hoặc gặp khó khăn này.

Sự phát triển của chu kì ngủ chưa hoàn thiện

Mỗi chu kì ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 30-45 phút bao gồm 20 phút đầu là ngủ nông, tiếp đó là 10 phút ngủ sâu và sau đó lại tiếp nối bằng 15 phút ngủ nông trước khi chuyển tiếp sang chu kì ngủ tiếp theo.

Cũng cần ghi nhớ thêm rằng giai đoạn 8-18w là giai đoạn phát triển nghe nhìn, con tiếp nhận nhiều thông tin quá (nghe thấy âm thanh tốt hơn do dịch ối trong tai khô dần, nhìn xa hơn và nhìn được màu sắc, khuôn mặt, cử chỉ và môi trường), cho nên khi vào chu kì REM con được học ghi nhớ nhưng thông tin này, não quá tải và làm cho REM rất mạnh, đẩy con ra khỏi giấc ngủ nên con không nối giấc được.

Với các bé chưa thể điều tiết melatonin hay đang ở những giai đoạn nhạy cảm này của quá trình phát triển não bộ thì catnap là không thể tránh được và giải pháp là KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP.

5. Cú huých từ bên ngoài: Chữa ngủ ngày quá ngắn

Nếu dù đã theo EASY nhưng mẹ cảm thấy mình ở bờ vực của thất bại do con ngủ ngắn cả ngày, mỗi giấc bé chỉ ngủ 30 phút đến 45 phút, và cứ 1h30' con đòi ngủ một lần. Mẹ tiếp tục cho con ngủ bù và con tiếp tục ngủ kém chất lượng…. thì mẹo nhỏ này có thể dành cho bạn:

Hãy đọc kỹ lại lịch sinh hoạt của EASY phù hợp với lứa tuổi của bé, nếu bé trong khoảng từ 8-24 tuần có thể bé sẽ theo EASY 4, mặc khác với các bé biết tự ngủ và nằm trong khoảng 19 tuần trở lên, mẹ có thể cân nhắc áp dụng thẳng EASY 2-3-4.

Catnap

Chữa ngủ ngày quá ngắn

Mẹo Cú Huých nhu cầu ngủ được thực hiện y hệt như việc thiết lập EASY lần đầu cho một bé chưa bao giờ sinh hoạt theo một nếp sinh hoạt nào, tuy nhiên nếu con bạn đã biết những trình tự và thủ tục đi ngủ thì thời gian đi đến thành công sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hãy giả sử độ tuổi bé đang phù hợp với EASY 4 và lịch sinh hoạt của bé bắt đầu ngày mới lúc 7h (nếu con bạn dậy sớm hơn, hay điều chỉnh cộng trừ thời gian cho phù hợp).

Khung EASY thứ nhất

7h: con dậy và con được cho ăn no, nếu con không ăn no, mẹ có thể cân nhắc làm đồng thời cả việc cắt ăn đêm. Sau khi ăn, hãy vệ sinh cá nhân cho bé và thực hiện các hoạt động của ngày.

Bạn sẽ giữ con thức bằng mọi giá đến 8:50' sáng, kể cả đêm trước con không ngủ tốt, hãy nghĩ đến mục tiêu lâu dài, giữ bé thức để có nhiều đêm ngủ ngon sau này hơn.

8:50 bạn thực hiện trình tự đi ngủ cho bé, và cho con vào giường. Mục tiêu là bé tự ngủ ở mốc 9h.

Giả sử ở mốc 9:30 con dậy, thay vì bạn cho con ra khỏi giường, hãy áp dụng phương pháp khuyến khích tự ngủ (PUPD, CIO, CIO có check, No-cry) để bé ngủ lại. Bé sẽ làm việc này cho đến tận 11h. Có thể bé sẽ ngủ lại hoặc không: không sao cả, hãy nhìn đếm mục tiêu lớn hơn trước mắt: khơi gợi nhu cầu nghỉ ngơi lại sức từ bé.

Khung EASY thứ 2 của ngày

11h: dù con mới chợp mắt ngủ lại được, bạn hãy cho con dậy, cho con ăn. Có thể cho con ăn trong bóng tối của môi trường ngủ nếu bạn thấy con có thể ăn tập trung hơn.

Tiếp tục giữ con thức bằng mọi giá đến 12:50 thì làm thủ tục đi ngủ cho con, mục tiêu để con ngủ ở mốc 13h. Nhiều bé ngủ ngắn giấc trước và không ngủ lại được, điều này đồng nghĩa với việc con sẽ phải thức dài hơn 2h, thâm chị hơn 3h.

Đây chính là cú huých thiếu để con có thể điều chỉnh nội tại để ngủ dài ra. Đương nhiên việc ngủ dài ra này có thể không diễn ra ngay mà cần có thời gian (3-5 ngày), nhưng hãy kiên trì các mẹ thân mến ạ.

Hãy giữ con ngủ đến 15h, dù có phải làm các biện pháp kéo dài giấc.

Khung EASY thứ 3 của ngày

15h bạn cho con dậy. Ăn trong phòng tối của môi trường ngủ nếu mẹ thấy con ăn tập trung hơn.

Mẹ sẽ giữ con thức đến 16:50 và làm thủ tục cho con đi ngủ giấc 17h. Giấc ngủ ngày rất ngắn và đôi khi không thành công. Đây là mấu chốt của vấn đề: cho bé thức đủ thời gian trước giấc 3 và thời gian thức trước giấc ngủ đêm.

Nếu bé ngủ, hãy cho bé ngủ 30'. Nếu bé không ngủ, sau 20 phút thử ngủ giấc này mà không thành công, mẹ có thể cho bé ra và chơi thêm 1h30 phút.

30 phút trước thời gian ngủ đêm là lúc mẹ thực hiện thủ tục đi ngủ đêm: tắm – bú – thay quần áo – đọc truyện và gắn kết tình cảm gia đình. Mẹ đặt con đi ngủ lúc 19:00 hoặc 19:15'.

Sau mốc này, nếu con có dậy, mẹ áp dụng các phương pháp khuyến khích tự ngủ giúp con ngủ lại thay vì đưa con ra môi trường bên ngoài. Nên nhớ, trước đây bé theo chu kì easy 3 mỗi ngày bé có 4 giấc, vì thế do có thói quen nhiều bé hiểu lầm rằng giấc ngủ đêm chỉ là giấc ngủ thứ 4 của ngày như trước kia.

Và chính là cha mẹ cần là người đưa tín hiệu cho con rằng giờ ngủ đêm đã đến: bằng cách không giao tiếp và không đưa bé ra ngoài, tạo thêm một khoảng thời gian thức THỪA sau khi đã đặt con ngủ đêm.

Điểm này hết sức quan trọng để con hiểu tín hiệu ngủ đêm, không dậy gào học vì tưởng nhầm một giấc ngủ ngày như cũ và là nền tảng để chữa chứng ngủ ngắn vào ban ngày.

Thời điểm chuyển giao này rất khó khăn, chúng tôi cũng đã từng trải qua và chúng tôi hiểu cảm xúc của cha mẹ lúc này, hãy yên tâm và cho con thời gian. Mọi chuyện sẽ qua và sẽ theo hướng tốt đẹp hơn.

Bé có thể được ăn đêm một bữa lúc 11h đêm nếu mẹ thấy cần thiết và sáng hôm sau ăn tốt.

Đêm gần sáng: Đây cũng là một thời khắc mong manh và nhạy cảm do lúc này các chu kì REM dày đặc nên bé có thể trằn trọc và khó ngủ hơn. Nhiều bé dậy lúc 4h sang và gào khóc, nhiều bé có thể muộn hơn lúc 5h. Dù làm gì đi chăng nữa, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp khuyến khích con tự ngủ lại mà KHÔNG CẦN ĂN.

Bởi ăn lúc này sẽ tạo thành một khung EASY sớm hơn, bắt đầu ngày mới của con trước 5h sáng và giấc ngủ ngày số 1 quá sớm (trước 6h sáng - vì gần sán nếu con thức, ăn và đi ngủ lại thì khi đi ngủ lại này được tính là nap chứ không còn là giấc đêm nữa - dẫn đến hiện tượng thừa nap).

Catnap

Khung EASY thứ 3 của ngày

Việc cho ăn lúc này sẽ làm THỪA ra một chu kì EASY, làm con mệt hơn và có thể bắt đầu ngủ đêm từ 4-5h chiều – là quá sớm – và là nguyên nhân của chứng dậy sớm mãi mà không khắc phục được.

Một nguyên nhân khác là khi cha mẹ cho ăn lúc này, 7h sáng khi cha mẹ muốn con ăn bữa đầu ngày, do các bữa con ăn không gần nhau, con sẽ ăn không hiệu quả ở E1 đẫn đến ăn vặt và ngủ vặt của cả ngày tiếp đó.

Vì thế, trong trường hợp con ậm ọe từ sớm hãy kiên nhẫn chờ đến ít nhất 6h sáng mới cho con ăn, bắt đầu ngày mới: giữ con thức từ đó đến sớm nhất 8h sáng mới cho ngủ giấc ngày thứ 1 và hãy ghi chép ngày mới này theo chu kì ngủ 6am-6pm chứ không phải 7am-7pm như chu kì mẫu.

Điều chỉnh các giờ ngủ các giấc ngày đêm phù hợp cho con, đến khi con có thể ngủ tốt hơn vào ngày và đêm để có thể điều chỉnh về lịch mẫu (nếu cha mẹ thấy cần – nhiều em bé sinh hoạt rất tốt ở chu kì tự nhiên 6am-6pm).

Hãy nhớ bé theo EASY4 không ngủ quá 3 giấc mỗi ngày và không nên cho bé ngủ bù quá 2h/giấc vào ban ngày, tránh hiện tượng ngủ ngày đánh cắp thời lượng giấc ngủ đêm.

6. Chữa catnap theo nhóm tuổi

  • Với nhóm 0-6 tuần, catnap có thể khắc phuc qua ăn hiệu quả, ợ hơi thật kĩ và thiết lập môi trường ngủ lí tưởng
  • Với nhóm 6-16 tuần, catnap có thể khắc phục qua ăn hiệu quả, ợ hơi kĩ, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp (cú huých cứng nhắc trong 5 ngày), hướng dẫn tự ngủ với 4S5S + nút chờ.
  • Với nhóm trên 16 tuần catnap có thể khắc phục qua cắt ăn đêm, cho ăn ngày hiệu quả, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp và hướng dẫn tự ngủ.

Lưu ý: Vào khủng hoảng ngủ, thì việc ngủ là cực kì hên xui và thường xui nhiều hơn hên nên catnap là thực tế của cuộc sống.

7. Những phương pháp chữa catnap

Sử dụng nút chờ

Tức là khi bé tỉnh giấc và khóc hãy cho bé thời gian để tự trấn an, mẹ đừng vội vào phòng can thiệp ngay. Thời gian chờ có thể 3 – 5m hoặc lâu hơn, tùy vào mức độ chịu đựng của mẹ.

Đánh thức để ngủ

Vào phòng bé trước thời điểm bé tỉnh giấc (vào phút 30m), vỗ nhẹ nhàng cho tới khi con thả lỏng người (mất khoảng 15 – 20m).

Whitenoise

Hãy bật whitenose từ khi bé bắt đầu ngủ đế khi bé kết thúc NAP.

Ti giả

Có thể có bé sẽ không hợp tác, hoặc không hợp tác ngay. Khi bé khóc, hãy vào phòng đặt ti giả vào miệng bé, mẹ hãy giữ ti giả cho bé đến khi bé ngủ lại được.

Cry it out – CIO

Khi con tỉnh dậy và khóc, hãy để con khóc, bố mẹ hãy đứng ngoài phòng để theo dõi con, hỗ trợ con nếu cần thiết (nôn trớ, khóc quá to).

Catnap

Hãy để con khóc

Nếu bé vẫn khóc đến 1.5h, hãy kết thúc NAP vào lúc này. Nếu bé có thể ngủ lại vào trước đấy, thì để bé ngủ đến hết NAP (2h – 2h15m). Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm lý 

Trên đây là bài viết chia sẻ về Catnap và giúp trẻ ngủ sâuphucngocan.com đã tổng hợp. Hy vọng các mẹ hiểu rõ và áp dụng thật thành công để giúp bé khỏe mạnh nhé.

Xem thêm các bài viết sau:

Tư vấn nhanh