Bí quyết giúp bé thích đến trường - Cách giúp trẻ thích nghi với trường lớp
Bé nhà bạn luôn tìm ra những lý do trên trời để trì hoãn hoặc không phải đến lớp vào mỗi sáng, nào là con đau bụng, con mệt, con ở nhà với ông bà vui hơn, vì sao con phải đến lớp ….. thậm chí khóc lóc, ăn vạ… mục đich là được ở nhà. Vậy thì cha mẹ cần phải chuẩn bị gì cho mình để ứng phó với các trường hợp này? Làm thế nào để con thích thú đến trường mỗi ngày? Hãy tham khảo bài viết sau đây của phucngocan.com nhé.
Vì sao trẻ lại sợ đến trường?
Bắt đầu từ 3 tuổi, trẻ đã có thể đi học mẫu giáo. Đây chính là trường học đầu tiên trong đời trẻ nên những dấu ấn về trường học, về cô giáo, bạn bè trong giai đoạn này rất quan trọng bởi đó là ấn tượng sâu sắc ghim vào trong tâm trí của trẻ.
Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sợ đến trường? Có lẽ bố mẹ cũng sẽ chủ quan cho rằng do môi trường mới nên con sẽ lo lắng mà không dám đi học nhưng thực ra, nguyên nhân khách quan nhất lại đến từ phía gia đình, từ chính bố mẹ. Trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng, nếu như không có tác động gì thì sẽ chẳng bao giờ sợ hãi, nhút nhát, e dè về cái gì. Nếu nỗi sợ hãi cứ luôn thường trực trong lòng đứa trẻ cũng là do cách giáo dục của cha mẹ.
Nhiều gia đình thường có xu hướng dạy con bằng lời lẽ dọa nạt, la mắng, hễ con sai hay vì điều gì đó mà không vừa ý bố mẹ sẽ bị mắng ngay tức khắc, thậm chí trong lúc nóng giận cha mẹ còn vung tay đánh con. Chính điều này sẽ làm cho đứa trẻ hoảng sợ, hoảng hốt và có cảm giác xa cách với bố mẹ. Việc to tiếng cũng làm cho trẻ ám ảnh về sau, sẽ sợ hãi mỗi lần nghe tiếng cãi vã, tiếng nói to ở đâu đó. Vậy thì với một đứa trẻ cứ trong trạng thái sợ hãi, lo lắng vì sợ bị mắng, bị đánh thì khi bắt đầu vào môi trường mới sẽ như thế nào? Nỗi sợ ấy lại dấy lên và điều hiển nhiên là trẻ sẽ sợ đến trường.
Vì sao trẻ lại sợ đến trường
Đến trường học, điều khiến trẻ lo lắng chính là thầy cô giáo, bạn bè. Nếu thầy cô cũng khó tính, không biết cách kết nối những đứa trẻ với nhau thì đó cũng là nguyên nhân làm cho trẻ không thích đi học. Hoặc những vấn đề như bị bạn bè trêu chọc, chế giễu,… cũng khiến trẻ buồn tủi và không muốn đến trường.
Bố mẹ chính là người thân quan trọng nhất để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đến trường. Để giúp con trong vấn đề này, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân nào khiến con lại không thích đi học như vậy. Muốn tìm hiểu nguyên nhân thì các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện với con, thử đặt ra các câu hỏi và xem con trả lời như thế nào. Thông thường có những nguyên nhân cơ bản như sau:
Do sinh hoạt thất thường ảnh hưởng đến chuyện đi học của trẻ
Ở nhà nhiều nên lối sinh hoạt của trẻ thất thường, trẻ ham chơi, ăn uống thường không điều độ, không có thói quen dậy sớm nên thường khó chịu khi bị đánh thức mỗi sáng để đi học. Bạn nên cho con ngủ sớm, rèn luyện thói quen dậy sớm và lên lịch trình cá nhân để trẻ không bị sao nhãng việc học mà chỉ lo chơi và quan tâm đến việc khác.
Trẻ buồn do thấy cô đơn giữa mọi người
Khi bước vào một môi trường mới, trẻ thường cảm thấy lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và nếu như môi trường ấy không thân thiện thì rất dễ khiến trẻ cảm giác bị cô lập, buồn bã. Nhiều trường hợp trẻ đi học ở trường mẫu giáo vẫn bình thường, vui vẻ nhưng khi chuyển sang học lớp 1 chẳng hạn thì lại thấy lạc lõng, bất an. Gia đình cần tìm cách vỗ về, động viên trẻ vượt qua giai đoạn bắt đầu này. Hãy gợi ý cho con cách giao tiếp, làm quen với mọi người và cho con mang theo đồ chơi yêu thích đến lớp. Như vậy sẽ giúp con thấy tự tin hơn và có cảm giác gần gũi khi có đồ vật yêu thích bên cạnh.
Trẻ bị bạn trêu chọc
Đây là nguyên nhân mà các bậc phụ huynh thường bắt gặp nhất đối với con mình. Cũng là vì trong trường học sẽ có nhiều trẻ với tính cách khác nhau, đôi khi chỉ vì đùa cợt, vui chơi quá đà mà buông lời lẽ khó nghe và với đứa trẻ khi mới vào trường mới sẽ rất dễ bị tổn thương, dần dần sẽ ghét trường lớp và không muốn đến trường. Là bố mẹ, bạn cần chú ý vấn đề này và dạy con cách giải quyết khi không có bố mẹ bên cạnh. Có thể nói chuyện với cô giáo của con về vấn đề này hoặc đến gặp phụ huynh của đứa trẻ kia để giải quyết. Tuyệt đối cần nghiêm cấm trẻ đánh nhau, giành giật đồ với bạn, hay lời lẽ, hành động không đúng. Bởi điều đó sẽ để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đứa trẻ sau này và thậm chí còn khiến trẻ bị cô lập trong trường học.
Xem thêm:
- 15 tiêu chí "vàng" mẹ cần biết khi chọn trường mầm non cho con
- Mách mẹ phương pháp nuôi dạy con khoa học chuẩn nhất
- Mách bố mẹ bí quyết trị chứng lười biếng ở trẻ của chuyên gia
Làm thế nào để con thích thú đến trường?
Giúp con sớm trải nghiệm môi trường mới
Việc cho con trẻ đến trường sớm là điều rất quan trọng để con có cơ hội để làm quen và trải nghiệm với môi trường mới, ngoài khuôn khổ của gia đình. Hiện nay có rất nhiều những trường tư thục, cha mẹ có thể gửi con đến lớp để con làm quen với thầy cô và bạn bè.
Để con thích đến trường hãy giúp con chuẩn bị tốt về mặt tinh thần
Trước khi cho con chính thức đến trường, cha mẹ cần chuẩn bị cho con thật tốt về mặt tinh thần như việc giới thiệu về lớp học, thầy cô, bạn bè và những điều thú vị khi đến lớp.
Chuẩn bị tốt cho con về mặt tinh thần
Nếu có điều kiện cha mẹ nên cùng con tới môi trường mới để con được tiếp xúc và làm quen dần với những người mới, môi trường mới. Khi đưa trẻ đến lớp, cha mẹ cần có sự nói chuyện và dặn dò với con để tạo sự an tâm cho con như: Con đi học với cô ngoan, chiều mẹ về đón con nhé! => Một câu nói tạo sự yên tâm sẽ phần nào trấn an được tâm lý của trẻ.
Tạo cho con thói quen chuẩn bị đồ dùng
Mẹ cho con chuẩn bị ba lô, giầy dép, mũ, khẩu trang => Hình thành cho con ý thức trách nhiệm của bản thân con trong việc chuẩn bị đồ đi học, sự chuẩn bị này sẽ giúp bé có sự hào hứng hơn và tâm thế sẽ vui vẻ đến trường
Không làm xấu hình ảnh cô giáo trong mắt trẻ
Cha mẹ cần lưu ý: Khi ở nhà, nếu trẻ không hợp tác trong việc ăn uống hoặc khi con mè nheo, khóc nhè…tuyệt đối không mang cô giáo ra để dọa nạt trẻ vì làm như thế hình ảnh cô giáo trong con sẽ xấu đi và sẽ gây ra phản ứng ngược lại trẻ sẽ càng không thích đến trường.
Để con thích đến trường hãy tạo động lực cho con
Cha me có thể tạo động lực cho con bằng cách khi đến lớp cần tạo thói quen cho con chào bố mẹ, dơ tay với con hoặc một câu nói chúc con học tập vui vẻ và hào hứng con nhé sau đó cha mẹ chào tạm biệt con. Các câu nói + hành vi tích cực của cha mẹ sẽ ảnh hướng đến tâm lý của trẻ rất lớn và con sẽ thấy được sự an toàn.
Có rất nhiều bé khi đến trường trong giai đoạn đầu sẽ khóc nhiều vì cha mẹ chưa chuẩn bị tâm lý cho con sẵn sàng khi đi lớp. Bởi việc đột ngột thay đổi môi trường của trẻ sẽ làm con có những phản ứng sợ/ khóc đòi bố mẹ khi đến trường.
Tạo động lực cho con
Trước khi cho con đi lớp, cha mẹ có thể tạo cho con dần thói quen xa bố mẹ bằng cách gửi ông bà trong vài ngày để quan sát xem tình hình của con như thế nào khi không có bố mẹ. Tăng cường tổ chức các trò chơi về việc đi học, đến lớp cho con để con làm quen và tò mò hơn với việc đi học. Việc chuẩn bị tâm lý sẵn cho trẻ là điều rất cần thiết nên các cha mẹ đặc biệt là những cha mẹ mới có con đi học mẫu giáo có thể tham khảo.
Xem thêm: Những Cách Đơn Giản Giúp Trẻ Hạ Sổt Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
4 Cách hiệu quả để trẻ đến trường
Cho trẻ đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Trước ngày trẻ đi học từ 5 – 7 ngày, cha mẹ hãy cho trẻ khôi phục giờ ngủ và đánh thức trẻ như những ngày đi học bình thường. Việc làm này nhằm mục đích để trẻ em làm quen với thói quen ở trường, bắt đầu dậy sớm, đi tắm, ăn sáng và đi học.
Nếu trẻ đã quen với việc không ngủ muộn và thức dậy vào buổi sáng, thì chúng sẽ không ngạc nhiên trong ngày đầu tiên đến trường. Trẻ sẽ ngủ đủ giấc và tươi tỉnh hơn khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Cho trẻ làm quen với sách vở
Việc xa rời sách vở quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng làm biếng và buồn ngủ khi nhìn vào sách vở. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian trẻ vẫn đang ở nhà, các cha mẹ hãy cho trẻ đọc các loại sách giáo dục được trang bị hình ảnh hấp dẫn, phong cách viết thoải mái và phù hợp với sở thích, tối trước khi ngủ có thể đọc truyện trong các quyển truyện cổ tích. Điều này sẽ giúp trẻ quen với việc đọc sách, khi đi học lại cũng không cảm thấy sách xa lạ nữa.
Kể cho trẻ nghe các hoạt động hấp dẫn ở trường
Trẻ em thường ham vui và thích các hoạt động cùng bạn bè. Vì vậy, để tạo hứng thú cho việc trẻ quay lại trường, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về các hoạt động sẽ diễn ra ở trường, đặc biệt là các hoạt động mà trẻ thích, để trẻ hình dung ra việc đi học là một điều tuyệt vời vì được gặp lại và chơi đùa cùng bạn bè.
Chuẩn bị dụng cụ học tập mới
Để trẻ có một sự háo hức và tâm trạng mong đợi ngày quay lại trường, cha mẹ có thể mua sắm một số dụng cụ học tập mới mà trẻ thích như văn phòng phẩm, cặp sách hoặc giày dép. Những vật dụng này trẻ chỉ được sử dụng vào ngày đi học lại. Điều này sẽ khiến trẻ vô cùng mong đợi và háo hức quay lại trường.
4 Cách giúp bé thích đi học ngay lần đầu tiên
Lập kế hoạch cho việc tham gia các sự kiện offline về hoạt động xã hội dành cho trẻ hoặc cho bé học thử tại 1 trường mầm non chất lượng nào đó.
Để hòa nhập và phát triển chắc chắn con bạn phải có cơ hội làm quen với những đứa trẻ khác. Nếu bạn không dành thời gian cho bé được “va chạm” với những đứa trẻ khác thì các kỹ năng như chia sẻ, hợp tác sẽ rất khó khăn. Giúp con hòa nhập vào 1 nhóm có các bạn bằng cách cho con tham gia 1 sự kiện ofline nào đó như: 1 buổi biểu diễn hát nhạc, kịch nghệ, học vẽ… hoặc ghi danh cho con bạn vào 1 lớp học kỹ năng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các trường mầm non tổ chức những sự kiện như vậy 1 cách miễn phí, bạn có thể cho con bạn tham gia rất dễ dàng vừa tạo cơ hội cho bé được “ va chạm” với môi trường mầm non, bé vừa được làm quen với môi trường mới vừa được tham gia các trò chơi. Hay đơn giản là bạn hãy cho bé học thử tại 1 trường mầm non nào đó mà bạn cảm thấy tin tưởng và có phương pháp giáo dục hiện đại.
Hãy lựa chọn trường cho con bằng cách quan sát cách cô giáo tương tác với trẻ
Môi trường sư phạm và cơ sở vật chất tốt đúng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ, tuy nhiên, hiện nay các con hầu hết bắt đầu đi học lúc khoảng 18 tháng tuổi, có con sớm hơn (12 tháng tuổi), ở độ tuổi này, điều con cần nhất vẫn là sự quan tâm chăm sóc và tình yêu thương của những người xung quanh. Ngay cả khi con đã lớn hơn, việc con được học một cô giáo tốt và hiểu rõ tính cách của con vẫn quan trọng hơn việc con được gửi ở một ngôi trường hiện đại, tính học phí bằng tiền đô nhưng liên tục thay đổi giáo viên hoặc giáo viên không thực sự chuyên tâm với nghề.
Hãy quan sát cách cô giáo tương tác với trẻ
Vì thế, thay vì để ý xem trường đạt tiêu chuẩn “mấy sao”, có gắn camera trong lớp hay không, khi đến thăm quan, tìm hiểu một ngôi trường, các mẹ hãy quan tâm đến hành xử của các giáo viên và cách họ chăm sóc, đối xử và tương tác với các em bé để quyết định có cho con học ở ngôi trường đó hay không. Trực quan bản năng của các bà mẹ sẽ mách bảo bạn ai sẽ là người sẽ đối xử tốt với con mình.
Hãy cho bé có cảm giác được mong đợi để đi học
Rất hiếm có đứa trẻ nào không lo lắng khi bắt đầu đi trẻ, đừng bao giờ nói với trẻ những câu như “ Không có gì phải sợ cả”, điều đó càng khiến con có cảm giác không an toàn. Thay vào đó, bạn hãy làm dịu nỗi sợ hãi của con bạn bằng các thông tin để con được mong đợi đến trường: “ Con sẽ được đi đâu”, “ Con sẽ được làm gì” và ai sẽ ở trong lớp với con. Trước khi bắt đầu đi học, bạn hãy ghé thăm lớp học của con ít nhất 1 vài lần, tốt nhất là trong giờ học có cô giáo và các bạn tương lai của con bạn ở đó.
Bạn cũng có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện về việc lần đầu đi học của các nhân vật trong truyện tranh giúp bé hào hứng và mong chờ hơn.
Tạo thói quen cho bé bằng nghi thức tạm biệt đầy yêu thương
Nếu đây là lần đầu tiên con bạn ở xa bạn, bé sẽ lo sợ rằng bố mẹ không quay trở lại đón mình, thì bạn hãy tạo cho con 1 thói quen bằng nghi thức chào tạm biệt với những lời lẽ đầy yêu thương như: “ Tạm biệt con yêu, mẹ sẽ quay trở lại sớm để đón con trước khi mặt trời lặn”, bạn hãy làm như thế mỗi lần khi bạn trao bé cho các cô giáo mầm non. Đừng tìm cách trốn con bạn, điều đó chỉ có thể làm cho bé cảm thấy sợ hãi đi học hơn mà thôi. Thay vào đó hãy nói lời tạm biệt, có thể sẽ khiến bé buồn 1 chút nhưng nếu bạn làm nghi thức tạm biệt 1 cách thực tế và tự tin thì chính bản thân bé cũng sẽ làm giống bạn phải không nào?
Trên đây là những lưu ý mà cha mẹ cần thực hiện để giúp trẻ quay lại trường với sự vui vẻ và tránh tình trạng cha mẹ phải la mắng trẻ vào ngày đầu tiên đi học sau một kì nghỉ dài. phucngocan.com chúc các ba mẹ thành công.