Cách sử dụng, ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học – Công Ty Nam Nguyên Dược

Cách sử dụng, ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học  không còn lạ lẫm với các bạn học môn hóa trong chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông nữa. Tuy nhiên để bạn học tốt và nhớ lâu phải cần đến phương pháp học hay. Hôm nay phucngocan.com sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh một số mẹo ghi nhớ tốt bảng tuần hoàn hóa học.

1. Bảng tuần hoàn hóa học?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ông phát minh là bảng để sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hóa học, để nhận biết và có quy luật dễ học hơn. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi mà các nguyên tố dần được phát hiện. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.

Medeleev

Medeleev

Giá trị nòng cốt của bảng tuần hoàn hóa học là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Bảng tuần hoàn hóa học áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học và nó là một phần của phát triển, tiến hóa của nhân loại.

2. Cấu tạo chi tiết của Bảng tuần hoàn hóa học

Tại thời điểm bây giờ, so với phiên bản 113 nguyên tố hóa học. IUPAC đã tiến hành đưa thêm 3 nguyên tố khác chính thức trở thành thành thành phần chính của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố mới có số hiệu nguyên tử là 115, 117, 118. Như vậy, cùng với nguyên tố 114 và 116, bảng tuần hóa các nguyên tố hóa học hiện tại có 1 chu kỳ 7 tương đối hoàn chỉnh. Khi nhìn vào một bảng tuần hoàn hóa học, sẽ có các phần chính được thể hiện như sau:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

2.1. Ô nguyên tố 

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học được biểu diễn hết sức cụ thể và chi tiết thành các ô như hình bên dưới. Mỗi ô gồm các thành phần thông tin như sau: 

Ô nguyên tố

a) Tên nguyên tố 

Tên nguyên tố tức là tên của nguyên tố hóa học được viết theo từ vựng cổ điển của tiếng Latin và Hy Lạp. Các nguyên tố này được phân biệt với nhau bằng số hiệu nguyên tử hoặc số proton có trong hạt nhân của mỗi nguyên tử nguyên tố đó.

b) Ký hiệu hóa học 

Ký hiệu hóa học chính là viết tắt tên của của một nguyên tố. Thông thường ký hiệu hóa học sẽ gồm có từ một đến hai chữ cái trong bảng chữ cái Latin. Chữ cái đầu tiên của ký hiệu hóa học sẽ là chữ cái viết hoa, còn chữ cái còn lại sẽ được viết thường.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

c) Số hiệu nguyên tử 

Số hiệu nguyên tử cho biết số proton của một nguyên tố có trong trong hạt nhân của một nguyên tử. Số này cũng chính là số điện tích hạt nhân (điện tích dương) của nguyên tử nguyên tố đó. Vì số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là duy nhất nên dựa vào số này, bạn có thể dễ dàng xác định được tên của nguyên tố cần tìm. Ngoài ram khi một nguyên tử không tích điện, thì số electron của lớp vỏ sẽ bằng với số hiệu nguyên tử. 

Lưu ý: Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử ( số e= số p= số điện tích hạt nhân)Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

d) Nguyên tử khối trung bình 

Nguyên tử khối trung bình là khối lượng trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó theo một tỷ lệ phần trăm các nguyên tử nhất định.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

e) Độ âm điện 

Độ âm điện của một nguyên tử nguyên tố hóa học là khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó để tạo các liên kết hóa học. Do đó, khi độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó càng lớn thì tính phi kim sẽ càng mạnh và ngược lại, nếu độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính phi kim sẽ nhỏ hay tính kim loại sẽ mạnh.

f) Cấu hình electronBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Cấu hình electron

Cấu hình electron hay còn gọi là cấu hình điện tử, nguyên tử thể hiện sự phân bố các electron có trong lớp vỏ nguyên tử nguyên tố đó ở những trạng thái năng lượng khác nhau.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

2.2. Chu kỳBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

a) Định nghĩa 

Chu kỳ là một dãy các nguyên tố hóa học mà nguyên tử nguyên tố đó có cùng số lớp e được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

b) Phân loại chu kỳ 

Hiện tại bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học gồm có 7 chu kỳ: Chu kỳ 1, 2 và 3 được gọi là chu kỳ nhỏ. Chu kỳ 4,5,6 và 7 được gọi là chu kỳ lớn. Trong đó, chu kỳ 7 vẫn chưa được hoàn thiện.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Trong đó: 

  • Chu kỳ 1: có 2 nguyên tố là Hidro ( Z=1) và Heli (Z=2)

  • Chu kỳ 2: có 8 nguyên tố từ Liti (Z=3) đến Neon (Z=10)

  • Chu kỳ 3: có 8 nguyên tố từ Natri (Z=11) đến Argon (Z=18)

  • Chu kỳ 4: có 18 nguyên tố từ Kali (Z=19) đến Krypton (Z=36)

  • Chu kỳ 5: có 18 nguyên tố từ Rubidi (Z=37) đến Xenon (Z=54)

  • Chu kỳ 6: có 32 nguyên tố từ Xesi (Z=55) đến Ranon (Z=86)

  • Chu kỳ 7: bắt đầu từ nguyên tố Franxi (Z=87) đến nguyên tố Z=110

c) Tính chất chu kỳ 

  • Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố cùng một một chu kỳ sẽ có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự chu kỳ. 
  • Một chu kỳ sẽ bắt đầu từ một kim loại kiềm và kết thúc bằng một nguyên tố khí hiếm. 

  • Hai hàng cuối của bảng tuần hoàn hóa học là hai họ nguyên tố có cấu hình e đặc biệt là : họ Latan gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 6 và họ Actini gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 7.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vnBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

2.3. Nhóm (nguyên tố)Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

a) Định nghĩa 

Nhóm nguyên tố hay còn được viết tắt là nhóm, là tập hợp tất cả các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron tương tự như nhau, do vậy tính chất hóa học của chúng cũng gần như giống nhau. Các nguyên tố như vậy sẽ được xếp thành một cột, và được gọi chung là một nhóm.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Tên nguyên tố

Tên nguyên tố

b) Phân loại nhóm nguyên tố 

Bảng tuần hoàn hóa học được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B (riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột). 

Nhóm A: gồm nguyên tố nhóm s và nguyên tố nhóm p. Các nguyên tố của nhóm này có số tự nhóm bằng với số lớp e ngoài cùng. 

Nhóm B: gồm các nguyên tố nhóm d và nhóm f. Các nguyên tử nguyên tố của các nhóm này thông thường sẽ có cấu hình e ngoài cùng ở dạng (n-1)dxnsy . Khi đó, cách xác định nhóm của các nguyên tố này sẽ được thực hiện như sau:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

  • Trường hợp 1: Tổng (x+y) có giá trị từ 3 đến 7 thì nguyên tử nguyên tố này sẽ thuộc nhóm (x+y)B. 
  • Trường hợp 2: Tổng (x+y) có giá trị từ 8 đến 10 thì nguyên tử nguyên tố sẽ thuộc nhóm VIIIB. 

  • Trường hợp 3: Tổng (x+y) có giá trị lớn hơn 10 thì nguyên tử nguyên tố đó sẽ thuộc nhóm (x+y-10)B.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

c) Các nguyên tố s, p, d, f trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

  • Nguyên tố s: bao gồm những nguyên tố nhóm IA và IIA. Các nguyên tử nguyên tố s sẽ có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm s. 
  • Nguyên tố p: bao gồm những nguyên tố nhóm IIIA đến nhóm VIIIA ( loại trừ Heli). Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố p sẽ được phân bổ vào phân nhóm p. 

  • Nguyên tố d: là các nguyên tố thuộc nhóm B có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm d. 

  • Nguyên tố f: là các nguyên tố thuộc họ Lantan và Actini. Tương tự như các nguyên tố trên, nguyên tố f có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm f.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Nhận xét: Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm sẽ có cùng số electron hóa trị và số thứ tự nhóm (trừ 2 nhóm VIIIB cuối cùng của bảng tuần hoàn)Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Xem thêm:

3. Cách để đọc Bảng tuần hoàn hóa học

3.1. Hiểu về cấu trúc

Bảng tuần hoàn bắt đầu ở phía trên bên trái và kết thúc ở cuối hàng cuối cùng, gần phía dưới bên phải. Bảng có cấu trúc từ trái sang phải theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong một nguyên tử.

  • Không phải hàng hay cột nào cũng chứa đủ các nguyên tố. Mặc dù có thể có khoảng trống ở giữa, nhưng ta vẫn tiếp tục đọc bảng tuần hoàn từ trái sang phải. Ví dụ, hiđro có số hiệu nguyên tử là 1 và nó ở phía trên bên trái. Heli có số hiệu nguyên tử là 2 và nó ở phía trên bên phải.

  • Nguyên tố 57 đến nguyên tố 71 được xếp thành một bảng nhỏ ở dưới cùng bên phải của bảng. Chúng là “các nguyên tố đất hiếm”.

Tìm một “nhóm” nguyên tố trong mỗi cột của bảng tuần hoàn. Chúng ta có 18 cột.

  • Trong một nhóm thì ta đọc từ trên xuống dưới.

  • Số nhóm được đánh ở trên các cột; tuy nhiên, một vài nhóm khác được đánh số ở dưới, như nhóm kim loại.

  • Cách đánh số trên bảng tuần hoàn có thể rất khác nhau. Người ta có thể sử dụng chữ số La Mã (IA), chữ số Ả Rập (1A), hoặc số từ 1 đến 18.

  • Hidro có thể được xếp trong nhóm halogen hay nhóm kim loại kiềm, hoặc cả hai.

Tìm “chu kì” của nguyên tố trong mỗi hàng của bảng tuần hoàn. Chúng ta có 7 chu kì. Trong một chu kỳ thì ta đọc từ trái sang phải.

  • Chu kì được đánh số từ 1 đến 7 ở bên trái của bảng.

  • Chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ trước. Khái niệm lớn ở đây nghĩa là mức năng lượng của nguyên tử tăng dần trên bảng tuần hoàn.

Hiểu cách phân nhóm bổ sung theo kim loại, bán kim loại và phi kim. Màu sắc sẽ thay đổi rất nhiều.

  • Kim loại sẽ được tô cùng một màu. Tuy nhiên, hiđro thường được tô cùng màu với phi kim và được nhóm với phi kim. Kim loại có ánh kim, thường ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện, dẻo và dễ uốn.

  • Phi kim được tô cùng một màu. Chúng là các nguyên tố từ C-6 đến Rn-86, bao gồm H-1 (Hiđro). Phi kim không có ánh kim, không dẫn nhiệt hoặc dẫn điện và không có tính dẻo. Chúng thường ở trạng thái khí ở nhiệt độ phòng và có thể ở trạng thái rắn, khí hoặc lỏng.

  • Bán kim loại/á kim thường được tô màu tím hoặc xanh lá cây, là sự kết hợp của 2 màu khác. Đường chéo trải dài từ nguyên tố B-5 đến At-85 là đường ranh giới. Chúng có một số tính chất của kim loại và một số tính chất của phi kim.

Lưu ý rằng các nguyên tố đôi khi cũng được sắp xếp thành từng họ. Đó là họ kim loại kiềm (1A), kim loại kiềm thổ (2A), halogen (7A), khí hiếm (8A) và cacbon (4A).

  • Họ nguyên tố được đánh theo chữ số La Mã, Ả Rập hay số tiêu chuẩn.

3.2. Đọc ký hiệu hóa học và tên nguyên tố

Đọc ký hiệu hóa học trước. Đó là sự kết hợp của 1 đến 2 chữ cái được sử dụng thống nhất trong các ngôn ngữ.

  • Ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên Latinh của nguyên tố đó hoặc tên thông thường được phổ biến rộng rãi.

  • Trong nhiều trường hợp, ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên tiếng Anh, như trường hợp heli là “He”. Tuy nhiên, đây không phải là quy tắc thống nhất trong hóa học. Ví dụ, sắt (iron) là “Fe”. Vì lý do này, bạn phải ghi nhớ cả ký hiệu hóa học/tên để nhận biết nhanh nguyên tố.

Tìm tên thông thường của nguyên tố. Tên nguyên tố nằm ở dưới ký hiệu hóa học. Nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ của bảng tuần hoàn.

3.3. Đọc số hiệu nguyên tử

Số hiệu nguyên tử

Đọc số hiệu nguyên tử

Đọc bảng tuần hoàn theo số hiệu nguyên tử nằm ở giữa bên trên hoặc ở trên bên trái của mỗi ô nguyên tố. Như đã nói, số hiệu nguyên tử được sắp xếp tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới. Biết được số hiệu nguyên tử là cách nhanh nhất để tìm thêm thông tin về nguyên tố.

Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố.

Việc thêm hoặc bớt proton sẽ tạo ra nguyên tố khác.

Tìm ra số proton trong nguyên tử cũng như tìm được số electron trong nguyên tử đó. Nguyên tử có số electron và số proton bằng nhau.

  • Lưu ý rằng có một ngoại lệ trong quy tắc này. Nếu nguyên tử mất hoặc nhận electron, nó trở thành một ion tích điện.

  • Nếu có dấu cộng bên cạnh ký hiệu hóa học của nguyên tố thì đó là điện tích dương. Nếu là dấu trừ thì đó là điện tích âm.

  • Nếu không có dấu cộng hoặc dấu trừ và bài toán hóa học không liên quan đến ion thì bạn có thể xem số proton bằng với số electron.

3.4. Đọc trọng lượng nguyên tử

Tìm trọng lượng nguyên tử. Đây là con số bên dưới tên nguyên tố.

  • Mặc dù dường như trọng lượng nguyên tử tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Trọng lượng nguyên tử của hầu hết các nguyên tố đều được ghi dưới dạng thập phân. Trọng lượng nguyên tử là tổng trọng lượng của các hạt trong hạt nhân nguyên tử; tuy nhiên, đây là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

Dùng trọng lượng nguyên tử để tìm số nơtron trong nguyên tử. Làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất sẽ được nguyên tử khối. Sau đó, bạn lấy nguyên tử khối trừ đi số proton để có số nơtron.

  • Ví dụ, trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,847, vì vậy nguyên tử khối là 56. Nguyên tử này có 26 proton. 56 (nguyên tử khối) trừ đi 26 (proton) bằng 30. Nghĩa là trong một nguyên tử sắt thường có 30 nơtron.

  • Thay đổi số nơtron trong nguyên tử sẽ tạo thành các đồng vị, là các biến thể của nguyên tử có nguyên tử khối nặng hay nhẹ hơn.

4. Ý nghĩa bảng tuần hoàn hóa học của MendeleevBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Khi xác định được vị trí một nguyên tố, trong bảng tuần hoàn hóa học,chúng ta có thể dễ dàng xác định các thông tin sau:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

  • Thông thường, các nguyên tố nhóm IA, IIA và IIIA (trừ Bo và Hidro) thì có tính kim loại. Trong khi đó, nhóm VA, VIA và VIIA sẽ có tính phi kim (loại trừ Antimon, Bitmut và Poloni). 

  • Khi xác định được vị trí nguyên tố có thể xác định được hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với Oxi và Hidro.

  • Có thể xác định được công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng.

  • Công thức hợp chất với Hidro,...Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Ví dụ: Lưu huỳnh (S) ở vị trí ô số 16 trong bảng tuần hoàn hóa học nên:

  • Lưu huỳnh thuộc nhóm VI, chu kỳ 3 và là phi kim. 
  • Hóa trị cao nhất khi kết hợp với Oxi là 6 và với Hidro là 2. 

  • Công thức Oxit cao nhất của Lưu huỳnh là SO3 và hợp chất với Hidro là H2S. 

  • SO3 là một Oxit axit và axit tương ứng của nó là H2SO4 là một axit mạnh.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Để xác định được các thông tin trên, ta có thể căn cứ vào các mối quan hệ giữa: 

  • Vị trí của nguyên tố và đặc điểm về cấu tạo nguyên tử 
  • Vị trí của nguyên tố và tính chất của nó 

Ngoài ra, khi xác định được vị trí của một nguyên tố, căn cứ vào các quy luật trong chu kỳ và nhóm, có thể tiến hành so sánh các tính chất hóa học của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

5. Cách ghi nhớ Bảng tuần hoàn hóa học

Ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

5.1. Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học

Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học. Trong bảng tuần hoàn hóa học, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố gồm các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

Ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

5.2. In bảng tuần hoàn hóa học ra một bản màu dán để trong cặp

Bạn có thể in hoặc mua một bảng tuần hoàn, bạn sẽ mang đi mọi nơi và học bất cứ khi nào thuận tiện. Hãy in thật nhiều bản và dán những nơi cần thiết trong không gian học. Hãy ghim một tờ note trên bản dán nhiều lúc bạn phải ghi nhớ. Hoặc có thể chụp lại bản chính và để ở nơi bạn dễ quan sát. Thường xuyên mở ra xem để nhớ được lâu hơn. Có thể chia thành các phần nhỏ để học thay vì nhồi nhét quá nhiều nguyên tố.

5.3. Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

Dùng phương pháp ghi nhớ là viết một vài cụm từ, một vài câu giúp bạn nhớ nhanh hơn trong các nguyên tố hóa học. Phương pháp nhớ nhanh và dài nhất là thường xuyên làm bài tập hóa học và tra bảng tuần hoàn hóa học.

Cách nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.

5.4. Làm nhiều các bài tập liên quan

Làm bài tập là một cách làm hữu hiệu giúp bạn nhớ nhanh và lâu các thông tin về bảng tuần hoàn vì cách này yêu cầu bạn cần phải thực hành nhiều lần và vận dụng đầu óc để suy nghĩ.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

5.5. Chia nhóm và sử dụng các mẹo ghi nhớ nhanh 

Trong trường hợp nếu mà bạn cần hoặc mong muốn phải ghi nhớ gấp các thông tin về bảng tuần hoàn, các bạn có thể chia nhỏ các nguyên tố thành các nhóm và đặt tên các nguyên tố đó thành các cụm sao cho dễ nhớ nhất, sau đó học thuộc lòng. Nếu các bạn sợ tốn thời gian, các bạn có thể tham khảo các cách sắp xếp hiện có trên mạng Internet như: 

Nhóm IA: Hai (H), Li (Li), Nào (Na), Không (K), Rót (Rb), Cà (Cs), Fê (Fr). 

Nhóm IIA: Banh (Be), Miệng (Mg), Cá (Ca), Sấu (Sr), Bẻ (Ba), Răng (Ra). 

Nhóm IIIA: Bố (B), Ai (Al), Gáy (Ga), Inh (In), Tai (Ti).

Nhóm IV: Chú (C), Sỉ (Si), Gọi em (Ge), Sang nhắm (Sn), Phở bò (Pb).

Nhóm V: Nhà (N), Phương (P), Ăn (As), Sống (Sb), Bí (Bi). 

Nhóm VI: Ông (O), Say (S), Sỉn (Se), Té (Te), Pò (Po).

Nhóm VII: Phải (F), Chi (Cl), Bé (Br), Yêu (I), Anh (At). 

Nhóm VIII: Hằng (He), Nga (Ne), Ăn (Ar), Khúc (Kr), Xương (Xe), Rồng (Rn).Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa | DBK.vn

Hy vọng với những thông tin trên về Bảng tuần hoàn hóa học sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn để có được phương pháp học tập hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công trong việc học tập của mình. Nếu có thắc mắc vui lòng bình luận ở dưới để được giải đáp.

Xem thêm các bài viết sau:

 

 

Tư vấn nhanh