Cách chế biến rễ đinh lăng sử dụng trong nhiều bài thuốc hay
Cách chế biến rễ đinh lăng sử dụng trong nhiều bài thuốc hay
Cây đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe. Người ta biết đến bộ rễ cây đinh lăng lá nhuyển sau thời gian sinh trưởng sẽ phát triển thành dạng như củ phình to, có thể hái lá hay thu hoạch củ cây đinh lăng để chế biến thành những vị thuốc quý.
Rễ cây Đinh lăng còn dùng để chữa trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, giảm mẫn ngứa. Củ Đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh để chống đau dạ con, làm tăng tiết sữa cho con bú.
Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng, thiếu máu; Vậy nên rễ Đinh Lăng rất tốt cho người suy hược cơ thể, viêm gan mãn tính, liệt dương, yếu sinh lý.
Cách chế biến rễ đinh lăng:
- Ngâm rượu: Sử dụng ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút – 1 tiếng.
+Nguyên liệu ngâm rượu đinh lăng: Chuẩn bị 1kg rễ đinh lăng, 8-10 lít rượu cốt, hạn chế quá nhiều vì đinh lăng có tỉ lệ saponin khá cao nên nếu đặc quá sẽ phản tác dụng, không tốt cho cơ thể khi sử dụng.
+Cách làm rễ đinh lăng dùng để ngâm rượu
Đầu tiên rễ đinh lăng rửa sạch để ráo nước. Nếu bạn muốn ngâm lâu năm thì bạn rửa sạch phần đinh lăng sau đó để ráo trong bóng râm.
Sau đó đem bình để ngâm rửa sạch, tốt nhất là nên dùng loại bình to có dung tích khoảng 12-15 lít cho thoải mái diện tích. sau đó bạn đặt cây đinh lăng vào trong hướng phần rễ xuống dưới cho đẹp rồi từ từ rót rượu vào. Rồi đậy lắp ngâm khoảng 1 tháng sau là chúng ta có thể dùng đc rồi.
Công dụng: Cây đinh lăng ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe và có nhiều lợi ích tốt như có tác dụng trị ho ra máu, chống đau dạ con, chống tắc tia sữa, mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa, ban sởi, kiết lỵ, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chữa đau lưng, mỏi gối tê thấp, tác dụng tốt cho hệ thần kinh và não. Lá dùng để nấu với thịt cá bồi bổ cho sản phụ hoặc người già, người mới ốm dậy. Lá Đinh Lăng phơi khô dùng lót gối hoặc trải giường cho trẻ sơ sinh tránh kinh giật…
Ngoài cách chế biến rễ đinh lăng dùng để ngâm rượu thì đinh lăng còn nhiều cách chế biến khác cũng mang lại công dụng hữu ích trong các bài thuốc như các dạng sau:
- Dạng thuốc bột và thuốc viên: Củ Đinh lăng đã sao tẩm 150 gram tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1 gram. Trộn đều với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50 gram. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 – 4 viên, trước bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng.
- Dạng thuốc hãm (nấu): Củ cây Đinh lăng đã sao tẩm khoảng 10-15 gram hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Hoạt chất trong Củ Đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. Dùng nguyên bộ rễ cây đinh lăng trồng lâu năm rửa sạch ngâm rượu để trưng bày rất đẹp mắt.
Xem thêm: Gặm nướu - Đồ chơi an toàn cho bé ngậm
Lưu ý: Trong rễ cây Đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất Saponin, tuy là chất bổ nhưng không được dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe. Dùng liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy … Rễ cây Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết rất mạnh nên dùng thuốc sắc hoạc rượu thuốc vào buổi sáng hoặc trưa không nên dùng vào buổi tối gây ra hiện tượng khó ngủ.
{{https://www.phucngocan.com/products/muoi-thao-duoc-ngam-chan}}