Mẹ có biết bé bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ là biểu hiện cho điều gì không?
Mẹ có biết bé bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ là biểu hiện cho điều gì không?
Trẻ đổ môi hôi khi ngủ do thời tiết nóng nực là chuyện bình thường, nhưng có những trường hợp bé bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ do những nguyên nhân khác mà mẹ cần phải lưu ý, vì có thể đây là dấu hiệu trẻ đang bị bệnh. Dưới đây là cách phân biệt mồ đổ mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý ở trẻ nhỏ.
-Mồ hôi trộm sinh lý: Do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, đặc biệt khi trẻ nô đùa quá hưng phấn và kích thích thì mồ hôi trộm sẽ tiết ra nhiều hơn nhầm mục đích tỏa nhiệt giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Thông thường ở vị trí đầu và cổ, sẽ diễn ra quá trình tiết mồ hôi nhiều hơn hẵn các vùng khác. Chỉ khoảng sau 30 phút bé ngủ, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và kéo dài khoảng 60 phút là chấm dứt. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.
+ Tuyến mồ hôi cũng có thể bị kích thích hoạt động mạnh hơn khi trong giấc ngủ bé gặp điều sợ hãi. Vì vậy trong khoảng thời gian đó các mẹ nhớ để ý đến con hơn , tránh việc bé quá lo lắng và căng thẳng khi ngủ. Đối với những bé tinh nghịch , thường no đùa nhiều vào ban ngày thì việc ra mồ hôi trộm vào ban đêm chỉ là điều bình thường không có gì đáng lo ngại.
Mồ hôi bệnh lý: xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm).
Nguyên nhân chủ yếu:
- Đối với những cháu bé nhỏ không được bổ sung đầy đủ canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng), hay những bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch bẩm sinh (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi), nghiêm trọng hơn là những trẻ bị rối loạn thần kinh cảm giác… thì mồ hôi trộm bệnh lí sẽ diễn ra với mức độ nguy hại cao hơn.
- Theo khảo sát của các bác sĩ tại các bệnh viện nhi trung ương thì nguyên nhân bé đổ mồ hôi trộm khi ngủ khá phổ biến là do hệ thần kinh thực vật lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.
- Các bé sinh sớm , thiếu cân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân chính trong việc trẻ ra mồ hôi . hệ xương của trẻ chưa phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.
- Việc ủ ấm bé quá cũng khiến bé nóng nực mà ra mồ hôi nhiều. Nhiều bà mẹ hay quấn con quá kỹ trong khăn, trẻ ngủ lại chặn nhiều chăn gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến bé khó chịu.
Cách điều trị cho những bé bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ là:
- Bổ sung đầy đủ vitamin D : các mẹ có thể mua những viên thuốc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, dưới sự hướng dẫn và kê đơn của các bác sĩ. Hay đơn giản hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời vào ban sớm.Hãy để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Nhưng nên lưu ý bắt buộc không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, gọn gàng: cố gắng giữ cho bé luôn trông thoáng mát và sạch sẽ bên cạnh đó tạo một không gian chơi đùa, ăn , ngủ rộng rãi, thông thoáng.
- Bên cạnh đó chúng ta nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trách tình trạng cho bé bỏ bữa hoặc ăn dồn vào buổi sau đó. Đặc biệt hơn cả là phải thường xuyên đưa bé đi khám định kì để có thể phòng ngừa bệnh kịp thời. Nếu có triệu chứng phát bệnh, ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị.
Chúc con bạn luôn khỏe mạnh!
Bình luận
KIẾN THỨC VỀ ĐINH LĂNG
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Ho Nhiều
Vì sao Trẻ bị ho nhiềuTrẻ bị ho nhiều là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến họng và phổiLà phản ứng có điều kiện của cợ thể lập đi lập lại nhiều lầnHo có tác dụng đẩy các chất bài tiết như đờm và những mầm...
Gối lá đinh lăng liệu có thật sự hiệu quả tốt cho giấc ngủ trẻ không?
Gối lá đinh lăng liệu có thật sự hiệu quả tốt cho giấc ngủ trẻ không?Gối lá đinh lăng, rõ ràng khi gõ từ khóa Google tại thời điểm tháng 08/2018 Google sẽ cho ra kết quả “About 628,000 results (0.45 seconds)” chúng ta có thể thấy rằng gối đinh...
Cẩm nang kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh khỏe đó là niềm vui của mẹCuộc hành trình lần đầu làm mẹ Làm mẹ là niềm ước ao là niềm vui và hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ, song lần đầu làm mẹ luôn mang lại sự vụn về với nhiều bỡ ngỡ, cuộc...
Trẻ dưới 1 tuổi có ăn được rau chùm ngây?
Trẻ dưới 1 tuổi có ăn được rau chùm ngây? ...
Cùng tìm hiểu cây đinh lăng có mấy loại?
Cùng tìm hiểu cây đinh lăng có mấy loại? ...
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Bạn nên biết
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Bạn nên biết ...
Bài thuốc chữa bệnh của lá đinh lăng
Bài thuốc chữa bệnh của lá đinh lăng Cây...
4 nguồn thực phẩm giúp mẹ xóa nỗi lo con thiếu Canxi khi bị dị ứng sữa
4 nguồn thực phẩm giúp mẹ xóa nỗi lo con thiếu Canxi khi bị dị ứng sữa ...
Cho bé sơ sinh ngủ trên võng: Nên hay không?
Cho bé sơ sinh ngủ trên võng: Nên hay không? Từ...
Mẹ đã biết các chăm sóc trẻ sơ sinh từ dầu dừa tự nhiên?
Mẹ đã biết các chăm sóc trẻ sơ sinh từ dầu dừa tự nhiên? ...